Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Trung Quốc ngập ngụa trong ảo tưởng và ác mộng ở “hố đen quân sự”

Theo lời của Tiến sĩ Sean Roberts – Phó giáo sư về các vấn đề quốc tế và là Giám đốc nghiên cứu phát triển quốc tế tại Đại học George Washington (Mỹ) cho biết, Trung Quốc đặt rất nhiều mục tiêu và tham vọng trong vấn đề Afghanistan, nhất là từ khi Mỹ và NATO rời đi sau 20 năm tham chiến ở đây. Nếu xung đột tiếp diễn gây ra rủi ro an ninh cho lợi ích trong nước của Trung Quốc thì Bắc Kinh sẽ khó giữ thế trung lập đối với những gì đang diễn ra ở khu vực này.

THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC

Trung Quốc thật sự đang quan tâm đến Afghanistan – nơi từng được nhìn nhận là “hố đen quân sự” với Mỹ và Liên Xô, nhưng không phải vì quan tâm cho vấn đề an ninh của quốc gia này mà chủ yếu do lo sợ cho an nguy của Sáng kiến ​​Vành đai-Con đường (BRI) của họ.

Trung Quốc dễ dàng “phá vỡ” Afghanistan để phục vụ chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng cho các tuyến thương mại mà họ hình dung như một phần của BRI. Nhưng vấn đề là quốc gia Nam Á này nằm giữa hai con đường giao thương đông đúc cho thương mại của Trung Quốc về hướng Tây và Tây Nam – Trung Á và Trung Quốc – Hành lang kinh tế Pakistan (CPEC).


Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Afghanistan, Mohammed Haneef Atma. Ảnh: ĐSQ Trung Quốc.

Do đó, Afghanistan có thể trở thành một nguồn cơn gây bất ổn cho khu vực và cho BRI. Vì vậy, tiến sĩ Sean Roberts cho rằng, ưu tiên số một của Bắc Kinh ở trong nước là đảm bảo Afghanistan không rơi vào bất ổn kinh hoàng, vốn có thể gây gián đoạn lợi ích của Trung Quốc ở Trung Á và Pakistan.

Tất nhiên, nếu Trung Quốc có thể liên minh với Afghanistan, đảm bảo sự ổn định của quốc gia Nam Á này và kết hợp nó như một phần của các tuyến đường của BRI, thì đó chính là chiến lược lý tưởng cho Trung Quốc, cho phép nước này kết nối các tuyến thương mại đi qua Trung Á với những tuyến đi qua Pakistan, đồng thời giúp họ gần như hoàn toàn tiếp cận với Iran và phần còn lại của Trung Đông.

VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI VÀ ÁC MỘNG KHỦNG BỐ

Trung Quốc muốn làm việc với các chính phủ đương nhiệm ở các quốc gia, bất kể chế độ nào, nhưng đó là khi chính phủ đó đã hình thành và đã ổn định. Và Bắc Kinh trên thực tế không có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia vào quá trình định hình một chính phủ trong quá trình chuyển đổi bước ngoặt, như trường hợp của Afghanistan.


Các quan chức Trung Quốc chụp ảnh cùng với đoàn đại biểu Taliban đến thăm Trung Quốc vào cuối tháng 7 vừa qua. Ảnh: SCMP

Bắc Kinh có mối quan hệ lịch sử lâu dài với cả Taliban và chính phủ Afghanistan hiện tại, nhưng họ sẽ rất khó làm việc với cả hai khi Taliban và quân đội chính phủ Afghanistan thực chất đang xung đột gay gắt.

Trung Quốc thường xuyên nói về cái được coi là “mục tiêu kép” giữa can dự kinh tế và chính trị, và ảo tưởng này sẽ khó duy trì hơn nữa nếu Bắc Kinh can dự mạnh mẽ vào Afghanistan trong tương lai.

Đặc biệt nếu xung đột tiếp diễn gây ra rủi ro an ninh cho lợi ích trong nước của Trung Quốc, thì Bắc Kinh sẽ khó giữ thế trung lập trong cuộc xung đột ở Afghanistan.’

PAKISTAN – “NHÂN TỐ X” Ở AFGHANISTAN?

Pakistan có lẽ là đồng minh bền chặt nhất của Trung Quốc và theo tiến sĩ Sean Roberts, Trung Quốc sẽ cần phải dựa nhiều vào Pakistan để đảm bảo các dự án của Trung Quốc ở Afghanistan và trong khu vực được an toàn.

Ví dụ, có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ yêu cầu quân đội Pakistan can thiệp vào Afghanistan trước khi Bắc Kinh tham chiến.

Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu Pakistan có thực sự đủ năng lực để kiểm soát các vấn đề khó nhằn ở Afghanistan hay không và liệu quân đội quyền lực của nước này có tuân theo mệnh lệnh của chính phủ hay không.


Nhóm Taliban ở Afganistan. Ảnh: AFP

MỐI LO NGẠI CỦA MỸ

Khi Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách lấp đầy khoảng trống quyền lực ở Afghanistan sau khi Mỹ và NATO rút đi, Nhà Trắng lại có nhiều mối quan tâm địa chính trị và an ninh hàng đầu xung quanh động thái này của Bắc Kinh.

Chuyên gia Sean Roberts cho rằng, sự can dự của Trung Quốc ở Afghanistan không phải là một mối đe dọa địa chính trị hoặc an ninh ngay trước mắt. Tuy nhiên, một khi vị thế của Trung Quốc ở Afghanistan càng mạnh mẽ hơn, nó có thể gây ra những lo ngại trong tương lai.


Việc Trung Quốc chen chân vào Afghanistan khiến Mỹ lo ngại (Ảnh minh họa. Nguồn: amazonaws.com)

Chẳng hạn như có nhiều lo ngại là Trung Quốc tăng cường can dự vào quốc gia Nam Á chỉ càng làm trầm trọng thêm tình trạng tham nhũng, nắm quyền yếu kém và bất ổn ở Afghanistan nói riêng và trong khu vực nói chung.

Thứ hai, Trung Quốc có thể sử dụng sức mạnh kinh tế của mình ở Trung Á, Afghanistan và Pakistan để thành lập một khối các quốc gia bảo trợ trong khu vực nhằm giúp Bắc Kinh không phải chịu trách nhiệm tại Liên Hợp Quốc về các hành động vô lý hay phi pháp của mình cả trong nước và quốc tế.

Cuối cùng, dù ít có khả năng hơn, nhưng điều đáng lo ngại hơn là Bắc Kinh có thể lợi dụng tình trạng bất ổn ở Afghanistan như một cái cớ để phô trương sức mạnh quân sự trên phạm vi quốc tế, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ.

Điều này khó xảy ra khi Trung Quốc gần đây vẫn nỗ lực kiềm chế sử dụng quân đội ở nước ngoài. Nhưng nếu điều đó xảy ra thì động thái chưa từng có này sẽ báo hiệu một Trung Quốc hung hăng hơn nhiều trên trường quốc tế.

Hiện tại, theo tiến sĩ Sean Roberts, Mỹ không có lý do gì để cản Trung Quốc đóng vai trò nổi bật hơn ở Afghanistan, nhưng Washington cần chặt chẽ dõi theo các động thái của Bắc Kinh bởi chính nó sẽ định hình cơ bản về vai trò tương lai của Trung Quốc trên toàn cầu.

Related posts

Belarus đã đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ

Ông Biden ký một loạt sắc lệnh mới, đảo ngược chính sách của ông Trump

Tin Tức Đa Chiều

Đài Loan tăng cường sản xuất tên lửa trước mối đe doạ từ TQ

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment