Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Nga-Nhật liên thủ, cơn ớn lạnh trườn tới từng sống lưng của Trung Quốc

  Bằng cách đưa Nhật Bản vào cuộc chơi, Nga đã lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục trước Trung Quốc.

NGA-NHẬT TIẾN TỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KURIL

Tranh chấp quần đảo Kuril – di sản của Thế chiến II – đã hình thành gốc rễ mối quan hệ lạnh nhạt giữa Moscow và Tokyo. Tuy nhiên giờ đây, các chuyên gia cho rằng Nga và Nhật Bản không nên tiếp tục đối chọi lẫn nhau xung quanh mối tranh chấp đã kéo dài hàng thập kỷ nữa. Thay vào đó, họ nên cùng nhau chống lại kẻ thù chung, đó là Trung Quốc.

Cả Nga và Nhật Bản đều đang có những động thái để vượt qua những xung khắc xung quanh vấn đề quần đảo Kuril, và bước đi mang tính quyết định đầu tiên hướng tới việc nâng cao mối quan hệ bị thắt nút quanh hòn đảo này đã được thực hiện.

Nga đã thúc đẩy Nhật Bản cùng tham gia phát triển quần đảo Kuril trong một thời gian khá dài và Tokyo đã bắt đầu cho thấy một số dấu hiệu tích cực.

Cụ thể, theo hãng tin Reuters, tỉnh Sakhalin của Nga đang tiến gần tới thỏa thuận hợp tác với một công ty Nhật Bản về công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon để đạt mục tiêu carbon trung tính vào năm 2025.

Sakhalin là khu vực đầu tiên đặt mục tiêu này do nơi đây cần phải nhanh chóng bổ sung các nguồn tài nguyên có khả năng phục hồi trong bối cảnh nguồn nguyên liệu hóa thạch đang cạn kiệt. Để làm được điều đó, Moscow kỳ vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Nhật Bản.

Truyền thông Nga dẫn lời Thống đốc khu vực Valery Limarenko cho biết: “Chính quyền tỉnh đang chuẩn bị ký thỏa thuận hợp tác với một công ty có tiếng của Nhật Bản”.

Tỉnh này sẽ đưa vào sử dụng 10.000 phương tiện chạy điện và 1.000 trạm sạc vào năm 2025, bên cạnh đó họ còn có kế hoạch chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Các mục tiếp này được áp dụng với cả quần đảo Kuril thuộc địa bàn tỉnh.

Ngoài phương tiện chạy điện và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Reuters cho biết thêm rằng, Sakhalin đặt mục tiêu tạo ra 28% năng lượng từ các nguồn tài nguyên có thể tái tạo vào năm 2025, thông qua việc xây dựng các nhà máy điện chạy bằng năng lượng gió, mặt trời, năng lượng địa nhiệt và thủy điện quy mô nhỏ, chủ yếu trên quần đảo Kuril.

Đối với Nga, quần đảo Kuril rất quan trọng. Eo biển nằm giữa Kunashir và Iturup không bị đóng băng vào mùa đông, do đó, việc có được quyền kiểm soát quần đảo Kuril sẽ cho phép Nga đảm bảo khả năng tiếp cận Thái Bình Dương quanh năm đối với các tàu chiến và tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương đóng tại Vladivostok.

Đây cũng là quần đảo duy nhất có thể cho phép Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tiếp cận đại dương này, bởi các eo biển khác hoặc đang nằm dưới sự kiểm soát của nước ngoài, hoặc đang kém phát triển.

Công ty liên doanh Nga-Nhật ở Sakhalin được kỳ vọng sẽ trở thành bàn đạp để cả hai nước phát triển quần đảo Kuril đang tranh chấp.

ÁC MỘNG CỦA TRUNG QUỐC

Theo trang tin TFI, quyết định của Moscow khi để Tokyo vào Sakhalin cũng mang ý nghĩa địa-chính trị lớn: Mối quan hệ hợp tác Nga-Nhật với mục tiêu tiến tới một cột mốc quan trọng ở vùng Viễn Đông sẽ khiến Trung Quốc phải ớn lạnh sống lưng, nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh đang nhăm nhe tới khu vực này của Nga.

Trung Quốc có kế hoạch tiếp cận và giành quyền bá chủ Bắc Cực. Con đường duy nhất để họ làm được điều đó là thông qua vùng Viễn Đông của Nga. Tuy nhiên, bằng cách đưa Nhật Bản vào cuộc chơi, Nga đã lật ngược thế cờ một cách ngoạn mục trước Bắc Kinh.

Không chỉ ngăn Trung Quốc có được bất cứ cơ hội nào để tiếp cận vùng Viễn Đông của Nga mà theo TFI, thông qua việc để Nhật Bản hiện diện trong khu vực này, Tổng thống Vladimir còn muốn chỉ cho Bắc Kinh thấy rằng Nhật Bản có thể trở thành bạn của Nga, nhưng Trung Quốc thì không.

Bên cạnh đó, với mỗi bước đi nhắm tới Viễn Đông, Trung Quốc sẽ phải nhớ rằng ở đây còn có sự hiện diện của Nhật Bản – quốc gia cũng đang có những đòn giáng mạnh mẽ vào Bắc Kinh trên nhiều mặt trận.

Hồi tháng Hai năm nay, Nhật Bản đã đề nghị Nga hợp tác đối với các kênh vận chuyển qua Bắc Cực và nhập khẩu nông sản từ vùng Viễn Đông dân cư thưa thớt của Nga. Trước đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết: “Chúng tôi [Nhật Bản] đang đều đặn tiến hành các hoạt động kinh tế chung với Nga trên bốn hòn đảo phía bắc [Nga gọi là Nam Kuril], cũng như các dự án nhân đạo cho những cư dân cũ của họ”.

Bên cạnh đó, Nga và Nhật Bản cũng đặt ra khả năng sớm ký kết hiệp ước hòa bình về quần đảo Kuril. Tháng 6 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Mosow sẵn sàng tiếp tục đàm phán với Nhật Bản về một hiệp ước hòa bình thời hậu chiến.

Trong cuộc họp báo trực tuyến với sự tham gia của các cơ quan báo chí lớn trên thế giới, trả lời câu hỏi của hãng thông tấn Kyodo, Tổng thống Putin nêu rõ: “Nga và Nhật Bản cùng chia sẻ lợi ích chiến lược trong việc ký kết hiệp ước hòa bình. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đàm phán”.

Nếu hiệp ước này được ký kết, lối tiếp cận quanh năm của Nga vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ được đảm bảo, và bản thân điều đó sẽ là cơn ác mộng đối với Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật Bản sẽ tiếp cận quần đảo Kuril, vùng Viễn Đông và Bắc Cực với tư cách là một đối tác bình đẳng.

Với sự hợp tác ở Sakhalin, quan hệ đối tác Nga-Nhật được kỳ vọng sẽ phát triển lớn mạnh theo thời gian.

Related posts

Tại sao TQ đứng ngồi không yên vì vụ dánh bom tại Pakistan?

Tin Tức Đa Chiều

Báo Mỹ đăng bài “giải oan” cho vaccine COVID-19 của Trung Quốc: Có còn hơn không!

Nga tố Mỹ chuyển vũ khí cho Ukraine

Leave a Comment