Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Không có ai thắng ở Afghanistan: Mỹ-NATO đều tháo chạy, Trung-Nga gánh “khoản nợ khồng lồ”

Sau khi Mỹ và các đồng minh rút quân, huyết mạch của Afghanistan với thế giới bên ngoài sẽ chạy qua Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và một số nước láng giềng nhỏ hơn.

Afghanistan đã nhận được hàng trăm tỷ USD tiền viện trợ và hỗ trợ quân sự từ hàng chục quốc gia, đặc biệt là các thành viên NATO, trong suốt 20 năm qua. Nhưng điều này đột ngột chấm dứt khi Washington hoàn tất việc rút quân, các đại sứ quán nước ngoài tranh nhau di tản và Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước.

Vì vậy, theo tờ Foreign Policy, các đường huyết mạch của Afghanistan với thế giới bên ngoài giờ đây sẽ chạy qua Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và một số nước láng giềng nhỏ hơn. Từ lâu, người ta đã cho rằng Trung Quốc, Nga, Iran và Pakistan muốn Mỹ và các đồng minh phương Tây rời khỏi Afghanistan. Nhưng thật ra, nỗi lo lắng của các nước láng giềng của Afghanistan về sự hiện diện của quân đội Mỹ đã phai nhạt từ lâu.

Nhưng Trung Quốc, Nga và các quốc gia khu vực khác không còn vui mừng trước những cơ hội được cho là “mở rộng cửa” sau khi Mỹ rút quân. Bởi thực tế là 20 năm qua đã dạy cho họ bài học rằng, Afghanistan là một món nợ chứ không phải là món hời.

Thất bại đối với thế giới phương Tây

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố quyết định thực hiện kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 4, ông nhấn mạnh rằng, thay vì tiếp tục cuộc chiến với Taliban, Mỹ phải tập trung vào những thách thức thời đại phù hợp hơn, bao gồm “một Trung Quốc ngày càng quyết đoán”.

Với tình cảnh hiện nay của Afghanistan, ông chủ Nhà Trắng đang đối mặt với những chỉ trích gay gắt về quyết định của mình. Những người chỉ trích cho rằng, việc rời khỏi Afghanistan là một tổn thất đối với Mỹ trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc.

Tờ NPR gần đây đã cảnh báo, “Trung Quốc có thể sẽ chiếm được chỗ đứng trong khu vực” và xem đây là một trong 4 lý do tại sao Afghanistan dưới quyền kiểm soát của Taliban là điều khiến thế giới lo ngại. Julia Davis, nhà báo của tờ Daily Beast gọi là quyết định rút quân của Mỹ là “một viễn cảnh ly kỳ cho Điện Kremlin”. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa John Kennedy đã tiến thêm một bước nữa khi tuyên bố, “kẻ thù của chúng ta – Trung Quốc và Nga – đang cười mãn nguyện”.

Người đứng đầu các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell mô tả việc Taliban tiếp quản là một “thất bại đối với thế giới phương Tây”.

Viết trên tờ Atlantic, hai chuyên gia Richard Fontaine và Vance Serchuk cảnh báo rằng, “việc Mỹ rời Kabul cuối cùng có thể làm suy yếu, thay vì củng cố bàn tay chiến lược của chống lại Trung Quốc”.

Trung Quốc lo bất ổn, khủng bố

Một loạt các bài báo trích dẫn khả năng Trung Quốc sẽ được lợi rất nhiều sau khi Mỹ rút quân, nhất là việc tự tung tác khai thác mỏ khoáng sản khổng lồ của Afghanistan.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc hiện đang thèm thuồng dòm ngó những quặng mỏ đất hiếm của quốc gia Trung Á. Bắc Kinh nhắm trọng tâm mỏ Mes Aynak của Afghanistan xem nó như một hố tiền. Từ năm 2008, hai công ty luyện kim quốc doanh của Trung Quốc đã thắng thầu khai thác đồng trong 30 năm tại mỏ đồng lớn nhất thế giới ở Mes Aynak, cách Kabul 40 km về phía đông nam.

Nhưng Bắc Kinh vẫn tập trung vào việc duy trì sự ổn định trong khu vực để ngăn những người ly khai Duy Ngô Nhĩ có được “đất dụng võ”.

Trung Quốc đã sơ tán đại sứ quán của mình khi Taliban lần đầu tiên lên nắm quyền vào năm 1996 và đã cố “quyến rũ” Taliban trước khi xảy ra vụ tấn công 11/9. Đại sứ Bắc Kinh tại Pakistan đã gặp người sáng lập Taliban Mullah Mohammad Omar vào tháng 11/2000.

Sau đó, như bây giờ, mối quan tâm chính của Bắc Kinh tìm kiếm sự đảm bảo từ Taliban để xoa dịu nỗi lo sợ quá mức về chủ nghĩa ly khai của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Sau vụ 11/9, Trung Quốc công nhận chính phủ Afghanistan nhưng cũng chuẩn bị các bước sẵn sàng cho một “Tiểu vương quốc Taliban” được khôi phục.

Thay vì hoàn toàn nắm lấy hoặc đẩy lùi Taliban, Bắc Kinh sẽ lựa chọn các mối quan hệ thân tình chớp nhoáng sao có lợi nhất cho họ. Như chuyên gia Yun Sun đã nhận xét gần đây, “Trung Quốc đã bị “đốt cháy” nặng nề với các khoản đầu tư trước đây ở Afghanistan và sẽ thận trọng trong tương lai”.

Các chuyên gia về an ninh quốc gia Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ về khả năng kiểm soát an ninh của Taliban do hệ thống phân cấp lỏng lẻo và thiếu sự kiểm soát hoàn toàn đối với đất nước.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ thấy rằng các mối đe dọa an ninh thực sự của họ trong khu vực không phải xuất phát từ người Duy Ngô Nhĩ mà từ tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng bên trong “người bạn” Pakistan. Vào tháng 4, Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP) đã cho nổ một quả bom ô-tô tại khách sạn Serena ở Quetta, nơi đại sứ Trung Quốc đang ở.

Vào tháng 7, một vụ nổ xe buýt do TTP gây ra đã giết chết 4 công nhân Trung Quốc ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan. Bạo lực do phe ly khai Baloch và một TTP trỗi dậy đang gia tăng và đe dọa mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Islamabad. Cụ thể hơn, nó đe dọa sự tiến bộ trong Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, nơi đôi khi được coi là “dự án thí điểm” của Sáng kiến Vành đai-Con đường của Bắc Kinh.

Chiến thắng của Taliban càng cổ vũ thêm tinh thần cho các nhóm khủng bố như TTP, khiến Bắc Kinh càng lo ngại.

Nga coi Afghanistan là một nguy cơ

Tờ Foreign Policy cho rằng, giống như Trung Quốc, Nga xem Afghanistan là một nguy cơ cần phải giải quyết hơn là một cơ hội.

Nga coi Taliban là nguy cơ khủng bố và là mối đe dọa đối với sự ổn định ở Trung Á trong suốt thập kỷ đầu tiên của cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu. Theo thời gian, họ bắt đầu coi Taliban như một bên môi giới quyền lực cần hợp tác, và sự trỗi dậy của IS ở Afghanistan chỉ càng khiến Moscow củng cố chiến lược này. Trong những tháng trước khi Mỹ rút quân, Moscow lo ngại nguy cơ bùng nổ nội chiến Afghanistan hơn là một Taliban đang trỗi dây mạnh mẽ.

Moscow đã dẫn đầu một cuộc đối thoại song song trong nội bộ Afghanistan trong vài năm qua và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Taliban. Nga cũng kìm hãm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Á, dẫn đến việc đóng cửa trung tâm trung chuyển quân sự của Mỹ ở Manas, Kyrgyzstan, vào năm 2014.

Moscow đã gặt hái được nhiều lợi ích từ vũng lầy của Mỹ ở Afghanistan. Nhưng việc Washington rút quân và chiến thắng của Taliban ở Afghanistan chỉ càng tăng thêm rủi ro cho Moscow. Rõ ràng là Moscow hiểu rõ nguy cơ này. Vì vậy, từ ngày 5 đến 10-8, Moscow sử dụng máy bay cường kích SU-25, với năng lực tấn công các mục tiêu mặt đất, tham gia các cuộc tập trận ở Tajikistan và Uzbekistan. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bày tỏ hy vọng Taliban sẽ giữ thỏa thuận không cực đoan khủng bố nhưng nhấn mạnh, Nga có thể sử dụng căn cứ của mình ở Tajikistan để đáp trả các mối đe dọa.

Việc Mỹ rời Afghanistan sẽ có những tác động trái chiều đối với sự cạnh tranh ngày càng tăng của Washington với Bắc Kinh trong khu vực. Nhưng ở lại cũng vậy.

Rất ít quốc gia được lợi trong ván bài Afghanistan này. Trung Quốc và Nga chắc chắn không và thật là sai lầm khi xem việc Mỹ rút quân và Taliban nắm quyền qua lăng kính của sự cạnh tranh giữa các cường quốc.

Related posts

Tại sao cùng là Hồi giáo cực đoan mà al-Qaeda cay đắng coi IS là kẻ thù?

Tin Tức Đa Chiều

Hoa Kỳ phản đối HĐBA ra tuyên bố kêu gọi Israel và Palestine ngừng đối đầu

Mỹ cảnh báo về nỗ lực “toàn diện” của Trung Quốc để chiếm được các công nghệ quan trọng

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment