Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Việt Nam xây dựng hệ thống phòng thủ ở Trường Sa để đối phó Trung Quốc

Theo báo cáo của chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) đưa ra hôm 19/2 rằng, Việt Nam đã xây dựng hệ thống phòng thủ ở Trường Sa trong 2 năm qua để đảm bảo có thể phòng thủ và tấn công lại Trung Quốc ở quần đảo có tranh chấp.

Theo báo cáo này, các hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không đã được lắp đặt trên hầu hết các căn cứ của Việt Nam ở Trường Sa, với những nâng cấp đáng kể nhất tại Đá Tây và Đảo Sinh Tồn.

Báo cáo này cho biết những công trình xây dựng gần đây “nhấn mạnh” nỗ lực của Việt Nam kiên cường hơn trước sự xâm phạm hoặc bao vây của Trung Quốc và đảm bảo nó có thể tấn công các cơ sở của Trung Quốc.

Các công trình phòng thủ ven biển – các ụ bê tông thường được kết nối với boongke – có mặt ở khắp các tiền đồn lớn hơn của Việt Nam.

Theo CSIS, Việt Nam trong hai năm qua đã lắp đặt các tháp tín hiệu và tòa nhà hành chính trên khu đất rộng 28,3 ha tại đảo Đá Tây, được khai hoang từ năm 2013 đến năm 2016.

Báo cáo còn cho biết một loạt các công trình phòng thủ cũng đã được xây dựng dọc theo bờ biển phía bắc Đảo Sinh Tồn trong một dự án được bắt đầu vào năm 2019. Trích dẫn các hình ảnh vệ tinh từ hòn đảo này, báo cáo cho biết phần việc chính đã được hoàn thành vào cuối năm ngoái 2020.

Theo nghiên cứu của CSIS, Việt Nam cũng đã tiến hành các hoạt động xây dựng gần đây tại Đảo Phan Vinh và Đảo Nam Yết, nơi họ lắp đặt thêm các cấu trúc hình mái vòm dùng để bảo vệ ăng-ten radar và một số tòa nhà hành chính.

Các tòa nhà hành chính cũng được xây dựng trên Đảo Sinh Tồn Đông và Đảo Trường Sa Đông, báo cáo cho biết. Ngoài ra, các hệ thống vũ khí mới hơn và tầm xa hơn đã được lắp đặt trên các tiền đồn của Việt Nam trong chuỗi đảo, bao gồm các hệ thống tên lửa phòng không mua từ Israel.

Reuters hồi năm 2016 trích dẫn nguồn tin riêng cho biết Việt Nam đã củng cố sức mạnh cho một số hòn đảo của mình ở Trường Sa trên Biển Đông một cách “kín đáo” với các bệ phóng tên lửa di động mới mua từ Israel có khả năng tấn công các đường băng và cơ sở quân sự của Trung Quốc.

“Kích thước nhỏ của các hệ thống này sẽ giúp chúng dễ dàng triển khai và che giấu nhanh chóng. Chúng chỉ cần cơ sở hạ tầng hỗ trợ tối thiểu và có thể bắn đi được… từ bất kỳ bề mặt cứng, phẳng hợp lý nào khác,” báo cáo của CSIS cho biết. “Điều đó có nghĩa là chúng có thể dễ dàng có mặt tại bất kỳ, hoặc tất cả, các hòn đảo trong số 10 đảo lớn nhất của Việt Nam”.

Hiện Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản hồi về báo cáo mới được đưa ra của CSIS.

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông gia tăng trong những năm gần đây, nơi mà các tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa hai nước láng giềng lại thỉnh thoảng xảy ra, từ việc đưa giàn khoan hoặc tàu thăm dò vào vùng đặc quyền kinh tế cho tới việc đâm chìm tàu cá.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Xuất hiện tờ đơn đề nghị thu hồi danh hiệu NSƯT của Hoài Linh

Hải Dương phát hiện hơn 46.000 tấn than, khoáng sản ‘lậu’ ở thị xã Kinh Môn

Tin Tức Đa Chiều

Hoa mận cổ giá tiền triệu vẫn hút người mua

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment