Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Từ Tân Cương tới Mỹ quốc, các giá trị phổ quát đang ‘bị bức hại’

Vào trung tuần tháng 12 Tòa án hình sự quốc tế (CPI) đã từ chối điều tra tội ác diệt chủng ở Tân Cương. Điều tương tự cũng đang xảy ra tại Mỹ, các vụ kiện gian lận bầu cử đang bị tòa án “ngó lơ”. Tòa án ở cả hai trường hợp nêu trên đều viện các lý do ngoài bằng chứng để thoái thác thụ lý vụ án, tạo điều kiện cho cái ác nhởn nhơ. Tuy nhiên, với quyết tâm và sự bền bỉ, đến một ngày thiện lương sẽ đẩy lùi cái ác, vì đó là quy luật.

Điều trớ trêu là, người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số sống ở vùng xa xôi dưới một chính thể chuyên chế gian manh bị đàn áp là điều gần như tất yếu, nhưng người dân Mỹ vốn vinh dự được sống trong môi trường tự do bậc nhất thế giới lại đang ở trong cùng một hoàn cảnh với người Tân Cương thì khiến nhiều người khó hiểu. Nhưng điều này có thể giải thích, mặc dù trong hai hoàn cảnh sống khác nhau, số phận của họ đang bị đe dọa bởi cùng một nhân tố ĐCSTQ, vốn đã tác oai tác quái ở đất nước Trung Quốc và phần còn lại của thế giới suốt hơn 50 năm qua.

Cùng đối mặt với ĐCSTQ

Trong trường hợp của Tân Cương, hôm 14/12, Văn phòng chưởng lý Fatou Bensouda của CPI có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, nói rằng vì các hành vi đàn áp ở Tân Cương xảy ra trong lãnh thổ Trung Quốc, và Bắc Kinh lại không ký kết Quy chế Roma thành lập CPI, nên không thể thụ lý đơn kiện của những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Tuy nhiên, năm ngoái, CPI đã bật đèn xanh cho một cuộc điều tra về tội ác chống lại người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar và Bangladesh trong khi Myanmar cũng không phải là thành viên của CPI.

Theo Fox News, đối với một số nhà phân tích, việc CPI ngoảnh mặt với đơn kiện chính quyền Trung Quốc đàn áp người dân Tân Cương đã đặt ra những nghi vấn về tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn của Bắc Kinh đối với cộng đồng quốc tế, đối với toàn bộ các cơ quan của Liên hợp quốc, và với cả tòa án quốc tế La Haye.

Trong trường hợp bầu cử Mỹ, Thượng nghị sĩ Rand Paul trong phiên điều trần tại Quốc hội ngày 16/12 tuyên bố rằng các vụ kiện gian lận phiếu bầu của nhóm pháp lý TT Trump bị bác vì thủ tục chứ không phải thiếu bằng chứng, ông cho biết: “Các tòa án chưa bao giờ xem xét các dữ kiện. Các tòa án không thích cuộc bầu cử, và họ đã trốn tránh khỏi điều này bằng cách tìm một cái cớ”.

Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng ĐCSTQ đã can thiệp rất sâu vào cuộc bầu cử 2020 tại Mỹ hòng tìm kiếm một chiến thắng cho Joe Biden, ứng viên thiên tả vốn “cùng màu” với họ. Vì thế không loại trừ việc ĐCSTQ thông qua nhiều con đường đã gây ảnh hưởng lên các tòa án ở Mỹ trong các vụ kiện của nhóm pháp lý TT Trump, giống như điều mà họ đã làm được đối với CPI.

Tân Cương từ lâu đã bị ĐCSTQ phong tỏa đối với các nhà hoạt động hoặc các tổ chức nhân quyền thế giới, vì thế gần như không thể trực tiếp đưa thông tin từ vùng đất xa xôi này ra bên ngoài. Các thông tin về việc chính quyền Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số khác ở vùng đất này chủ yếu được cung cấp bởi những nạn nhân may mắn đào thoát được ra bên ngoài, hoặc từ những tài liệu bị rò rỉ hay từ hình ảnh vệ tinh.

Tuy vậy, theo thời gian và do mức độ đàn áp quá tàn bạo, những bằng chứng về việc ĐCSTQ chà đạp quyền làm người của người dân Tân Cương ngày một nhiều thêm. Từ nhiều nguồn tài liệu, Liên Hợp Quốc đã khẳng định có khoảng hơn 1 triệu người dân ở Tân Cương đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giam trong các trại cải tạo để tẩy não. Các bằng chứng và nhân chứng cũng đã tố cáo ĐCSTQ chủ trương triệt sản để kiểm soát dân số của người Duy Ngô Nhĩ.

Trong cuộc bầu cử Mỹ 2020, nhiều chuyên gia cho rằng, phe thiên tả biết rất khó để thắng Tổng thống Trump nên đã chủ động xây dựng kế hoạch gian lận tỉ mỉ với sự hậu thuẫn của ĐCSTQ. Họ thực hiện hành vi đổi trắng thay đen theo cả cách trắng trợn lẫn tinh vi, rất giống với những chiêu thức mà ĐCSTQ thực hiện tại Trung Quốc, hòng biến chuyện đánh cắp cuộc bầu cử thành việc đã rồi nhờ vào sự trợ giúp của truyền thông dòng chính và Big Tech trong việc “bịt mắt, bịt tai và bịt miệng” công chúng.

Mặc dù vậy các nhân chứng dũng cảm đã bước ra, các bằng chứng gian lận lần lượt bị phơi bày. Nhưng một lần nữa, các tòa án “vào cuộc” và các vụ kiện bị từ chối với lý do như Thượng nghị sĩ Rand Paul đã chỉ ra, hoặc nếu đơn kiện được chấp thuận thì sẽ bị trì hoãn xử lý tới sau ngày 6/1, thời điểm phe thiên tả tin rằng khi đã “lo lót” ổn thỏa để Biden chắc chắn sẽ có những ngày tháng “chăn ấm, đệm êm” trong Tòa Bạch Ốc.

Có thể thấy, ở tình huống của người Duy Ngô Nhĩ và người Mỹ, các tòa án đã cố ý né tránh các bằng chứng phạm tội và tìm cách thoái thác vụ kiện bằng cách tìm ra những lý do nào đó để trì hoãn hoặc loại bỏ một phiên tòa.

Trước hành động “nửa thách thức, nửa trêu người” này, người dân Mỹ đã không lựa chọn bạo lực để giải quyết vấn đề vì đó chính là cách mà các lực lượng tôn thờ học thuyết đấu tranh như ĐCSTQ vẫn dùng. Họ kiên nhẫn tìm kiếm các phương án hòa bình để đòi công lý và coi đây là một thử thách của đấng Toàn Năng trên con đường mà họ cần bước theo để chứng tỏ niềm tin đối với giá trị phổ quát.

Tâm tồn thiện niệm sẽ động trời xanh

Qua 4 năm của nhiệm kỳ đầu tiên, chính quyền Trump đã kịp giúp những chính trị gia và người dân Mỹ yêu nước “thức tỉnh” trước mối đe dọa từ ĐCSTQ. Rằng, không phải Nga, ĐCSTQ mới là thế lực đang hằng ngày đe dọa và bào mòn nước Mỹ cũng như giật dây gian lận bầu cử.

Từ những báo cáo phân tích về sự can thiệp của ĐCSTQ vào nước Mỹ và cách Chủ nghĩa cộng sản ngụy trang để cải biến các xã hội phương Tây từ bên trong, có thể thấy, người Mỹ đã bị phe thiên tả đánh lừa bằng hai cách.

Thứ nhất, phe thiên tả làm trầm trọng hóa mối đe dọa từ Nga để đánh lạc hướng sự chú ý của người Mỹ vào ĐCSTQ. Thứ hai, phe thiên tả đẩy mạnh tuyên truyền các luật thuyết “cấp tiến” vốn chung gốc với hệ tư tưởng mà ĐCSTQ lấy làm nền tảng để từ từ thay thế văn hóa truyền thống của người Mỹ, và cuối cùng, sau khi bị “tẩy não”, sẽ khiến họ thấy lực lượng đang cầm quyền ở Trung Quốc “gần gũi như bạn bè”.

Bên cạnh đó, ĐCSTQ cũng ra sức xâm nhập vào xã hội Hoa Kỳ ở đủ các lĩnh vực nhằm thực hiện các chiến dịch tuyên truyền định hướng tư tưởng người Mỹ. Ngoài ra, họ cũng không ngừng thúc đẩy các hoạt động tình báo, cài cắm điệp viên để chiếm đoạt tài sản trí tuệ, tha hóa giới chính trị gia Hoa Kỳ.

Khi đã biết rõ sự thật, người Mỹ đã cho thấy quyết tâm không để cho phe thiên tả và đặc biệt là ĐCSTQ thực hiện được âm mưu của họ, nhất là trong cuộc bầu cử bị gian lận vừa qua. Họ đã hiện thực hóa quyết tâm của mình bằng các cuộc tuần hành phản đối gian lận phiếu bầu và biểu thị sự ủng hộ với Tổng thống Trump, người luôn đề cao và bảo vệ văn hóa truyền thống. Họ đang coi việc lên tiếng và hành động đẩy lùi cái ác ở nước Mỹ như một sứ mệnh trong thời khắc lịch sử này.

Ông Ali Alexander, một nhà tổ chức của phong trào “Stop the Steal” (Ngăn chặn đánh cắp [bầu cử]), trong khi trả lời phỏng vấn NTD TV, đã chia sẻ nhận thức của ông đối với Hệ tư tưởng mà phe cánh tá vốn rêu rao nhiều năm qua, ông cho biết đó là thứ tự cho rằng nó có giá trị “giải phóng tư tưởng”, nhưng trên thực tế nó lại sử dụng các phương pháp chuyên chế kỹ trị để thực thi, giống hệt phương cách của ĐCSTQ.

Ông Ali cho biết: “Nhiều người trong chúng ta coi việc chiến đấu chống lại chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản như thể đó chỉ là một câu nói sáo rỗng, hoặc coi đó chỉ là về [cuộc đấu tranh với chính sách] thuế hoặc chăm sóc sức khỏe. Không, đây chính là cuộc chiến chính – tà. Điều gì thúc đẩy tôi thức tỉnh và mỗi ngày đều biết rằng, nếu tôi nói điều đúng đắn, hàng vạn hàng vạn người Mỹ khác sẽ thức tỉnh”.

Không chỉ người dân, mà các chính trị gia cũng đang đứng lên cất tiếng nói để bảo vệ công lý. Người Mỹ đang đồng lòng lên tiếng cho chính nghĩa, họ đang nhẫn nại yêu cầu công lý phải được thực thi cho Hoa Kỳ. Dù kết quả thế nào thì cuộc bầu cử vừa qua hẳn đã giúp họ “thực tỉnh” và nhận rõ hơn chính-tà. Có lẽ đây mới là điều quan trọng nhất đối với họ vì điều đó giúp họ nhìn thấy rõ hơn con đường trước mắt và kiên định hơn với niềm tin vào giá trị phổ quát. Chắc chắn rằng với trái tim thiện lương và sự bên bỉ, thiên lý sẽ tiếp thêm sức mạnh cho họ để cuối cùng đẩy lùi cái ác và bước sang kỷ nguyên mới tươi sáng hơn.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Nhật Bản bất chấp mặc Trung Quốc phản đối, vẫn chuyển vaccine cho Đài Loan

Tin Tức Đa Chiều

Psaki gọi luật chống phá thai ở Texas là một “cuộc tấn công” vào quyền của phụ nữ

Quân đội Myanmar tính phí 85 đô la để nhận thi thể nạn nhân trong cuộc đàn áp

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment