Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

ĐCSTQ đã đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào? (P3)

Các tranh chấp gian lận trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 của Hoa Kỳ đã gây chấn động thế giới, đồng thời phơi bày triệt để những phương thức, thủ đoạn mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng để thâm nhập và âm mưu đánh cắp cuộc bầu cử Mỹ, theo Epoch Times.

Tiếp theo phần 1, phần 2

ĐCSTQ thâm nhập vào các mạng xã hội và Big Tech

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Google và YouTube đã kiểm duyệt và phong tỏa nhiều thông tin về gian lận bầu cử, cũng như các chính trị gia cánh tả bị nghi ngờ tham nhũng, làm dấy lên nhiều quan ngại của công chúng về khả năng thâm nhập của ĐCSTQ vào các nền tảng mạng xã hội này.

Đặc biệt, Twitter đã liên tục gắn nhãn các cáo buộc gian lận bầu cử của Tổng Thống Trump cũng như đội ngũ của ông.

Gần đây, Twitter đã xóa vĩnh viễn tài khoản của TT Trump. Facebook cũng đã chặn chia sẻ thông tin của tài khoản của ông Trump.

Google

Tháng 11/2020, ba thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã cùng nhau gửi một lá thư gửi đến giám đốc điều hành Google, cáo buộc Google thao túng thông tin phát sóng trước cuộc bầu cử, đem lại lợi thế “hàng triệu phiếu bầu” cho Đảng Dân chủ.

Tháng 12/2020, nền tảng YouTube của Google thông báo rằng, họ sẽ xóa tất cả các video liên quan đến gian lận bầu cử ở Mỹ. YouTube cho biết kể từ tháng 9, họ đã đình chỉ hơn 8.000 kênh và hàng nghìn video được họ gắn nhãn là “có hại và gây hiểu nhầm” liên quan đến cuộc bầu cử. Các video “gây hiểu lầm” bị YouTube xóa bao gồm nhiều quảng cáo phơi bày gian lận bầu cử của đội ngũ Tổng thống Trump.

Điều thú vị là, thái độ của Google và YouTube trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 đã manh nha từ nhiều năm trước.

Năm 2018, tờ Intercept tiết lộ, Google đã thiết kế một công cụ tìm kiếm kiểm duyệt cho ĐCSTQ gọi là Dragonfly và sẽ liệt vào danh sách đen các thuật ngữ như “nhân quyền” hay “cuộc biểu tình sinh viên [Hồng Kông]”. Tin tức đã làm bùng lên làn sóng chỉ trích rộng rãi đối với Google. Google sau đó dường như đã từ bỏ dự án này.

Cuối năm 2017, tờ Wall Street Journal đưa tin, Google đã mở một phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) tại Bắc Kinh. Công nghệ AI này được ĐCSTQ coi là một trong những mũi nhọn phát triển trong chiến lược công nghiệp và công nghệ quân sự “Made in China 2025”.

Năm 2018, Google đã rút khỏi dự án quân sự trí tuệ nhân tạo – “Dự án Maven” (Project Maven) và hợp đồng điện toán đám mây “JEDI” của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong khi thị trường điện toán đám mây luôn được Google coi là một trong những hướng phát triển quan trọng nhất. Vào đầu tháng 8/2018, Bloomberg đưa tin rằng, Google đang tìm kiếm hợp tác với các công ty như Tencent để giới thiệu các dịch vụ đám mây vào thị trường Trung Quốc.

Theo báo cáo của Fox, vào tháng 7/2019, ông trùm đầu tư mạo hiểm người Mỹ – Peter Thiel đã kêu gọi Hoa Kỳ điều tra xem liệu ĐCSTQ có thâm nhập vào Google hay không. Theo đó, Tổng thống Trump đã đáp lại lời kêu gọi của Thiel trên Twitter.

Twitter và Facebook

Tháng 12/2020, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz đã tweet lại báo cáo điều tra mới nhất của học giả người Mỹ – Corinne Weaver – vạch trần phương thức mà các gã khổng lồ công nghệ vũ khí hóa các nền tảng truyền thông xã hội để đánh cắp cuộc bầu cử Mỹ.

Báo cáo của Weaver tiết lộ rằng, trước cuộc bầu cử, Twitter và Facebook đã kiểm duyệt 65 lần đối với Tổng thống Trump. Tuy nhiên, ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden không bị ảnh hưởng. Tổng thống Trump và chiến dịch tranh cử của ông đã bị kiểm duyệt ít nhất 486 lần trên Twitter, trong đó ghi nhận hơn 400 trường hợp sau ngày bầu cử 3/11.

Ngoài ra, theo báo cáo ngày 26/8/2019 của BBC, hãng truyền thông này đã kiểm tra các tài liệu mua sắm công của ĐCSTQ và nhận thấy rằng, các nền tảng truyền thông xã hội ở nước ngoài đã trở thành tiền tuyến trọng tâm trong các hoạt động tuyên truyền ở hải ngoại của ĐCSTQ.

Báo cáo của BBC cho hay, các cơ quan chính phủ của ĐCSTQ, bao gồm Bộ Ngoại giao và Văn phòng Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, đã trao cho truyền thông nhà nước các dự án thu thập ý kiến dư luận và tuyên truyền ở hải ngoại có mức phí cao. Những khoản tiền này cuối cùng sẽ chảy vào “túi” của các mạng xã hội như Twitter và Facebook.

Lấy ví dụ, vào ngày 16/8/2019, Thông tấn xã Trung Quốc đã mua các dự án quảng bá trên Twitter bằng quỹ tài chính nhà nước, nhằm mục đích tăng 580.000 số lượng người theo dõi.

Sau khi tin tức được công bố, Twitter đã tuyên bố rằng, họ sẽ không chấp nhận các quảng cáo do chính phủ tài trợ. Tuy nhiên, điều này không làm giảm bớt sự nghi ngờ của công chúng về việc Twitter đã bị ĐCSTQ xâm nhập.

Tháng 5/2020, Twitter thông báo rằng Lý Phi Phi, một chuyên gia trí tuệ nhân tạo người Mỹ gốc Hoa, sẽ đảm nhiệm vai trò giám đốc độc lập của Twitter. Nền tảng và kinh nghiệm của Lý Phi Phi đã làm sâu sắc thêm những lo ngại của ngoại giới về việc Twitter đang “nhuốm đỏ”.

Năm 2016, chuyên gia trí tuệ nhân tạo Lý Phi Phi đã gia nhập nhóm trí tuệ nhân tạo đám mây của Google.

Tháng 12/2017, Lý Phi Phi thay mặt cho Google, tuyên bố chính thức thành lập Trung tâm Google AI Trung Quốc. Sau đó, bà Phi tiếp tục thiết lập mối quan hệ hợp tác với Viện Nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo của Đại học Thanh Hoa (Tsinghua AI) do ĐCSTQ chống lưng.

Tsinghua AI là một phòng thí nghiệm cao cấp về tình báo quân sự do Quân ủy ĐCSTQ ủy thác cho Đại học Thanh Hoa. Theo nội dung bài phát biểu năm 2018 của Vưu Chính, phó hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa kiêm viện sĩ Học viện Kỹ thuật, các ứng dụng quân sự sẽ là mục tiêu cốt lõi của Tsinghua AI.

Việc Facebook kiểm duyệt và ngăn chặn các tin tức về gian lận bầu cử cũng đã bị đội ngũ của Tổng thống Trump chỉ trích nhiều lần. Các hành động của Facebook và người sáng lập cũng bị nghi ngờ là có liên quan đến ĐCSTQ.

Theo báo cáo điều tra về dự án Amistad của Thomas More Society – Tổ chức tố tụng Hiến pháp Quốc gia Hoa Kỳ, người sáng lập Facebook – Zuckerberg đã đầu tư hàng trăm triệu USD và bị nghi ngờ can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 để mang đến một chiến thắng cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.

Mặc dù trong những năm gần đây, Zuckerberg dường như đã từ bỏ “việc lấy lòng” ĐCSTQ để thâm nhập thị trường Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn là một trong những nguồn thu lớn nhất của Facebook.

Dù không trực tiếp hoạt động tại đại lục, nhưng Facebook vẫn là nền tảng chủ chốt cho những công ty Trung Quốc muốn tiếp cận thị trường hải ngoại. Nhà phân tích Brian Weiser của Pivotal Research trước đây từng ước tính rằng Facebook đã tạo ra 5 tỷ đến 7 tỷ USD từ các nhà quảng cáo Trung Quốc trong suốt năm tài chính 2018, tương đương 10% doanh thu của tập đoàn mạng xã hội này, chỉ sau thị trường Mỹ.

Theo CNBC cho biết, vào tháng 1/2020, Facebook đã bổ sung một nhóm kỹ sư mới tới trụ sở chính của mình tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ở Singapore để thiết kế một hệ thống quảng cáo dành riêng cho các nhà quảng cáo Trung Quốc.

Những gã khổng lồ công nghệ tại Thung lũng Silicon như Google, Twitter và Facebook đã thu được lợi ích thương mại rất lớn tại thị trường Trung Quốc. Đối với ĐCSTQ mà nói, lập trường của Joe Biden rõ ràng phù hợp với họ hơn so với ông Trump, vốn đã phát động một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh trong nhiệm kỳ đầu.

ĐCSTQ sử dụng vốn để thâm nhập vào giới học thuật Mỹ và Hollywood

Giáo dục và giải trí là những phương thức quan trọng để định hình hệ tư tưởng của thế hệ tiếp theo. Đây cũng là một bước đột phá cho nỗ lực đánh cắp nước Mỹ mà không cần một phát súng của ĐCSTQ.

Thực tế cho thấy ĐCSTQ đã làm như vậy.

Vào ngày 9/12/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo đã có bài phát biểu với tiêu đề “Những thách thức của ĐCSTQ đối với An ninh Quốc gia và Tự do học thuật Mỹ” tại Học viện Công nghệ Georgia. Trong bài phát biểu của mình, ông Pompeo đã chỉ ra rằng nhiều trường đại học của Mỹ đã bị Bắc Kinh thu mua, và các trường đại học thiên tả tràn ngập những tư tưởng chống Mỹ có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của ĐCSTQ.

Vào tháng 10/2020, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã ban hành một báo cáo cho biết hơn 6,5 tỷ USD tiền quỹ từ 12 trường đại học hàng đầu nước Mỹ đã không được công khai báo cáo theo luật, bao gồm cả những khoản tiền lớn từ chính phủ ĐCSTQ và các công ty Trung Quốc như Huawei.

Ngoài ra, theo một báo cáo điều tra của “Washington Freedom Beacon” vào ngày 15/6/2020, hơn 70 trường đại học của Mỹ nhận tài trợ từ ĐCSTQ đã không tiết lộ các khoản đóng góp của họ cho Bộ Giáo dục Hoa Kỳ theo quy định của pháp luật.

Vào tháng 2/2019, Ủy ban Thượng viện về An ninh Nội địa và Các vấn đề của Chính phủ đã ban hành báo cáo “Tác động của Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với hệ thống giáo dục Hoa Kỳ”, nêu rõ rằng ĐCSTQ đã gần như thâm nhập vào nền giáo dục Hoa Kỳ thông qua một loạt khóa học và chương trình tài trợ như “Viện Khổng Tử”. Mọi bộ phận của hệ thống đều nhằm mục đích truyền tải sự tuyên truyền của ĐCSTQ tới trẻ em Mỹ.

Vào tháng 9 năm 2019, một tổ chức phi lợi nhuận có tên là “dự án Clarion” ở Washington DC đã đưa ra một báo cáo độc quyền, chỉ ra rằng dữ liệu từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho thấy các chính phủ nước ngoài đã đầu tư một khoản tiền lớn vào hệ thống giáo dục Hoa Kỳ nhằm nỗ lực định hình dư luận và chính sách, bao gồm cả ĐCSTQ. Theo báo cáo, kể từ năm 2012, ĐCSTQ đã cung cấp cho 87 trường đại học của Hoa Kỳ 680 triệu USD dưới hình thức quà tặng và hợp đồng. Các trường nhận tài trợ của ĐCSTQ bao gồm Đại học Harvard, Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts.

Nhà bình luận thời sự Yokogawa từng phân tích rằng ĐCSTQ sử dụng vốn để thâm nhập vào nền văn hóa Hoa Kỳ, đặc biệt là giới học thuật. ÔNg Yokogawa nói rằng nhiều bộ phận của Ivy League Hoa Kỳ nghiên cứu các vấn đề Trung Quốc bị kiểm soát bởi ĐCSTQ. Ivy League là tên gọi của nhóm 08 trường đại học, viện đại học có hệ thống triết lý giáo dục và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ. Các học giả không đáp ứng ĐCSTQ sẽ không được cấp thị thực để vào Trung Quốc. Nếu làm theo các chủ đề nghiên cứu của ĐCSTQ ở Trung Quốc và Châu Á, nguồn tài trợ của ĐCSTQ sẽ bị hủy bỏ. Vì vậy nhiều trường đại học Mỹ đã tiến hành tự kỷ luật trong vấn đề này.

Ngoài việc truyền bá tinh vi các tuyên truyền vào Mỹ thông qua giáo dục, phim giải trí cũng là một mục tiêu thâm nhập quan trọng của ĐCSTQ.

Vào ngày 5/8/2020, tổ chức phi lợi nhuận “PEN America” công bố một báo cáo có tiêu đề “Hollywood Production Beijing Review”, trong đó đề cập đến những bộ phim định hình quan điểm người xem, thì Hollywood là “phương tiện văn hóa và nghệ thuật có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới”. Các bộ phim được sản xuất tại đây có thể tác động đến hàng tỷ người dân trên thế giới. Do đó ĐCSTQ đã nhắm mục tiêu, lợi dụng Hollywood để xuất khẩu ảnh hưởng của mình ra thế giới thông qua các bộ phim.

Ví dụ, trong bài phát biểu tại Viện Hudson ngày 4/10/2018, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã từng nêu tên hai bộ phim của Hollywood đã tự điều chỉnh nội dung để phù hợp với tiêu chí xét duyệt của ĐCSTQ, từ đó có thể thâm nhập thị trường đại lục.

Theo một báo cáo khảo sát của tờ Federalist vào tháng 5/2020, các công ty điện ảnh Mỹ như Walt Disney đã tự kiểm duyệt nội dung các tác phẩm của mình trước hoặc sau khi sản xuất nhằm xoa dịu ĐCSTQ, từ đó tăng doanh thu phòng vé tại đại lục.

Tuy nhiên, ĐCSTQ chưa thỏa mãn với việc này, và đã cố gắng trực tiếp kiểm soát cách nhìn của Hoa Kỳ và thế giới trong các bộ phim. Năm 2012, ĐCSTQ đã ban hành các văn bản khuyến khích các công ty Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm việc mua lại các ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình của Hollywood và các ngành công nghiệp văn hóa của Mỹ.

Tập đoàn Dalian Wanda, có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, đã đầu tư gần 10 tỷ USD để mua lại hãng phim Hollywood “Legendary Pictures” và chuỗi rạp chiếu lớn nhất nước Mỹ AMC. Trung tâm nghiên cứu về an ninh của Hoa Kỳ đã xuất bản một bài báo có tựa đề “ĐCSTQ tung hứng với sức mạnh tiềm ẩn ở Mỹ” vào năm 2016, chỉ ra rằng quyền kiểm soát của Tập đoàn Wanda đối với các kênh sản xuất và phân phối phim của Mỹ khiến ĐCSTQ có nhiều khả năng kiểm duyệt nội dung hơn.

Năm 2018, Quỹ Đầu tư Công nghiệp Văn hóa Trung Quốc dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ đã mua lại toàn bộ cổ phần nước ngoài trong công ty sản xuất phim nổi tiếng Oriental DreamWorks, và biến nó thành công ty dưới sự kiểm soát 100% của ĐCSTQ. Oriental DreamWorks ban đầu được thành lập bởi Công ty DreamWorks Animation, một công ty con của NBC Universal, Shanghai Oriental Media Group và hai quỹ đầu tư khác của Trung Quốc.

ĐCSTQ mua Phố Wall

Vào ngày 28/11/2020, Trạch Đông Thăng, một học giả ĐCSTQ, phó hiệu trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Nhân dân Trung Quốc, đã tiết lộ trong bài phát biểu của mình về cách thức ĐCSTQ sử dụng Phố Wall để thao túng Hoa Kỳ trong những thập kỷ qua.

Liên minh tài chính Mỹ ở Phố Wall đã được khởi động bởi Trạch Đông Thăng, một trong những “người bạn cũ” của ĐCSTQ trong vòng tròn quyền lực Mỹ. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc và Phố Wall đã tạo nên một mối quan hệ lợi ích gắn kết chặt chẽ.

Quỹ đầu tư Blackstone

Hoạt động kinh doanh của Blackstone bao gồm bốn lĩnh vực chính: bất động sản, vốn đầu tư tư nhân, quỹ đầu cơ và tín dụng. Tính đến cuối năm 2019, tài sản dưới sự quản lý của Blackstone đạt 571,1 USD, trở thành quỹ quản lý vốn đầu tư tư nhân lớn nhất thế giới. Blackstone từng được tạp chí “Fox” gọi là “Vua của Phố Wall”. Lợi ích của Blackstone và ĐCSTQ được liên kết với nhau một cách chặt chẽ.

Vào năm 2007, Blackstone được niêm yết trên Thị trường Chứng khoán New York. Vào thời điểm đó, ĐCSTQ đã kiểm soát quỹ tài sản của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC) đầu tư 3 tỷ USD vào Blackstone để hỗ trợ niêm yết. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, CIC một lần nữa đầu tư 250 triệu USD vào Blackstone. Trong mười năm qua, giá trị giao dịch giữa Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc và Blackstone đã lên đến hàng chục tỷ USD.

Khoản đầu tư lớn của ĐCSTQ vào Blackstone và những lợi ích to lớn do thị trường Trung Quốc mang lại đã dẫn đến sự ủng hộ của Blackstone đối với ĐCSTQ.

Vào năm 2020, dịch bệnh từ Trung Quốc đại lục đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng người sáng lập Blackstone, Stephen Schwarzman, đã nhiều lần nói với giới truyền thông Trung Quốc rằng ông lạc quan về thị trường Trung Quốc.

Goldman Sachs

Goldman Sachs mở văn phòng đại diện tại Bắc Kinh và Thượng Hải vào năm 1994 để chính thức thâm nhập thị trường Trung Quốc đại lục.

Trong khi mở cửa thị trường Trung Quốc, Goldman Sachs đã giúp các công ty Trung Quốc chiếm các vị trí hàng đầu trong các đợt chào bán cổ phiếu ra nước ngoài. Ngoài ra, Goldman Sachs đã nhiều lần đóng vai trò cố vấn và bảo lãnh phát hành chính trong các giao dịch mua bán nợ toàn cầu quy mô lớn của chính phủ ĐCSTQ, và đóng vai trò cố vấn tài chính ưu tiên trong quá trình đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.

Khi Goldman Sachs và các nhóm lợi ích của ĐCSTQ hình thành một mối quan hệ không thể tách rời, nó đã nhận được “sự đối xử siêu quốc gia”. Goldman Sachs không chỉ là tổ chức tài chính nước ngoài đầu tiên có được giấy phép QFII (Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đủ điều kiện) mà còn sắp trở thành công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài đầu tiên được ĐCSTQ phê duyệt.

JPMorgan Chase

JPMorgan Chase là tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất tại Hoa Kỳ. Trong nhiều thập kỷ, JPMorgan Chase đã đóng một vai trò quan trọng như một nhà bảo lãnh phát hành chính và giúp nhiều công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Mỹ hoặc Hồng Kông cho các đợt IPO (phát hành công khai lần đầu), và số lượng đô la Mỹ huy động được cho ĐCSTQ là rất lớn.

Từ năm 1987, JPMorgan Chase bắt đầu đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư tại Trung Quốc, đồng thời dẫn đầu nhiều dự án phát hành cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước.

Trong quá trình mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc, JPMorgan Chase đã lựa chọn chiến lược kinh doanh đổi quyền lấy tiền và đã bị chính phủ Mỹ điều tra vì lý do này. Theo Wall Street Journal, JPMorgan Chase từng đưa ra một kế hoạch tuyển dụng được gọi là dự án “đứa trẻ”, theo đó cung cấp việc làm cho con cái của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ từ đó đổi lấy các thương vụ kinh doanh.

Morgan Stanley

Theo trang web của Morgan Stanley, Morgan Stanley đã “thâm canh” ở Trung Quốc trong 25 năm, tổng số tiền tài trợ cho các khách hàng Trung Quốc trên thị trường vốn chứng khoán toàn cầu đã vượt quá 320 tỷ USD.

Năm 1994, Morgan Stanley thành lập văn phòng đại diện tại Thượng Hải và Bắc Kinh, Trung Quốc. Tháng 8/1995, Morgan Stanley trở thành cổ đông của China International Capital Corporation (CICC). CICC là ngân hàng đầu tư liên doanh Trung Quốc – nước ngoài đầu tiên được ĐCSTQ chấp thuận.

JPMorgan Chase đã tham gia vào các hoạt động gây quỹ IPO ở nước ngoài của nhiều công ty Trung Quốc bao gồm Tập đoàn Đường sắt Quảng Châu – Thâm Quyến, PetroChina, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc, Viễn thông Trung Quốc, Alibaba, …

Nhiều tập đoàn tài chính Phố Wall như Blackstone, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley, Citigroup, … đã thu được lợi nhuận kếch xù khi giúp các công ty Trung Quốc kiếm tiền ở nước ngoài và họ đã phát triển kinh doanh rất tốt ở Trung Quốc. Ví dụ, theo một báo cáo năm 2011 của LuMedia Caixin, khoản đầu tư sáu năm của Bank of America vào CCB đã kiếm được hơn 20 tỷ USD lợi nhuận; Tencent Finance đã báo cáo vào năm 2013 rằng Goldman Sachs đã đầu tư 7,28 tỷ USD vào Ngân hàng Công thương Trung Quốc trong 7 năm.

Đồng thời, họ cũng nuôi sống và củng cố chế độ ĐCSTQ. Vào ngày 14/11/2019, Roger Robinson, người thiết kế chiến lược kinh tế và tài chính của cựu Tổng thống Mỹ Reagan, cho biết trong cuộc họp báo do “Ủy ban Đối phó với các mối nguy hiểm hiện tại của ĐCSTQ” rằng Phố Wall đã chuyển khoảng 2,9 nghìn tỷ USD cho ĐCSTQ.

Năm 2018, chính quyền TT Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại nhằm vào chế độ ĐCSTQ. Vào tháng 9 cùng năm, Vương Kỳ Sơn, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mời người đứng đầu các tổ chức tài chính lớn của Mỹ tới Bắc Kinh để tham gia “Hội nghị bàn tròn tài chính Trung – Mỹ” với nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính quyền TT Trump thông qua những người bạn cũ này. Các bên được mời bao gồm Blackstone, CitiGroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và các quan chức cấp cao khác.

Vào tháng 10/2020, trước thềm cuộc bầu cử Hoa Kỳ, ĐCSTQ đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Tài chính Bến Thượng Hải lần thứ hai tại Thượng Hải. Vương Kỳ Sơn xuất hiện và một lần nữa gặp lại “những người bạn cũ” của ĐCSTQ bao gồm Bloomberg và Goldman Sachs.

Bởi vì Phố Wall đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ thông qua việc niêm yết cổ phiếu Trung Quốc tại Hoa Kỳ, nó đã ngầm chấp nhận sự không tuân thủ tài chính và thậm chí gian lận của các công ty cổ phần Trung Quốc trong nhiều năm. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Phố Wall đã khiến chính phủ Mỹ phải suy nghĩ và hành động.

Ngày 2/12/2020, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua “Đạo luật về trách nhiệm giải trình của công ty nước ngoài”, kế hoạch này yêu cầu các công ty niêm yết ở Hoa Kỳ phải được Hoa Kỳ kiểm toán trong vòng ba năm. Theo thực tế, các cổ phiếu của Trung Quốc được niêm yết tại Hoa Kỳ do ĐCSTQ nắm giữ và không thực sự chịu sự giám sát theo các tiêu chuẩn kiểm toán chặt chẽ của Hoa Kỳ, do đó đạo luật mới này trực tiếp khiến các công ty cổ phần của Trung Quốc có nguy cơ bị “hủy niêm yết tập thể”.

Vào ngày 31/12/2020, Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) thông báo rằng China Mobile, China Telecom, China Unicom và ba công ty viễn thông khác của Trung Quốc sẽ bị hủy niêm yết theo lệnh hành pháp của chính quyền TT Trump.

Mặc dù vậy, trong năm bầu cử 2020 của Hoa Kỳ, các công ty tài chính khổng lồ khác của Phố Wall như JP Morgan Chase và Goldman Sachs tiếp tục tăng cổ phần của họ ở Trung Quốc đại lục, điều này đi ngược lại với kế hoạch của chính quyền TT Trump nhằm tách chuỗi công nghiệp khỏi ĐCSTQ.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Tổng thống Biden ra lệnh không kích các nhóm dân quân thân Iran

Ông Biden đảo ngược lời hứa “mua hàng Mỹ” và “sản xuất tại Mỹ” trong ngành năng lượng và khoáng chất

Tin Tức Đa Chiều

Ông Trump đòi dội bom phá huỷ toàn bộ vũ khí tại Afghanistan nếu Taliban không trả toàn bộ vũ khí Mỹ

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment