Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Cuộc chiến giữa ‘hai người ngoài hành tinh’ Musk và Zuckerberg

Tác giả Lý Hiểu Đồng đã có bài phân tích về cuộc thách thức quyền bá chủ kỹ thuật số giữa Elon Musk và Mark Zuckerberg trên Epochtimes. Sau đây là nội dung bài viết:

Vào ngày 7/1/2021, ngôi vị “người giàu nhất thế giới” đã thuộc về nhà sáng lập kiêm CEO của Tesla, Elon Musk. Với giá cổ phiếu Tesla liên tục tăng vọt, Musk nắm trong tay hơn 185 tỷ USD, vượt qua con số 184 tỷ USD của nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos.

Ngày 7/1, chỉ một ngày sau cuộc biểu tình ở Washington vào 6/1, Musk được “thăng danh hiệu” thành người giàu nhất. Ông đã chia sẻ một tấm hình về những mảnh domino trên Twitter. Nhiều nhà phân tích cho rằng điều này ám chỉ “hiệu ứng domino” trên mạng xã hội mà Facebook là kẻ châm ngòi đầu tiên sau vụ bạo loạn ở Washington.

Đồng thời, ngay sau khi Twitter và Facebook kiểm duyệt tài khoản của Tổng thống Trump, Musk đã khuyến khích mọi người sử dụng phần mềm liên lạc mã hóa Signal.

Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là bước leo thang mới nhất trong cuộc tranh cãi dai dẳng giữa Musk và Zuckerberg. Một số cư dân khác còn đùa rằng “hai người ngoài hành tinh” đã khởi động một cuộc chiến.

Musk và Zuckerberg: Không ngừng tranh cãi

Cuộc tranh cãi giữa Musk và Zuckerberg đã bắt đầu từ lâu và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong một chương trình phát sóng trực tiếp năm 2017, Zuckerberg đã đưa ra nhận định về lời kêu gọi của Musk rằng thế giới nên cân nhắc kỹ về trí tuệ nhân tạo (IA). Zuckerberg nói: “Tôi không hiểu những người không lạc quan về trí tuệ nhân tạo. Rất tiêu cực. Tôi nghĩ ở một mức độ nào đó là rất thiếu trách nhiệm”. Đồng thời, Zuckerberg cũng cho biết bản thân anh rất lạc quan về công nghệ IA.

Musk sau đó đã trả lời trên Twitter: “Tôi đã nói chuyện này với Zuckerberg, và sự hiểu biết của anh ấy về vấn đề này [trí tuệ nhân tạo] rất hạn chế”.

Vào năm 2018, khi có tin rằng Facebook có thể đang bán thông tin người dùng, Musk đã xóa các trang Facebook của Tesla và SpaceX.

Tháng 2/2020, Musk công khai tuyên bố trên Twitter: “Facebook quá tệ và nên bị xóa”. Vào tháng 5, Musk quay sang công kích Jerome Pesenti – phó chủ tịch phụ trách Trí tuệ nhân tạo của Facebook và nói: “Facebook thật tệ”.

Và “hiệu ứng domino” hồi đầu tháng của Musk là lần đối đầu mới nhất giữa hai người.

Nhưng động thái của Musk rõ ràng không phải vì cái gọi là bất bình cá nhân. Tiếp theo, ngày 11/1, Musk lại tweet, bày tỏ lo ngại về việc các Big Tech đang tăng cường kiểm soát tiếng nói tại Hoa Kỳ. Ông nói: “Nhiều người sẽ cảm thấy rằng các công ty công nghệ lớn ở Bờ Tây đã trở thành những người kiểm soát quyền tự do ngôn luận”.

Thực tế đúng như những gì Musk nói, sau khi Facebook và Twitter tung bão kiểm duyệt Tổng thống Trump và nhiều tiếng nói bảo thủ khác; một lượng lớn người dùng đã chuyển sang Parler, Signal, Gab và các mạng xã hội khác. Chỉ trong vài ngày, lưu lượng sử dụng của MXH Gab đã tăng hơn 750%.

Khi các Big Tech như Facebook và Twitter đang ngăn chặn quyền tự do ngôn luận một cách vô nguyên tắc, tiếng nói chỉ trích của Musk trở nên nổi bật. Tất nhiên, sự nổi tiếng của Musk cũng tăng theo, một số cư dân mạng cho rằng nếu Musk tạo ra một nền tảng xã hội khác, ông sẽ lập tức lật đổ các MXH kia.

Kế hoạch sao Hỏa của “Người sao Hỏa”

Là một “người khổng lồ” trong lĩnh vực công nghệ, Musk có hai dự án rất thú vị: kế hoạch Sao Hỏa năm 2030 và dự án Starlink. .

Musk cũng được nhiều phương tiện truyền thông gọi là “người đàn ông đến từ sao Hỏa”, vì kế hoạch “định cư trên sao Hỏa và bảo tồn giống loài của Trái đất” của ông. Liệu Musk có thực sự đến từ sao Hỏa?

Sau khi trở thành người giàu nhất thế giới, Musk từng viết: “Gần một nửa tài sản của tôi sẽ được sử dụng để giúp giải quyết các vấn đề của trái đất và nửa còn lại sẽ được sử dụng để xây dựng thành phố có khả năng tự cung tự cấp trên sao Hỏa”.

Musk cho rằng điều này nhằm đảm bảo sự sống tiếp tục của muôn loài trên trái đất, tránh trường hợp trái đất bị thiên thạch va vào như thời khủng long hay bị hủy hoại nếu có chiến tranh thế giới thứ ba. Musk thực sự có một “âm mưu” về sao Hỏa, bởi vì trước đây ông đã nói rằng, một trong những mục tiêu của mình là chi càng nhiều tiền càng tốt cho kế hoạch chiếm đóng sao Hỏa.

Ví dụ, trong khi mọi người bận rộn lựa chọn ô tô và di động thì Musk quan tâm đến các giống loài trên trái đất và sự xâm chiếm của các hành tinh xa xôi. Điều này thực sự vượt xa mối quan tâm của người thường về cuộc sống.

Đối với công chúng, những người không thể dẫn đầu mà chỉ đi theo bước chân của khoa học và công nghệ, nhiều người cho rằng ý tưởng của Musk là viễn tưởng.

Tất nhiên, trong mắt hầu hết mọi người, đó là những điều không khả thi. Tuy nhiên, một số tuyên bố có thể sẽ “bùng nổ” một ngày nào đó. Vào ngày 27/12/2020, Tổng thống Trump đã ký một dự luật yêu cầu Bộ Quốc phòng và các cơ quan tình báo hoàn thành báo cáo liên quan đến vật thể bay không xác định (UFO) trong vòng 180 ngày và trình lên Quốc hội.

Có vẻ như chủ đề về sao Hỏa vẫn còn hơi xa, nhưng một kế hoạch khác hiện đang được “người sao Hỏa” này thực hiện là rất thiết thực. Đó chính là Dự án Starlink.

Dự án Starlink

Chắc hẳn nhiều người đã biết Starlink, một cụm vệ tinh quỹ đạo thấp do SpaceX xây dựng để phủ sóng Internet tốc độ cao trên khắp thế giới.

Vậy nhóm vệ tinh lớn đến mức nào?

Elon Musk trước đó nói rằng ít nhất 800 vệ tinh Starlink sẽ quay quanh quỹ đạo trước khi chúng bắt đầu cung cấp phạm vi phủ sóng Internet cho khách hàng ở Hoa Kỳ và Canada. Để bao phủ thế giới, hệ thống Starlink dự kiến ​​cần khoảng 12.000 vệ tinh và các vệ tinh này sẽ đi “lang thang” ở độ cao chỉ từ 550 đến 1.200 km tính từ mặt đất. Cuối cùng, hơn 12.000 vệ tinh sẽ bao quanh trái đất để cung cấp Internet tốc độ cao cho tất cả các nơi trên thế giới. Băng thông người dùng cá nhân sẽ vượt quá 1Gb mỗi giây, cho phép người dùng tải phim chỉ trong vài giây.

Dự án Starlink là tin vui đối với người dùng Internet trên toàn thế giới, đặc biệt là những người không thể truy cập Internet vì điều kiện xa xôi và các lý do khác. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, con số được hưởng lợi vượt quá 52% dân số toàn cầu.

Để giúp người dùng kết nối trực tiếp với Starlink, SpaceX cũng sẽ xây dựng một hệ thống trạm gốc khổng lồ trên mặt đất. Musk cho biết, người ta chỉ cần đặt một thiết bị thu vệ tinh hình nồi có đường kính chưa đến nửa mét là tín hiệu mạng có thể truyền trực tiếp đến nhà.

Mục tiêu hiện tại của Starlink là cung cấp dịch vụ cho miền bắc Hoa Kỳ và Canada vào năm 2020, và mở rộng phạm vi dịch vụ ra thế giới vào năm 2021. Hiện tại, SpaceX đã phóng tổng cộng hơn 800 vệ tinh nhỏ lên bầu trời theo từng đợt, và sẽ vẫn duy trì tần suất phóng 60 vệ tinh hai tuần một lần cho đến khi phóng hết 12.000 vệ tinh nhỏ.

Khi nào Starlink đi vào hoạt động

Từ ngày 19/6/2020, trang web starlink.com đã bắt đầu mời mọi người đăng ký. Mọi người chỉ cần cung cấp quốc tịch, email và mã zip địa phương để nhận các thông tin cập nhật liên quan.

Vậy, liệu dự án Starlink của Musk có thể phá vỡ sự phong tỏa mạng ở Trung Quốc đại lục? Nếu có thể, điều này sẽ là tin tuyệt vời cho gần 800 triệu người dùng Internet ở đại lục.

Tuy nhiên, tin tức do Musk công bố không mấy lạc quan. Musk đã nói ông có thể không cung cấp dịch vụ cho Trung Quốc nếu không được phép vì quân đội Trung Quốc có thể bắn hạ các vệ tinh liên lạc này.

Dù sao, tình hình hiện tại đang thay đổi, và mọi người cũng đang thay đổi. Kể từ khi Musk bày tỏ sự phản đối việc các Big Tech trở thành các nhà độc tài kỹ thuật số, ông hiểu rằng công nghệ không nên là công cụ để loại bỏ tiếng nói tự do. Có thể Musk sẽ có ý tưởng mới nào đó trong tương lai.

ĐCSTQ cũng rất lo lắng về Starlink. Tổng biên tập tờ Global Times Hồ Tích Tiến nói trên Weibo, rằng “bức tường lửa vĩ đại” của Trung Quốc một ngày nào đó sẽ thất bại do bước nhảy vọt trong công nghệ truyền thông.

Hiện tại, nhóm Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ của ĐCSTQ và Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ đã lần lượt đề xuất Dự án Đám mây cầu vồng và Chòm sao Thiên nga, với hy vọng sẽ có nhiều lực lượng tư nhân tham gia xây dựng mạng lưới Internet ngoài không gian của Trung Quốc. Vào tháng 4/2020, Internet vệ tinh cũng đã được ĐCSTQ đưa vào danh mục cơ sở hạ tầng mới.

Chỉ là không biết có bao nhiêu lực lượng phi chính phủ sẵn sàng giúp ĐCSTQ xây dựng mạng Internet vệ tinh kén người dùng này. Hơn nữa, xét từ công nghệ hiện tại của ĐCSTQ, còn lâu mới có thể cạnh tranh với Musk.

“Một người có thể kiếm tiền không có nghĩa là anh ta ưu tú

Kế hoạch Starlink và kế hoạch sao Hỏa của Musk đều rất hoành tráng, điều này cũng cho thấy tài năng của Musk là phi thường. Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư hiện tại của Musk ở Trung Quốc ít nhất cũng chứng minh rằng, tầm nhìn của ông còn hạn chế khi liên quan đến ĐCSTQ. Có vẻ như Musk chưa hiểu rõ lắm về chế độ độc tài này?

Ngay khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đang bùng phát và chính quyền TT Trump kêu gọi các công ty Mỹ quay trở lại sản xuất trong nước, Musk đã đầu tư mạnh vào thị trường Trung Quốc đại lục.

Vào ngày 10/7/2018, Musk và Chính quyền thành phố Thượng Hải đã ký một thỏa thuận rằng, nhà máy Tesla tại Trung Quốc sẽ được đặt tại Thượng Hải. Siêu nhà máy này có diện tích 860.000 m2 và có tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.

Vậy, khoản đầu tư của Musk vào Trung Quốc có đạt được lợi nhuận như mong đợi? Cuối năm 2020, nhà quản lý quỹ đầu cơ người Mỹ Kyle Bass cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc không thể kiếm ra tiền. Bass lấy Tesla làm ví dụ, Musk đã phải thừa nhận rằng công nghệ của Tesla đã bị đánh cắp ở Trung Quốc và sau đó Trung Quốc lại sản xuất loại ô tô rẻ hơn Tesla. Đây là kế hoạch của ĐCSTQ. Bass dự đoán rằng Musk cuối cùng sẽ tránh xa Trung Quốc vì điều này.

Hơn nữa, ngay cả khi các công ty nước ngoài kiếm tiền tại Trung Quốc, họ cũng không thể chuyển tiền ra khỏi nước này. Bass nói, Trung Quốc là nước gây khó khăn nhất thế giới cho các công ty Mỹ muốn chuyển tiền về nước. Nhiều công ty đa quốc gia của Mỹ đã thất bại trong việc chuyển đô la ra khỏi Trung Quốc kể từ quý IV năm 2016.

Đầu năm nay, Musk từng bày tỏ rằng chính quyền Trung Quốc quan tâm đến người dân hơn là Hoa Kỳ, sau khi một nhà máy của công ty công nghệ ở Hồ Nam sản xuất pin cho Tesla bị bốc cháy. Người phóng vấn đã phản bác ý kiến này và Musk đáp lại rằng nếu ĐCSTQ không quan tâm đến nhân quyền thì làm sao có sự cạnh tranh công bằng. Sau cuộc phỏng vấn, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngay lập tức nói rằng bà rất vui khi Musk nói ra điều này.

Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Wang Dan đã chỉ trích Musk rằng anh ta tự cho mình là đúng cả khi anh ta dốt nát. Một người có thể kiếm tiền, nhưng không có nghĩa là anh ta là người ưu tú. Wang Dan cũng lấy Jack Ma làm dẫn chứng và “khuyên” Musk nên nói chuyện với Jack Ma.

Musk, một công dân Mỹ, có thể thâm nhập chế độ độc tài của những gã khổng lồ công nghệ Mỹ vào thời điểm hiện tại, nhưng sự hiểu biết của ông về xã hội ĐCSTQ là một điều còn quá non trẻ đối với những người đến từ nước này. Mặc dù Musk có coi thường Zuckerberg, nhưng dường như ông không tỉnh táo hơn Zuckerberg khi đối mặt với thị trường khổng lồ của ĐCS Trung Quốc.

https://www.dkn.tv/

Related posts

California: Hai người bị buộc tội giả mạo 8.000 phiếu bầu phải đối mặt với 15 năm tù

Tin Tức Đa Chiều

Quan chức Hoa Kỳ đề nghị dồn toàn lực ngăn cản ĐCSTQ cưỡng bức thu hoạch nội tạng

Dân biểu Jim Jordan ra tối hậu thư trước những chứng nhận của cử tri đoàn

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment