Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Iran khai thác Bitcoin để lách trừng phạt của Mỹ, sử dụng cả nguồn vốn từ Trung Quốc

Công ty về Giải pháp tuân thủ và phân tích chuỗi khối Elliptic đã công bố một báo cáo vào ngày 21/5 rằng Iran đã dựa vào khai thác Bitcoin để làm chậm lại tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ trong vài năm qua và doanh thu khai thác hàng năm của họ có thể lên tới 1 tỷ đô-la Mỹ, trong đó bao gồm cả các khoản đầu tư từ các công ty Trung Quốc.

Hoa Kỳ đã áp đặt một lệnh cấm vận kinh tế gần như toàn diện đối với Iran, bao gồm các giao dịch dầu mỏ, ngân hàng và ngành vận tải biển.

Theo dữ liệu do Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Mới nổi của Đại học Cambridge thu thập từ những người khai thác Bitcoin tính đến tháng 4 năm 2020 và tuyên bố của công ty phát điện do nhà nước Iran kiểm soát vào tháng 1 năm nay, Elliptic ước tính rằng những người khai thác tiêu thụ tới 600 megawatt điện, như vậy mức độ khai thác Bitcoin sẽ mang lại doanh thu gần 1 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm.

Báo cáo cũng nêu rõ rằng lượng điện mà các thợ mỏ Iran sử dụng tương đương khoảng 10 triệu thùng dầu thô được sản xuất mỗi năm, chiếm khoảng 4% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran vào năm 2020. “Iran đã nhận ra rằng đối với một nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt, khai thác Bitcoin là một cơ hội hấp dẫn”. Do đó, Iran đang sử dụng quy trình khai thác Bitcoin để vượt qua lệnh cấm vận thương mại và tiếp cận thị trường toàn cầu, bán hiệu quả nguồn dự trữ năng lượng của mình.

Theo báo cáo, hoạt động khai thác Bitcoin hiện tại của Iran chiếm 4,5% tổng hoạt động khai thác Bitcoin toàn cầu, cho phép quốc gia này vượt qua các lệnh cấm vận thương mại và kiếm được hàng trăm triệu đô la tiền điện tử có thể được sử dụng để mua hàng nhập khẩu và bỏ qua các lệnh trừng phạt.

Trong những năm gần đây, Iran đã chính thức công nhận khai thác tiền điện tử như một ngành công nghiệp. Vì Iran có trữ lượng dầu dồi dào và điện tương đối rẻ, nên nước này có thể cung cấp một lượng lớn điện được trợ giá cho các thợ đào tiền điện tử.

Theo báo cáo, điện giá rẻ để khai thác ở Iran đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc này đã có giấy phép khai thác và thành lập hoạt động tại nước này. Và, theo Elliptic “Các công ty này có mối quan hệ tốt với quân đội Iran. Ví dụ, một cơ sở (khai thác) lớn ở Đặc khu Kinh tế Rafsanjan được xây dựng với sự hợp tác của một tổ chức quân sự”.

Ngoài các công ty Trung Quốc, tờ Wall Street Journal đưa tin vào cuối tháng 3 rằng trong khi Hoa Kỳ đang cố gắng cô lập Iran, ĐCSTQ cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác kinh tế và an ninh sâu rộng có hiệu lực 25 năm với Iran. Theo một dự thảo thỏa thuận được lưu hành vào năm ngoái, ĐCSTQ sẽ đầu tư vào năng lượng hạt nhân, cảng, đường sắt và các dự án cơ sở hạ tầng khác của Iran. Ngoài ra, nó cũng sẽ bao gồm việc chuyển giao công nghệ quân sự và đầu tư trong ngành dầu khí của Iran. Đổi lại, ĐCSTQ sẽ có được nguồn cung dầu ổn định của Iran.

Hãng thông tấn bán chính thức của Iran cho biết thêm rằng hai nước cũng đồng ý đề xuất một ngân hàng do Iran và ĐCSTQ cùng thành lập để giúp chính phủ Iran trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Related posts

Thống tướng Myanmar lên tiếng giữa làn sóng biểu tình lan rộng

Tin Tức Đa Chiều

TT Trump ký bản ghi nhớ chống lại can thiệp của nước ngoài vào Mỹ

Tin Tức Đa Chiều

Chuyên gia: Quan hệ TQ – Bắc Triều Tiên là “cuộc hôn nhân tạm thời cùng có lợi”

Leave a Comment