Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Truyền thông ĐCSTQ đang tập trung ‘đánh’ nữ nhà báo Úc

Theo Sound of Hope, những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Hiện tại, vấn đề Tân Cương đã trở thành điểm ‘nhạy cảm’ và điều khiến ĐCSTQ sợ hãi nhất. Nhà báo người Úc Hứa Tú Trung đã làm Bắc Kinh tức giận vì đưa tin về vấn đề này, vì thế cô đang bị truyền thông của ĐCSTQ tấn công với thế ‘vùi dập’. 

Hứa Tú Trung, hiện là nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), cô đã viết nhiều báo cáo về nhân quyền ở Tân Cương cho các phương tiện truyền thông phương Tây. Gần đây, cơn bão bông Tân Cương do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông ĐCSTQ và các nền tảng xã hội, lần lượt nhắm vào Hứa Tú Trung, nói rằng cô là người khởi xướng phong trào tẩy chay bông Tân Cương của phương Tây. Họ gán cho cô tội “phản quốc, lạm dụng ma túy, buôn bán tình dục”, v.v. và còn gọi cô là “nữ yêu tinh”.

Hứa Tú Trung trước đó đã tiết lộ với truyền thông Úc rằng cách đây vài năm cô là một “thanh niên yêu nước” theo cách của những dư luận viên gốc Hoa hiện nay, nhưng cô đã thay đổi bản thân sau khi đến Úc để dạy tiếng Trung vào năm 2014.

Một đồng nghiệp cũ kể lại rằng vào thời điểm đó, cô là một người “trung thành với chủ nghĩa dân tộc [kiểu ĐCSTQ] 100%”. Cô từng gây gổ với bạn cùng lớp và bạn trai để bảo vệ ĐCSTQ, và thậm chí còn xăm hình cờ đỏ 6 sao, lá cờ “tổ quốc” do ĐCSTQ thiết kế, trên mắt cá chân.

Trong thời gian học ngành truyền thông tại Đại học Melbourne, cô đã phỏng vấn nhiều người Trung Quốc để phục vụ cho một đề tài nghiên cứu trong chương trình học của mình. Lúc này, cô có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều sự thật mà cô đã không được biết khi còn ở trong nước, bao gồm vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn (4/6/1989) và việc ĐCSTQ đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Hứa Tú Trung tiết lộ rằng vì cô nói lên sự thật, nên khi đang học đại học, cô đã bị các nhân viên của ĐCSTQ thẩm vấn, thậm chí bị chặn lại trên đường và bị đe dọa trực diện. Vào năm 2019, người thân và bạn bè của cô ở Trung Quốc bắt đầu bị quấy rối và đe dọa, cha cô không còn nói chuyện với cô và mẹ cô đã nhắc nhở cô không nên quay lại Trung Quốc nữa.

Vài ngày trước, cô viết trên Twitter: ” Lực lượng an ninh bắt đầu đe dọa tôi và những người xung quanh tôi ngày càng nhiều hơn. Những người thân thiết với tôi đã bị bỏ tù, thẩm vấn, sách nhiễu và cô lập ở Trung Quốc. Vào cuối năm 2020, lực lượng an ninh tự gọi mình là thám tử ‘Thomas’, sử dụng một cỗ máy tồi tệ để dịch tiếng Anh và truyền bá những tiết lộ về ‘đời sống tình dục’ giống như tiểu thuyết khiêu dâm trên đường phố, sỉ nhục tôi như một con đĩ”.

Cô Hứa cho biết thêm, “nếu trước đó có suy nghĩ im lặng và bảo vệ bản thân, tất nhiên tôi sẽ biến mất sau khi bị tấn công bởi toàn bộ mạng internet. Tôi phải tiếp tục viết, viết để ‘trung tâm giáo dục và đào tạo’ bị đóng cửa, viết để chấm dứt lao động cưỡng bức. Từ quan điểm cá nhân của tôi, tôi sẽ làm những điều đúng đắn, và cái giá phải trả là xứng đáng”.

Related posts

Trung Quốc viện đến ‘ngoại giao con tin’ để gây áp lực trong cuộc đàm phán Mỹ-Trung

Tin Tức Đa Chiều

Chiến hạm 2 tỷ USD của Mỹ bị cháy thành sắt vụn chỉ vì sơ xuất tai hại

Tin Tức Đa Chiều

Nhà phân tích: Biden đang cai trị như kẻ độc tài theo định nghĩa của riêng ông

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment