Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Bài Quốc Ca bị đánh bản quyền, gia đình cố NS Văn Cao bày tỏ: ‘Gia đình đã giao toàn bộ quyền cho Nhà nước. Bộ Văn hóa và Cục Bản quyền?

Thông tin đơn vị BH Media nhận vơ về việc sở hữu bản quyền ca khúc Tiến Quân Ca – Quốc Ca do nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc.

Sự việc còn dấy lên nhiều bức xúc khi video Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát sóng trên VTV1 cũng bị BH Media nhận quyền sở hữu.

Ngoài ra một số tác phẩm dân gian như như ca khúc Quan họ Bắc Ninh – Giã Bạn hay vở cải lương “kinh điển” như Tiếng Trống Mê Linh, Nửa Đời Hương Phấn cũng được diễn viên Gia Bảo thể hiện sự bức xúc khi đây là tác phẩm do dòng tộc của anh đặt hàng sáng tác và hiện cho phát miễn phí trên YouTube.

Nhưng sau nhiều năm đột nhiên bị BH Media báo cáo vi phạm bản quyền. Dù sau đó, phía BH Media đã gỡ báo cáo vi phạm nhưng việc ngang nhiên nắm giữ bản quyền của đơn vị này đã dấy lên nhiều tranh cãi.

Chiều 4/11 cùng ngày, chia sẻ với chúng tôi xoay quanh vấn đề ca khúc Tiến Quân Ca bị phía BH Media đánh bản quyền, Nhạc sĩ Văn Thao, con trai của cố Nhạc sĩ Văn Cao, đại diện gia đình cho biết:

Trước đó, vào ngày 21/6/2010, Cục Bản quyền tác giả nhận được thư ngỏ lời được hiến tặng tác phẩm Tiến Quân Ca của bà Nghiêm Thúy Băng, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bà Nghiêm Thúy Băng, với tư cách người đại diện gia đình, đang hưởng quyền thừa kế đã trân trọng ngỏ lời hiến tặng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và công chúng tác phẩm Tiến Quân Ca được sử dụng làm Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1945 đến nay.

Nội dung bức thư đã được mở đầu: “Tôi là Nghiêm Thúy Băng, 80 tuổi, vợ cố nhạc sĩ Văn Cao – tác giả quốc ca Việt Nam (đã mất từ 7/1995), đại diện cho gia đình đang thừa kế các tác phẩm âm nhạc của ông, xin trân trọng ngỏ lời hiến tặng công chúng, Đảng, Quốc hội và Nhà nước tác phẩm Tiến Quân Ca đang là Quốc ca Việt Nam từ năm 1946 đến nay là 64 năm”.

“Từ ngày 1/7/2006, tác phẩm này đã chính thức được Nhà nước bảo hộ đầy đủ vô thời hạn về các quyền tác giả (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, quyền liên quan đến tác giả có thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết” (Điều 27.2.b Luật Sở hữu trí tuệ)… không phụ thuộc vào việc có trình diễn hay không trình diễn như mọi tác phẩm khác”.

Đến tháng 8/2015, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam đề xuất thu phí bản quyền khi được sử dụng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật. Ngày 15/8, trong chương trình Hát Mãi Khúc Quân Hành tại Nhà hát Tuổi trẻ và chương trình Tự Hào Tổ Quốc Tôi ngày 17/8, Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam đã thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến Quân Ca, sự việc tạo nên nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Ngày 26/8/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi công văn đến trung tâm này đề nghị dừng việc thu tiền bản quyền tác phẩm Tiến Quân Ca vì ”lời hiến tặng của vợ cố nhạc sĩ Văn Cao và cũng là tâm nguyện của ông khi còn sống”.

Ngày 15/7/2016, gia đình của cố nhạc sĩ Văn Cao đã chính thức hiến tặng ca khúc Tiến Quân Ca cho “nhân dân và Tổ quốc Việt Nam”. Lễ tiếp nhận được tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã thay mặt Chủ tịch nước truy tặng Nhạc sĩ Văn Cao Huân chương Hồ Chí Minh.

Bà Nghiêm Thúy Bằng được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ để ghi nhận những nỗ lực của bà trong việc bảo tồn các tác phẩm của nhà soạn nhạc.

Theo thông tin chính thức từ Cục Bản quyền tác giả, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản quản lý bài Tiến Quân Ca quy định pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan về bản quyền.

Related posts

Sự thật về nơi gọi là “Tịnh Thất Bồng Lai”, “Thiền am bên bờ vũ trụ”

Tin Tức Đa Chiều

Số người dân chống công an ngày càng gia tăng

Tin Tức Đa Chiều

Bé trai 11 tuổi bị điện giật tử vong trong khu vui chơi ở Bình Dương

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment