Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Dân đãi vàng Thái Lan điêu đứng vì Trung Quốc ‘bóp nghẹt’ sông Mekong

Việc Trung Quốc cho xây hàng loạt thuỷ điện trên sông Mekong đã gây thiệt hại cho rất nhiều ngành nghề có liên quan đến con sông này, trong đó có nghề khai thác vàng ở Thái Lan, trang SCMP cho hay.

Trước khi dòng Mekong chảy qua tỉnh Loei ở biên giới Thái Lan – Lào, con sông này đã phải căng mình vượt qua hàng chục con đập lớn nhỏ, trong đó có 11 cái ở Trung Quốc. Người dân địa phương và các chuyên gia cho biết, các con đập này đã hủy hoại môi trường sống và thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, thậm chí cả màu sắc của nó.

Rodjana Thepwong, 64 tuổi, một trong những người đãi vàng trên sông Mekong, cho biết bà phải lội ra giữa sông vào mùa khô mới có thể tìm được vàng. Bà nói: “Lớp trầm tích chứa đầy vàng, trước đây, tôi từng tìm thấy những mảnh vàng có kích thước bằng hạt me. Nhưng nay vì các con đập nên nước sông dâng lên và hạ xuống không còn theo tự nhiên và hệ sinh thái mất cân bằng, chúng tôi phải di chuyển trên mép sông nơi chỉ có một lượng vàng rất nhỏ”.

Vào một ngày may mắn, bà Rodjana và bạn của bà là Hieng (70 tuổi) có thể kiếm được 500 baht (15 đô la Mỹ) từ việc đãi vàng. Rodjana và Hieng chỉ là hai trong số 60 triệu người sống phụ thuộc vào sông Mekong khi nó chảy từ Trung Quốc, qua Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia trước khi đổ vào đồng bằng của Việt Nam.

Tin mới:

Iran khai thác Bitcoin để lách trừng phạt của Mỹ, sử dụng cả nguồn vốn từ Trung Quốc

Tham vọng năng lượng mặt trời của ông Biden gặp khó trước nạn lao động cưỡng bức ở TQ

Tổ chức đám cưới trên trời né phong tỏa Covid-19 Ấn Độ

Các nhà hoạt động cho biết môi trường sống của hàng triệu người dân quanh các khu vực hạ lưu sông Mekong đang lâm vào tình trạng nguy hiểm khi ngày càng có nhiều thủy điện mọc lên. Các chuyên gia cho biết thêm, vào tháng 2 năm nay, dòng sông đột ngột biến thành màu xanh lam, một hiện tượng cho thấy lượng phù sa của sông đang dần mất đi. Biến đổi khí hậu cũng đóng một vai trò nhất định với các đợt gió mùa lớn hơn và hạn hán kéo dài hơn. Nhưng Rodjana và Hieng quả quyết rằng các con đập mới là nguyên nhân gây ra tình trạng suy kiệt của một con sông vốn từng là nguồn sống cho gia đình họ trong nhiều thế hệ.

“Thật đáng buồn. Nhưng những gì chúng ta có thể làm gì?”, Rodjana nói. “Tất cả những gì chúng tôi yêu cầu là vui lòng không xây thêm bất kỳ đập nào nữa. Nhưng đó chỉ là một niềm hy vọng bị lãng quên”.

Một con đập mới tên Sanakham đã được lên kế hoạch xây dựng ở phía thượng nguồn, trên lãnh thổ của Lào. Con đập nằm trong một dự án thuỷ điện trị giá 2 tỷ đô-la Mỹ do một công ty của Trung Quốc đầu tư. Dự án được bắt đầu vào cuối năm ngoái và sẽ hoàn thành vào năm 2028, với nguồn điện được tạo ra chủ yếu được xuất khẩu sang Thái Lan.

Theo Ủy ban sông Mekong, trong số 2 tỷ đô-la Mỹ nói trên, chỉ có khoảng 28 triệu đô-la Mỹ (chiếm 1,4%) được dành cho các biện pháp giảm thiểu môi trường và xã hội.

Trung Quốc, quốc gia đang thúc đẩy tiến trình xây dựng đập, khẳng định thủy điện là nguồn tài nguyên thân thiện với môi trường để thúc đẩy nền kinh tế của các nước thuộc khu vực sông Mekong, đồng thời cho rằng những tuyên bố ngược lại là vô căn cứ và bị chính trị hóa.

Nhưng theo Songrit Kirk Pongern, một nhà nghiên cứu về sông Mekong tại Đại học Kasetsart Thái Lan, việc tiếp tục xây đập trên sông Mekong là điều rất đáng lo ngại. Ông nói: “Trong 5 năm nữa, tác động của nó sẽ được nhìn thấy rõ ràng hơn. Số lượng cá sẽ tiếp tục giảm; hạ nguồn sẽ thiếu phù sa; các làng nghề ven sông sẽ biến mất và nguồn lương thực cho 60 triệu người cũng sẽ cạn kiệt”.

Tin nóng:

Nghệ sĩ Hoài Linh bị tố ‘ôm’ 13 tỷ đồng tiền ủng hộ, Bộ Tài chính nói gì?

Thêm 80 ca Covid-19

Related posts

Thư ký báo chí Nhà Trắng nhiễm Covid-19, ông Biden âm tính

Tin Tức Đa Chiều

Truyền thông Mỹ: Quan chức Tòa Bạch Ốc đang ‘che giấu’ ông Biden khỏi báo giới

Tin Tức Đa Chiều

Cựu Giám đốc Tình báo: ‘Chính sách khoan nhượng’ Bắc Kinh của Biden đi chệch thực tế

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment