Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Truyền thông Trung Quốc đưa tin về cuộc gặp Mỹ-Trung tại Alaska như thế nào?

Trong một bài bình luận gần đây trên ‘The Epoch Times’, ông Zhong Yuan đã phân tích về cách mà truyền thông Trung Quốc đưa tin xoay quanh cuộc đụng độ công khai tại các cuộc đàm phán Mỹ-Trung ở Alaska.

Là một nhà nghiên cứu tập trung vào hệ thống chính trị của Trung Quốc, quá trình dân chủ hóa của đất nước, tình hình nhân quyền và sinh kế của người dân Trung Quốc, ông Zhong Yuan đã tin rằng cuộc đàm phán Mỹ-Trung tại bang Alaska, bắt đầu vào ngày 18/3, sẽ rất khó khăn mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục gọi đây là “đối thoại chiến lược cấp cao”. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc hội đàm bắt đầu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập tức thay đổi giọng điệu, từ đối thoại chuyển sang đối đầu.

Tại một cuộc họp báo hôm 19/3, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên nêu rõ, “những tuyên bố mở đầu [của phía Mỹ] là rất nảy lửa và cường điệu”.

Ông Zhong Yuan nhận thấy Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc, đã nhanh chóng theo sát đoạn tóm tắt của ông Triệu Lập Kiên trong bản tin của mình, bằng cách nói rằng phía Hoa Kỳ “gây bất đồng trước và rằng các tuyên bố mở đầu là nảy lửa và cường điệu, đó không phải là điều mà Trung Quốc muốn thấy”.

Ông Zhong Yuan cho rằng “cuộc đụng độ công khai này đã hoàn toàn phơi bày những lời nói dối mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tuyên truyền cho người dân trong nước rằng đây là cái gọi là “đối thoại chiến lược cấp cao Trung Quốc-Hoa Kỳ”.

“Điều kỳ lạ là các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã đưa tin về cuộc đối đầu với khán giả trong nước, và lần này quá nhanh”, ông Zhong Yuan nhận xét.

Đối thoại Mỹ-Trung đang tan rã

Ông Zhong Yuan cho hay, trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một phóng viên CNN hỏi: “Trung Quốc tuyên bố phía Hoa Kỳ đã vượt quá giới hạn thời gian trong bài phát biểu khai mạc của mình, và phá vỡ các quy tắc ngoại giao, đó không thể nào là cách để chào đón các vị khách. Vậy tại sao Trung Quốc lại cáo buộc Mỹ vượt quá giới hạn thời gian một cách nghiêm trọng?”.

Ông Triệu không trực tiếp trả lời câu hỏi, nhưng mô tả phiên khai mạc là “nảy lửa và cường điệu”, và cáo buộc phía Hoa Kỳ “cố ý tấn công các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, gây ra những bất đồng”.

Theo ông Zhong Yuan, “việc Hoa Kỳ có vượt quá giới hạn thời gian hay không, không phải là vấn đề, mà chính là việc Hoa Kỳ đưa ra những nhận xét phê phán, đã làm ĐCSTQ bối rối. ĐCSTQ đã đòi hỏi có một cuộc họp và đặc biệt gọi đây là ‘cuộc đối thoại chiến lược cấp cao’, điều mà phía Hoa Kỳ đã không thực hiện. Bây giờ, có lẽ với sự chấp thuận của các lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, các ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị đã thực hiện một vở kịch ‘nảy lửa’ như những chiến binh sói của ĐCSTQ”.

Ông Zhong Yuan cho rằng trước những chỉ trích, phê phán trong những tuyên bố mở đầu của phía Mỹ, “các phương tiện truyền thông tuyên truyền của ĐCSTQ buộc phải thay đổi giọng điệu. Từ chỗ ban đầu nói về cải thiện quan hệ Trung-Mỹ, giờ họ quay sang đả kích Hoa Kỳ”.

Sau các cuộc đàm phán 4 bên chuyên sâu giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, và các cuộc đàm phán 2+2 giữa Mỹ-Nhật và Mỹ-Hàn, ĐCSTQ có thể nhận ra rằng có rất ít hy vọng cải thiện quan hệ Mỹ-Trung, chứ không phải chỉ có áp lực lớn.

“Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không có lựa chọn nào khác. Họ sử dụng quyền kiểm soát hoàn toàn của họ đối với việc tiếp cận thông tin bên trong Trung Quốc để kích động người Trung Quốc yêu nước và đổ lỗi cho Hoa Kỳ”, ông Zhong Yuan nhận xét.

Điều gì khiến Trung Quốc đổi giọng

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ hiếm khi đưa tin về những bất đồng ngoại giao nghiêm trọng. Họ chủ yếu tập trung vào việc ca ngợi sự lãnh đạo và những thành tựu của ĐCSTQ.

Ông Zhong Yuan cho rằng “việc phơi bày trực tiếp những khoảnh khắc nảy lửa như thế này là điều hoàn toàn không hợp với đặc tính của họ. Nó hoàn toàn phá vỡ các thông lệ và giao thức thông thường của ĐCSTQ. Và do đó, nó cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ song phương Mỹ-Trung đối với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ”.

Một ngày trước cuộc hội đàm, Tân Hoa Xã rất phấn khích đưa ra một số báo cáo, ví dụ như: “Các quan chức phái đoàn Trung Quốc tổ chức tóm tắt bối cảnh về Đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ-Trung”; “Ông Dương Khiết Trì giải thích lập trường của Trung Quốc trong phiên khai mạc Đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ-Trung”; “Ông Vương Nghị giải thích lập trường của Trung Quốc trong phát biểu khai mạc Đối thoại chiến lược cấp cao Mỹ-Trung”; “Ông Triệu Lập Kiên thông báo ‘Phát biểu khai mạc Đối thoại Mỹ-Trung sẽ được tiếp nối bằng một cuộc họp chính thức, hy vọng cả hai 2 bên Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hành động theo cùng một hướng’”.

Các hãng truyền thông khác của đại lục đã nhanh chóng tái bản, và cho đăng lại các báo cáo đó.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phóng viên CNN cũng hỏi ông Triệu Lập Kiên rằng: “Các phương tiện truyền thông nhà nước và mạng xã hội của Trung Quốc đã đưa tin rất nhiều về những gì phái đoàn Trung Quốc tuyên bố, bao gồm cả những tấm áp phích với những chữ cái lớn, bắt mắt. Vì vậy, tôi tự hỏi liệu phía Trung Quốc có chủ tâm nhắm nhiều hơn vào khán giả trong nước khi đưa ra những tuyên bố này không?”

Ông Zhong Yuan nhận xét: “Các phóng viên báo chí nước ngoài đã ngay lập tức cảm nhận được sự khác biệt và xem việc ĐCSTQ chuyển sang kích động chủ nghĩa dân tộc như là một phương sách cuối cùng”.

ĐCSTQ có sẵn sàng đối đầu công khai với Hoa Kỳ?

Ông Triệu Lập Kiên tuyên bố tại cuộc họp báo rằng phái đoàn Trung Quốc “bị lạnh bởi cái lạnh buốt giá. … Chúng tôi hy vọng Mỹ có thể thỏa hiệp với Trung Quốc”.

Theo ông Zhong Yuan, những nhận xét trên của ông Triệu, cho thấy điểm yếu của ĐCSTQ.

“Ông Dương Khiết Trì giải thích lập trường của Trung Quốc trong phát biểu khai mạc Đối thoại chiến lược cấp cao Trung – Mỹ”, Tân Hoa Xã đã tuyên bố một cách giả dối rằng “đối thoại chiến lược cấp cao Trung – Mỹ là một sáng kiến quan trọng được thực hiện với sự đồng thuận của 2 nguyên thủ của cả 2 nước, thông qua cuộc điện đàm của họ, và nó cũng được đích thân 2 nguyên thủ quyết định”.

“Nhưng nó không được đề cập trong cuộc điện đàm giữa ông Biden và người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình hôm 10/2”, ông Zhong Yuan khẳng định.

Bản tin Tân Hoa Xã nói rằng ĐCSTQ “hy vọng [các] cuộc đối thoại này sẽ chân thành và thẳng thắn”.

Tuy nhiên ông Zhong Yuan tin rằng “ĐCSTQ đã bị bối rối bởi phía Mỹ, nếu nói một cách chân thành và thẳng thắn”.

Bản tin của Tân Hoa xã được cho là nêu lên lập trường của ĐCSTQ, nhưng thay vào đó lại nhắc lại nội dung của lưỡng hội của ĐCSTQ. Nó kết thúc với tuyên bố rằng “người dân Trung Quốc đoàn kết chặt chẽ hơn xung quanh Ủy ban Trung ương ĐCSTQ với ông Tập Cận Bình làm nòng cốt”.

Bản tin nêu rõ trong bài phát biểu mở đầu, ông Dương Khiết Trì nói ông ấy không nghĩ rằng “tuyệt đại đa số các quốc gia trên thế giới sẽ công nhận các giá trị phổ quát do Hoa Kỳ ủng hộ hoặc quan điểm của Hoa Kỳ có thể đại diện cho dư luận quốc tế, và những quốc gia đó sẽ không thừa nhận rằng các quy tắc do một số ít người đưa ra sẽ là cơ sở cho trật tự quốc tế”.

Ông Dương Khiết Trì tuyên bố, “Hoa Kỳ không đủ tư cách để nói chuyện với Trung Quốc một cách trịch thượng, và Trung Quốc từ chối tiếp nhận”.

Ngoài ra, như Tân Hoa Xã đưa tin, ông Vương Nghị còn đi xa hơn hơn một bước, khi tuyên bố rằng “Trung Quốc chắc chắn trong quá khứ và trong tương lai, sẽ không chấp nhận những cáo buộc không có cơ sở từ phía Hoa Kỳ”.

Tất cả các phương tiện truyền thông đại lục khác đều nhanh chóng lặp lại lời tuyên truyền của Tân Hoa Xã rằng ĐCSTQ đã tỏ rõ lập trường cạnh tranh với Hoa Kỳ về uy quyền tối cao hoặc ít nhất là ngang bằng.

Cho rằng “các phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đã nói rất nhiều nhân danh ông Dương Khiết Trì và ông Vương Nghị”, ông Zhong Yuan khẳng định và đặt câu hỏi khi kết thúc bài bình luận: “ĐCSTQ chắc chắn có thể đổ lỗi cho Hoa Kỳ một lần nữa, tuy nhiên, liệu nó có thực sự giải quyết được tình thế khó xử mà các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ phải đối mặt?”.

Related posts

Trung Quốc cố vươn lên vị trí ‘hải quân số một thế giới’, nhưng vẫn thua Hải quân Mỹ ở một chỉ số quan trọng

Science

Biden nói với Merkel rằng ông muốn hồi sinh liên minh với Đức

Tin Tức Đa Chiều

TT Biden ký ban hành dự luật cứu trợ Covid gây tranh cãi

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment