Tin tức Đa Chiều
Tiêu Điểm Việt Nam

Việt Nam đi xin vaccine Cuba?

Theo như vào ngày 23/08 vừa qua, có cuộc điện đàm với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch Cuba, Miguel Díaz-Canel khi hứa Cuba sẽ nỗ lực từ nay tới cuối năm 2021 cung ứng số lượng lớn vaccine Abdala phòng Covid-19 của Cuba và sẵn sàng cử chuyên gia sang chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

Vì vậy chủ tịch nước VN, ông Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Cuba từ 18 đến 20 tháng 9, trên đường đi dự Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại Mỹ, trong bối cảnh cả hai nước Cuba và Việt Nam đều đang gặp không ít khó khăn do đại dịch Covid-19.

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, một trong những mục tiêu quan trọng trong chuyến thăm của chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc lần này là đẩy mạnh ngoại giao vaccine thông qua các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương.

Việt Nam sẽ sẵn sàng xin cả vaccine Cuba?

Chiến lược này được triển khai một cách quyết liệt trong nước ngay từ những ngày đầu tháng 6 khi dịch Covid bắt đầu bùng phát mạnh mẽ ở các thành phố lớn.

Ngày 23/08 vừa qua, trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, chủ tịch Cuba, Miguel Díaz-Canel đã hứa Cuba sẽ nỗ lực từ nay tới cuối năm 2021 cung ứng số lượng lớn vaccine Abdala phòng Covid-19 của Cuba và sẵn sàng cử chuyên gia sang chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

Trong 60 năm qua, Cuba gửi khoảng 400 nghìn y bác sỹ tới 164 nước trên thế giới trong sứ mệnh giữ gìn sức khoẻ cộng đồng và giải quyết khủng hoảng y tế ở những nước kém phát triển.

Tại Havana, ngôi trường danh tiếng Y Khoa Mỹ Latinh, Latin American School of Medicine (ELAM), là trường y khoa công lập quốc tế lớn nhất thế giới với khoảng 20 nghìn sinh viên, bao gồm cả những sinh viên Mỹ không đủ tiền trang trải cho giáo dục tại nước nhà.

Trong khi cả thế giới đang vật lộn với thiếu hụt về nhân lực ngành y thì Cuba gửi đội quân áo trắng đi đến khoảng 24 nước từ đang phát triển như CH Nam Phi, Mexico, Mozambique tới nước phát triển như Canada, Ý thông qua các chương trình viện trợ y tế.

Đối với chính phủ Cuba, đây là một thành công về mặt quảng bá thương hiệu quốc gia, đồng thời cũng là con gà đẻ trứng vàng cho GDP của nước này. Theo báo The Economist, dịch vụ hỗ trợ y tế quốc tế chiếm 46% sản lượng xuất khẩu và 6% GDP của nước này tính riêng năm 2019.

Mặc dù tỷ lệ bác sỹ trên đầu người ở nước này cao nhất thế giới, (8,4 bác sỹ trên 1000 dân, theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới) nhưng bệnh viện trên toàn đất nước trong 60 năm qua vẫn thiếu hụt trầm trọng dụng cụ y tế, từ băng gạc đến thuốc kháng sinh.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của khó khăn này là do cấm vận của Hoa Kỳ lên Cuba từ những năm 60 của thế kỷ trước. Nhưng có ý kiến nói mô hình kinh tế Cuba là tác nhân thứ nhì hạn chế giao thương kinh tế đem lại nguồn thu cho họ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ngành y Cuba theo trí nhớ của tôi

Tôi nhớ tới chuyến thăm Cuba của mình cách đây hai năm, phải nói gần như tất cả những gia đình tôi ghé thăm hay thuê nhà ở đều có người học tập hoặc làm trong ngành y.

Một bác chủ nhà trọ tôi thuê kể con gái họ trước đó vài năm phải làm phẫu thuật gan nhưng rất may có người nhà sống ở Miami, Mỹ nên đã nhờ gửi toàn bộ dụng cụ từ Mỹ về để phục vụ cho một ca phẫu thuật tại Cuba, từ bông băng cho tới dao mổ.

Một cô bạn tốt nghiệp y khoa ở Cuba kể với tôi một câu chuyện mà mãi tôi không bao giờ quên. Sau chuyền về nước nghỉ hè, cô quay lại Cuba học tập và muốn tặng thầy của mình một món quà Việt Nam, nhưng vì là sinh viên không dư giả gì, vả lại cũng không lạ lẫm với cuộc sống thiếu thốn vật chất ở đảo quốc này, cô bạn tôi đã tặng thầy giáo một lọ C sủi và một hộp dầu cao con hổ.

Một thời gian sau, thầy giáo gặp cô và cám ơn cô rất trọng thị vì lọ C sủi đó đã cứu con gái của thầy khỏi một trận sốt cao. Cô bạn còn kết luận “Cuba không thiếu tình người, chỉ thiếu mỗi dụng cụ y tế”.

Với nguồn nhân lực dồi dào như nói ở trên, trong con mắt cộng đồng y khoa thế giới, Cuba được xem như một cường quốc về giáo dục y tế, một nguyên mẫu về chính sách y tế công và nay họ đã tự túc được nguồn vaccine nội địa.

Cuba đã tiến hành tiêm vaccine đại trà cho toàn dân bao gồm cả trẻ em từ 2 đến 11 tuổi và cơ bản kiềm chế được tốc độ lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, tính hiệu quả của vaccine vẫn là một dấu hỏi do mới chỉ được Trung tâm Quản lý Thuốc, Máy móc và Thiết bị Y tế Cuba (CECMED) phê duyệt.

Với chính phủ Việt Nam, đây là thời điểm không thể tốt hơn để tiếp cận nguồn vaccine của nước bạn thông qua các kênh ngoại giao. Từ đầu chiến dịch ngoại giao vaccine tới nay, Việt Nam luôn tự hào về thành công trong công tác vận động bằng mọi kênh để được quốc tế viện trợ vaccine nhằm mau chóng phục hồi kinh tế.

Ngoài viện trợ từ các nước thuộc trục xã hội chủ nghĩa cũ như Ba Lan, CH Czech Liên bang Nga, thực tế nguồn viện trợ vaccine chủ yếu tính đến thời điểm này lại đến từ các nước tư bản chủ nghĩa.

Vì vậy, trọng trách lần này ở Cuba của Chủ tịch Phúc là liệu có đem về cho đất nước những con số ấn tượng về hỗ trợ vaccine như đã thành công ở các nước tư bản không.

Liệu người dân Việt Nam có tin tưởng vào vaccine Abdala như họ tin tưởng vaccine Âu Mỹ không?

Và một lần nữa, trong cuộc chiến vô tiền khoáng hậu này thì vì Việt Nam, Cuba có sẵn sàng hiến vaccine của mình không? Và liệu hai nước xã hội chủ nghĩa sẽ dùng lại bài học xin – cho hay sẽ áp dụng luật chơi của tư bản “không có bữa trưa nào là miễn phí”?

Related posts

Máy bay Israel dội bom đạn xuống Gaza – xung đột tái bùng nổ?

Trêu bạn bè, nam sinh lớp 9 giả văn bản cho toàn tỉnh nghỉ học thêm 1 tháng

Tin Tức Đa Chiều

Khả năng cao ‘thủ đô’ lại giãn cách tiếp: ‘nước đến rồi chân rồi mới chịu nhảy’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment