Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Ngỡ ngàng: Binh sĩ “ăn rác thải” trên chiến trường – Quân đội ngày nay khổ như vậy sao?

Làm thế nào để tiêu huỷ các loại rác thải như giấy gói, hộp đựng và bao bì thực phẩm trên chiến trường? Rất đơn giản, hãy để cho các binh sĩ ăn nó.
Rác cũng có thể ăn được?

Hành quân không thể thiếu ăn uống và khi rời đi, những người lính sẽ để lại rác.

Trước khi trận chiến bắt đầu, quân đội bắt đầu tạo ra rác thải. Vứt bỏ rác, chẳng hạn như giấy gói, hộp đựng và bao bì không sử dụng, là một vấn đề lớn trên chiến trường.

Cần nguồn lực chuyên dụng để loại bỏ rác thải và việc tiêu huỷ không đúng cách có thể để lại thiệt hại lâu dài cho môi trường và những người hít phải khói từ các hố đốt.

Đó là lý do tại sao DARPA, dự án bầu trời xanh của Lầu Năm Góc, muốn rác thải trong quân đội có thể tái sử dụng lần hai, bất kể chúng là nhiên liệu, vật liệu xây dựng hay thực phẩm.

Rảc thải hay chất thải này có thể có nhiều dạng, ví dụ như chai nước dùng một lần. Nhưng ReSource hình dung ra một thế giới những thứ rác rưởi như vậy sẽ mang lại hữu ích, thậm chí ăn được.

“Các nhóm thực hiện được giao nhiệm vụ phát triển các hệ thống phân hủy chất thải hỗn hợp, bao gồm cả nhựa thông thường, định dạng lại chất thải ở cấp độ phân tử thành các vật liệu và hóa chất chiến lược”, DARPA mô tả.

“Sau đó thu hồi các sản phẩm có thể sử dụng được như dầu, chất bôi trơn và các chất dinh dưỡng đa lượng ăn được”.

Chương trình ReSource được công bố lần đầu tiên vào năm 2019 và vào năm 2020, nhóm nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Michigan đã mô tả kế hoạch biến nhựa thành bột protein bằng cách sử dụng vi khuẩn.

“Dự án của chúng tôi đang cố gắng tìm cách chuyển nhựa phế thải thành bột protein hoặc chất bổ sung dinh dưỡng và chất bôi trơn”, Steve Techtmann, trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học Công nghệ Michigan, cho biết trong một thông cáo.

“Ý tưởng chung là nhựa khó bị phân hủy bằng cách sử dụng tiến trình sinh học thông thường bởi vì nó được tạo thành từ một loại polymer và các đơn vị phân tử bị dính lại với nhau. Để phá vỡ polyme, một số vi khuẩn có thể làm điều này, nhưng quá trình đó rất chậm. Vì vậy, để chuyển hóa nhựa thành thực phẩm một cách nhanh chóng, chúng ta cần một cách tiếp cận thay thế”.

Cách tiếp cận đó đã được hình dung vào năm 2020, bằng việc tạo ra một bộ xử lý dạng hộp đen, đặt các chai nước rỗng vào một đầu, sử dụng nhiệt để làm vỡ chai, sau đó chuyển đến khoang chứa vi khuẩn, nơi chúng sẽ xử lý nốt phần còn lại.

Sản phẩm cuối cùng sẽ là một loại bột protein có thể trộn vào thức uống của người lính.

Lợi thế lớn trên chiến trường

Một trường hợp tái sử dụng khác, được cả Đại học Công nghệ Michigan và nhóm từ Battelle (một công ty nghiên cứu tư nhân thường có hợp đồng với chính phủ) theo đuổi, tập trung vào sản phẩm chuyển đổi được mong đợi hơn, một sản phẩm không đi theo mục đích thực phẩm mà tập trung vào vũ khí.

Battelle đã tập trung vào polyethylene và polyethylene terephthalate, hai loại nhựa thường được sử dụng trong bình đựng sữa và bình nước dùng một lần.

“Nhóm nghiên cứu đã cân nhắc nhiều loại đầu ra khi tái chế như thực phẩm, dược phẩm, hóa chất và cuối cùng lựa chọn chất bôi trơn súng vì vật liệu này rất quan trọng đối với các chiến binh trên chiến trường”, Battelle cho biết trong một thông cáo .

Súng là một loạt các bộ phận chuyển động, và ma sát gây kẹt súng có thể khiến binh sĩ tử vong. Việc chuyển đổi chất thải thành chất bôi trơn súng giúp tăng thêm các tuỳ chọn cần thiết cho binh sĩ và giảm lượng chất bôi trơn cần được vận chuyển đến các căn cứ tiền phương.

Trong quy trình của Battelle, họ cũng tìm đến vi khuẩn để phá vỡ các thành phần của chất thải. Vi khuẩn này tự nhân bản, nghĩa là chỉ cần một lượng nhỏ để bắt đầu quá trình. Giống như nhóm Michigan, Battelle mô tả trở ngại lớn ở đây là tiến trình sinh học kéo dài lâu và mong muốn đẩy nhanh hơn nữa.

Lò đốt và hố đốt, trong nhiều năm là phương pháp xử lý chất thải mặc định của quân đội Mỹ ở Afghanistan, đi kèm với các rủi ro sức khỏe khi tạo ra các sản phẩm phụ nguy hại, ô nhiễm mặt đất và bầu trời.

Đốt lò vào ban đêm cũng khiến ánh sáng tràn ngập căn cứ, không khác gì “lạy ông tôi ở bụi này”, cho phép kẻ địch nhìn rõ hơn mục tiêu.

Mặc dù kết quả ban đầu của ReSource không mang lại tốc độ hoàn toàn như mong muốn, nhưng khả năng chuyển đổi rác thải thành tài nguyên hữu ích sẽ là một lợi thế rất lớn trong tương lai.

Related posts

Cách Thủ tướng VN phê bình tỉnh Kiên Giang gây dư luận xôn xao

Tin Tức Đa Chiều

Thông tin về “mật đạo” ở Tịnh thất Bồng Lai lan truyền mạnh

Tin Tức Đa Chiều

Khi đang ngồi trên máy bay khiến dân tình thốt lên: Rốt cuộc là thứ gì vậy?

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment