Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

ĐCSTQ lại nghĩ ra ‘chiêu mới’ để kiểm soát nhà báo

Bắc Kinh đã quyết định rằng các bài đăng trên mạng xã hội của các nhà báo cần phải được kiểm tra và phê duyệt trước khi gia hạn thẻ hành nghề cho họ, Vision Times đưa tin. 

Theo Tổng cục Báo chí và Xuất bản (GAPP) Trung Quốc, biện pháp mới nhất nhằm phát triển đội ngũ phóng viên Trung Quốc để thực hiện mệnh lệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và luôn tuân thủ chỉ thị của Đảng.

Wang Liang, một nhà báo ở Bắc Kinh, lưu ý rằng quy định mới nhằm ngăn chặn các phóng viên đăng nội dung bị ĐCSTQ cho là “không phù hợp” và chỉ được thực hiện theo các quy tắc đã được hệ thống hóa.

“Nhiều phóng viên không thể viết những gì họ muốn trên các phương tiện truyền thông chính thống, vì vậy họ đăng nó lên Weibo và WeChat. [… ] Nhà báo thuộc về một nghề có tiếng nói hơn những người bình thường ở Trung Quốc, vì vậy họ [chính phủ] đang kiểm soát chặt chẽ không chỉ công việc của các nhà báo mà còn cả những bài đăng riêng tư của họ”, ông Wang nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).

Thẻ nhà báo chỉ cập cho ai phục vụ ĐCSTQ

Đến ngày 30/10/2020, hơn 205.000 nhà báo Trung Quốc đã nhận được thẻ theo dữ liệu của Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Nhà nước (SAPP).

Các thẻ nhà báo màu đỏ và vàng được in nổi với quốc huy Trung Quốc, và có thời hạn sử dụng 5 năm. Chỉ các phóng viên của các công ty truyền thông trong danh sách trắng của chính phủ mới có thể đăng ký thẻ nhà báo mới trong hạn ngạch hàng năm được giao.

Một cựu nhà báo, người chỉ được biết đến với cái tên Wu, tiết lộ với RFA rằng ông và nhiều đồng nghiệp đã rời ngành vì sự kiểm soát chặt chẽ của Bắc Kinh. Ông nói rằng hầu hết các phương tiện truyền thông nhà nước không có bất kỳ “phóng viên thực sự” nào. Thay vào đó, họ chỉ xuất bản nội dung được cung cấp từ các cơ quan trong danh sách trắng.

Nhà báo có thẻ chỉ tập trung vào việc phục vụ lợi ích của ĐCSTQ. Ví dụ, một trong những câu hỏi của kỳ thi xin cấp thẻ hành nghề hỏi ứng viên về ưu tiên đầu tiên của họ khi nói đến công việc. Câu trả lời đúng duy nhất là “sự lãnh đạo của ĐCSTQ”.

Một câu hỏi khác đặt ra, Internet nên được sử dụng để làm gì? Câu trả lời đúng là: “Internet là một không gian mới, nơi ‘các bên có thể xây dựng sự đồng thuận”.

Trong một báo cáo vào tháng 12/2020 được công bố bởi Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), cho biết có 387 nhà báo đang bị giam giữ bởi các quốc gia khác nhau trên thế giới liên quan đến công việc của họ. Trung Quốc có 117 nhà báo trong số này, chiếm hơn 30% tổng số toàn cầu.

“Trung Quốc vẫn giữ vị trí số 1 với tổng số 117 nhà báo bị bỏ tù, trong đó gần một phần ba (45) là nhà báo không chuyên [Đó là] các phương tiện truyền thông xã hội chỉ trích việc chính phủ xử lý cuộc khủng hoảng virus corona bị kiểm duyệt gắt gao và ít nhất 7 nhà báo, người tố giác hoặc nhà bình luận chính trị có ảnh hưởng, những người đã bị bắt vì cung cấp thông tin về đại dịch Covid-19, vẫn đang bị giam giữ”, báo cáo của RSF cho biết.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Liên Hợp Quốc tung ví và hộ chiếu sinh trắc học: Hệ thống kiểm soát xã hội giấu mình?

Tin Tức Đa Chiều

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân toàn cầu đang rõ mồn một

Science

Đài truyền hình Trung Quốc bị phạt vì đưa tin thiên vị và cưỡng bức thú tội

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment