Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Hai điểm lạ trong vụ CEO siêu doanh nghiệp 500.000 tỷ bất ngờ xin giải thể

Thời gian thông báo giải thể cả hai công ty với tổng vốn đăng ký lên tới 525.000 tỷ đồng là ngày cuối cùng của năm 2021.

Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh với tư cách tổng giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật đã ký quyết định giải thể Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Công nghệ Tự động Toàn cầu (Auto Investment Group) vào 31/12/2021, 7 tháng kể từ khi đăng ký thành lập.

Theo đó, việc khai tử công ty là do ông cùng hai cổ đông còn lại không có đủ tiền để góp vốn. Trong hồ sơ đăng ký thành lập, công ty này có 3 cổ đông sáng lập gồm Nguyễn Thị Diễm Hằng góp 1 tỷ đồng, Lưu Hữu Thiện góp 1 tỷ đồng và Nguyễn Vũ Quốc Anh góp 499.998 tỷ đồng (tương đương 21,7 tỷ USD). Tuy nhiên, văn bản mới nhất của Auto Investment Group cho biết cả 3 cổ đông của công ty đều không đủ tiền để góp vốn.

Ông Quốc Anh cho biết công ty thực tế đã ngừng hoạt động từ tháng 9/2021, hiện chỉ làm việc với bên thuế để hoàn tất thủ tục “khai tử”. Vị này khẳng định quyết định giải thể công ty được phía Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM ủng hộ. Điều đặc biệt là với số hiệu 001, văn bản thông báo giải thể vừa là văn bản đầu tiên và cũng cuối cùng của doanh nghiệp này.

Cùng lúc với thông báo giải thể công ty 500.000 tỷ đồng, ông Quốc Anh cũng ký một văn bản có cùng số hiệu 001 của Công ty Cổ phần tập đoàn kinh doanh tự động Toàn Cầu (GAB Group). Điều đặc biệt là đây cũng là văn bản thông báo giải thể của GAB, công ty có số vốn 25.000 tỷ đồng, thành lập cùng lúc với Auto Investment Group.

Nguyên nhân giải thể GAB Group được ghi trong thông báo là “Các cổ đông không thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua như nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký lần đầu”. Theo đăng ký lần đầu, cơ cấu sở hữu của GAB Group khá tương đồng với Auto Investment Group khi ông Quốc Anh là cổ đông lớn nhất đăng ký góp 23.000 tỷ đồng (92%), còn hai cổ đông Nguyễn Thị Diễm Hằng và Lưu Hữu Thiện mỗi người đăng ký góp 1.000 tỷ đồng (4%).

Điểm bất thường khác trong văn bản giải thể của Auto Investment Group và GAB Group là đều được ký vào ngày 31/12/2021, gần 3 tháng sau khi hai doanh nghiệp này ngừng hoạt động trên thực tế, gần 4 tháng sau khi hết thời hạn phải nộp đủ số tiền đăng ký doanh nghiệp, nhưng lại chỉ trước 1 ngày khi nghị định mới về xử phạt khai khống vốn điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, với việc thông báo giải thể vào ngày 31/12/2021, công ty này chỉ bị áp dụng các biện pháp xử phạt theo nghị đinh 50, có hiệu lực từ ngày 1/6/2016, với số tiền phạt tối đa là 20 triệu đồng. Ngược lại, nếu giải thể công ty từ năm 2022, mức phạt đối với hành vi điều chỉnh vốn khi hết thời hạn góp vốn hoặc không cổ đông sáng lập nào góp vốn như cam kếtlên tới 30-50 triệu đồng. Ngoài ra, ếu khai khống vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên, mức phạt tối đa có thể lên tới là 100 triệu đồng.

Related posts

3 ngày sau khi bị bắt tạm giam, sức khỏe bà Nguyễn Phương Hằng ra sao?

Science

Tình hình nóng dịch Covid-19 sáng 30/8: 39 tỉnh thành có F0, Bình Dương dẫn đầu tăng 5.414 ca/24 giờ; Tỷ lệ tử vong hơn thế giới 0,4%

Tin Tức Đa Chiều

“5 chú tiểu” ở Tịnh thất Bồng Lai gặp nạn bị thương, cuộc sống thiếu thốn?

Science

Leave a Comment