Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Vu khống Võ Hoàng Yên bất thành, bà Phương Hằng đối diện án hình sự vì “đắc tội” với công an?

Hôm 17/10, bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971) sử dụng nhiều tài khoản trên mạng xã hội Facebook “livestream” cho biết, trong buổi đối chất với ông Võ Hoàng Yên vào ngày 16/10 tại Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, bà bị ông Võ Hoàng Yên và 4 luật sư đi cùng “tẩn hội đồng”.

Liền sau đó, thông tin từ Cơ quan điều tra cho biết không có việc xô xát động chân tay giữa ông Võ Hoàng Yên và các luật sư với bà Nguyễn Phương Hằng.

Dưới góc độ pháp lý, Tiến sĩ luật Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) đánh giá, sự việc Bà Phương hằng tố cáo lên mạng xã hội là bị nhóm người bên phía ông Yên “hội đồng” cho thấy tính chất căng thẳng của vụ việc. Tuy nhiên, hiểu thế nào là động chân tay? Nguyên nhân nào dẫn đến việc động chân tay? Hậu quả đến đâu?.. thì đó mới là vấn đề có ý nghĩa pháp lý.

Theo Tiến sĩ Cường, về nguyên tắc buổi làm việc xác minh tin báo tố giác tội phạm thì các đương sự không được phép ghi âm, ghi hình. Trong một số trường hợp, cơ quan điều tra có thể tiến hành ghi âm, ghi hình để phục vụ công tác điều tra.

“Trong buổi làm việc có sự tham gia của điều tra viên và có thể có cả kiểm sát viên, tại trụ sở cơ quan điều tra nên chuyện 4 – 5 người đàn ông tẩn hội đồng một người phụ nữ trước mặt điều tra viên là khó có thể xảy ra.

Hơn nữa, các luật sư là những người hiểu biết pháp luật , có thể có những người nóng nảy nhưng rất ít khi làm việc bằng cảm xúc. Thực tiễn từ trước đến nay chưa có vụ việc nào nhiều luật sư tập trung đánh đương sự là một phụ nữ tại trụ sở cơ quan điều tra” , luật sư Cường nhận định, bà Hằng bịa đặt chuyện bị xô xát tại trụ sở cơ quan điều tra như vậy gây ảnh hưởng uy tín Công an.

Ông cho rằng, trong vụ việc này, vấn đề mâu thuẫn, lời qua tiếng lại có thể xảy ra giữa các đương sự. Nếu điều tra viên nào để xảy ra đương sự đánh nhau tại trụ sở cơ quan điều tra thì điều tra viên đó có thể bị kỷ luật, đồng thời những người gây mất an ninh trật tự tại trụ sở cơ quan điều tra có thể bị khởi tố về tội “gây rối trật tự công cộng và tội cố ý gây thương tích”.

Bởi vậy, trong vụ việc này cần phải làm rõ khái niệm “tác động vật lý” ở đây là gì, nguyên nhân vì sao lại có sự việc như vậy và hậu quả xảy ra đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức đến đâu thì mới có thể kết luận được vụ việc.

Nếu 2 bên hoàn toàn không có va chạm mà một bên cho rằng bị động chân tay gây thương tích thì đó là “vu khống” và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với diễn biến những sự việc đã được công khai trên mạng xã hội, Tiến sĩ Cường cho biết, cần làm rõ nguyên nhân, hậu quả để xem xét trách nhiệm của các bên có liên quan.

Trường hợp sự việc chỉ là lời qua tiếng lại nhưng có tính chất căng thẳng thì cũng cần rút kinh nghiệm. Nếu sự việc còn tái diễn thì có thể xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “gây rối trật tự công cộng” đối với những người chửi bới, xúc phạm người khác tại cơ quan điều tra.

“Nếu điều tra viên để hành vi gây rối trật tự công cộng xảy ra, hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác diễn ra với ngay tại trụ sở cơ quan điều tra mà không thể kiểm soát được tình hình, không có cách xử lý thì cũng cần xem xét trách nhiệm của cán bộ điều tra này trong việc duy trì trật tự buổi làm việc và khả năng thực hiện công việc của mình”, luật sư Cường kết luận.

Related posts

Thanh Hóa: 2 người tử vong, 3 người đang cấp cứu sau khi tiêm vắc-xin của Trung Quốc

Tin Tức Đa Chiều

Thủy Tiên chỉ đến nơi thuận lợi, nhà xa ngập sâu không đến, dân mạng “đào” lại clip cũ

Tin Tức Đa Chiều

Chính phủ ban hành quy định về hoạt động huy động tiền từ thiện của cá nhân

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment