Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Xác minh vụ CSGT Hà Nội đánh người vi phạm

Mới đây cộng đồng mạng đã rầm rộ lan truyền clip ghi lại cảnh xe CSGT núp kín trong lùm cây, và có một CSGT đã dùng tay đấm liên tiếp vào người được cho là vì phạm khiến nhiều người dân ngỡ ngàng với cách hành xử trên.

Theo Người lao động, ngày 8/4, tin từ Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cho biết, sẽ xác minh, làm rõ thông tin đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh xô xát giữa CSGT và nhóm thanh niên, và không bao che.

Thông tin ban đầu, tối 7/4, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh mâu thuẫn giữa nhóm thanh niên và lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ, sau đó một cán bộ CSGT đấm và đưa các thanh niên lên chuyên dụng. Người đăng tải clip cho biết vụ việc xảy ra tại khu vực ngã 3 Xuân Phương – quốc lộ 32, đoạn trước Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.

Ngay khi đoạn clip được đăng tải, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều, trong đó nhiều người cho rằng nhóm thanh niên mang theo hàng cấm, vũ khí lại còn phản kháng nên bị lực lượng chức năng trấn áp, nhưng nhiều người cũng cho rằng cần làm rõ việc CSGT đánh người.

CSGT đấm, đạp túi bụi YouTuber khi quay clip

Liên quan đến vụ CSGT đánh người như trên, trước đó chiều 27/3, một nhóm làm YouTuber ở Bình Chánh (TP.HCM) rủ quay clip ở bãi đất ruộng, thì bất ngờ bị CSGT đến đấm, đạp túi bụi vào lưng và đầu, sau đó đưa về công an xã ‘nhốt’ gần nửa ngày mà không hiểu tại sao.

Liên quan đến sự việc trên, Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM đã lên tiếc xác nhận là do thiếu kiềm chế – chi tiết.

Cảnh sát giao thông đánh người có phạm luật không?

Theo trang thông tin Nganhangphapluat, Pháp luật chỉ quy định cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền dừng phương tiện giao thông đường bộ để kiểm soát giấy tờ của người và phương tiện tham gia giao thông; lập biên bản, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông; tạm giữ giấy tờ, tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện; được quyền khám người, khám phương tiện; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật…

Pháp luật không có quy định nào về việc CSGT được quyền đánh người, trừ trường hợp người vi phạm chống đối, không tuân thủ quy định thì có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính, chứ không không phải “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

Việc đánh người là hành vi dùng vũ lực xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác và đó là hành vi trái pháp luật. Tùy vào động cơ, mục đích, hậu quả của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.

Related posts

Doanh nghiệp xả thải làm cá chết hàng loạt bị phạt 640 triệu đồng

Tin Tức Đa Chiều

Ghen tuông hậu ly hôn, chồng cũ bị người tình mới đâm trọng thương

Tin Tức Đa Chiều

Bộ ngoại giao trả lời câu hỏi ‘Việt Nam có mua vắc xin Covid-19 của Trung Quốc không’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment