Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Mất chiến hạm chủ lực, Nga lĩnh “3 vết thương sâu”: Chiến dịch Ukraine xoay chuyển ra sao?

Tàu Moskva tuy cũ nhưng là lá chắn quan trọng của Hạm đội Biển Đen. Mất đi soái hạm, Nga gần như không còn khả năng tiến vào Odesa. Chiến dịch Ukraine đã khó lại càng thêm khó.

Tổn thất lớn cho Nga

Theo Bloomberg, việc Nga mất tàu chủ lực của Hạm đội Biển Đen không chỉ làm tổn thương niềm tự hào hải quân mà còn mất đi khả năng bảo vệ và năng lực quân sự cần thiết khi chiến dịch ở Ukraine bước vào giai đoạn quan trọng.

Việc Nga đưa ra thông tin chậm trễ về tình trạng của tàu tuần dương Moskva, trong khi phía Ukraine tuyên bố bắn trúng con tàu này ngay từ đầu, cũng tạo ra một tình huống bối rối cho Moscow và mang đến hình ảnh được đánh giá cao hơn cho Kiev.

Tàu chiến Nga bị chìm đã trở thành biểu tượng cho sự phản kháng của người Ukraine. Ngoài ra, điều này còn khiến Nga chịu tổn thất lớn về mặt quân sự.

Mặc dù là con tàu khá cũ nhưng Moskva chính là lá chắn phòng không cho toàn bộ hạm đội, cũng như có các hệ thống chỉ huy và kiểm soát. Những khả năng đó không thể thay thế dễ dàng.

“Đây là lớp tàu duy nhất của hải quân Nga hiện có trang bị hệ thống phòng không tầm xa”, Sidharth Kaushal, thành viên nghiên cứu về quyền lực biển tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh nhận định.

“Điều đó quan trọng đối với các hoạt động của Hạm đội Biển Đen. Moskva có thể lùi lại và tạo ra một lá chắn phòng không cho phần còn lại của hạm đội, đồng thời cung cấp quyền chỉ huy và kiểm soát”.

Mặc dù Moskva có hai tàu chị em, nhưng cả hai đều không ở Biển Đen. Những con tàu này không thể vào vùng biển vì theo quy định của công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ đang hạn chế việc tiếp cận qua eo biển Bosporus đối với các tàu hải quân Nga.

Hải quân Nga cho đến nay vẫn đóng một vai trò tương đối nhỏ trong cuộc chiến, khi chỉ được sử dụng như nguồn phóng dự phòng cho các tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu trên khắp Ukraine.

Moskva không có những vũ khí đó, nhưng nó mang tên lửa chống hạm để trở thành mũi nhọn ứng phó với các hạm đội tàu sân bay Mỹ trong Chiến tranh Lạnh.

“Những con tàu như vậy sẽ vô hiệu hóa hoàn toàn hạm đội tàu sân bay của Mỹ”, nhà sử học Nga Andrei Zubov viết trên Facebook.

Câu hỏi để ngỏ ở Odesa

Mặc dù Hạm đội Biển Đen đã áp sát Odesa nhiều lần kể từ khi chiến dịch bắt đầu vào ngày 24/2, nhưng không có bước tiến nào nổi bật. Theo chuyên gia Kaushal, nguyên do là bởi lực lượng đổ bộ 3.000 quân mà hạm đội có thể triển khai là quá nhỏ để có thể tiến hành nếu như không có lực lượng mặt đất trợ lực.

Cuộc tấn công trên bộ vẫn chưa xảy ra, bởi lực lượng Nga liên tục bị phong tỏa tại Mykolayiv, cửa ngõ vào Odesa và các cảng lớn nhất của Ukraine ở Biển Đen.

Nếu vòng vây bị phá vỡ, tàu Moskva có thể đã tạo ra một lớp bảo vệ xung quanh cuộc tấn công đổ bộ, giống như những gì đã xảy ra trong chiến tranh Nga-Gruzia năm 2008.

Theo các nhà phân tích quân sự, việc Ukraine thể hiện khả năng tấn công tàu chiến Nga sẽ khiến Moscow khó khăn hơn nhiều nếu không nói là hoàn toàn không thể thực hiện một cuộc tấn công đổ bộ vào Odessa, cảng chính của Ukraine.

“Tình hình như vậy sẽ buộc các đơn vị hải quân Nga phải cân nhắc hoạt động ở phạm vi xa hơn so với bờ biển”, Douglas Barrie, thành viên quốc phòng tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nhận định với Wall Street Journal.

Một người thân cận với Bộ Quốc phòng Nga cho biết sẽ rất khó khăn khi không có tàu Moskva tấn công Odesa từ biển, và coi đây là một tổn thất mang tính biểu tượng. Nga chỉ có một số lượng nhỏ lớp tàu này và thiếu khả năng đóng tàu mới.

Mykolayiv là lời giải thích cho lý do tại sao tàu Moskva khó có thể có truyền nhân trong trung hạn. Thành phố này không chỉ có nhà máy đóng tàu duy nhất của Liên Xô cũ với khả năng đóng tàu sân bay mà còn có Zorya-Mashproekt, nơi sản xuất động cơ tuabin khí cho các tàu lớn như Moskva.

Việc mất quyền tiếp cận cả nhà máy đóng tàu và nhà sản xuất động cơ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sáp nhập Crimea vào năm 2014 đã làm phức tạp nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Nga, khiến việc sản xuất một chiếc Moskva khác ngày nay trở nên khó khăn hơn.

Một dự án chế tạo tàu khu trục có kích thước tương tự các tàu tuần dương lớp Slava đã bị hoãn lại. Các thiết kế cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo có tên Storm vẫn còn trên giấy, một phần vì không có quyền tiếp cận nhà máy đóng tàu Mykolayiv.

Các biện pháp trừng phạt áp đặt đối với Nga vì các hành động của nước này ở Ukraine cũng là một yếu tố phức tạp khác. Các tàu hải quân Nga dựa vào số lượng đáng kể các bộ phận và công nghệ nhập khẩu từ các quốc gia đã ban hành lệnh cấm đối với Nga.

Related posts

Chính quyền Biden đưa tín hợp tác rạch ròi hiệu rõ Bắc Kinh, cái gì ra cái đó

Tin Tức Đa Chiều

Arizona Hoa Kỳ thuê 4 công ty kiểm tra các vấn đề liên quan bầu cử tổng thống 2020

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiết lộ thời hạn chặn được dịch Covid-19

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment