Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Trung Quốc bất ngờ bứt phá ngoạn mục về kinh tế, đạp đổ mọi tiên đoán

Đạp đổ mọi tiên đoán, Trung Quốc bất ngờ bứt phá ngoạn mục. Bước đệm để khởi sắc? Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhẹ trong tháng 10 tuy nhiên đã “đạp đổ” mọi dự báo.

Đây là kết quả của nhu cầu toàn cầu bùng nổ trong mùa lễ hội cùng với việc nới lỏng các biện pháp để giảm thiểu gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu đã không đúng như kỳ vọng của các nhà phân tích. Nikkei nhận định, điều này cho thấy sự suy yếu chung của các nhu cầu trong nước.

BƯỚC ĐỆM MỚI
Xuất khẩu tăng 27.1% tính theo USD trong tháng trước so với một năm trước đó lên 300.2 tỷ USD, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy hôm 7/11.

Nhà kinh tế trưởng Zhiwei Zhang tại Pinpoint Asset Management cho biết, xuất khẩu mạnh sẽ giúp giảm thiểu tình trạng suy yếu của nền kinh tế nội địa, đồng thời cung cấp cho chính phủ nhiều cơ hội hơn để điều hành chính sách kinh tế. Ông nói: “Chính phủ có thể đợi đến cuối năm để nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa, khi xuất khẩu tạo ra bước đệm để xoa dịu sự suy giảm kinh tế.”

“Ông sẽ hối hận suốt đời” – Tiền lệ chấn động ở giới yakuza và cuộc quay đầu đau nhức não
Dữ liệu thời gian gần đây từ một cuộc khảo sát chính thức chỉ ra sự chậm lại của hoạt động sản xuất. Hoạt động của nhà máy bị thu hẹp trong tháng thứ 2 trong vòng 10 tháng trong khi tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.

Tuy nhiên, dưới sự can thiệp mạnh mẽ của chính phủ, một số hạn chế về nguồn cung đã bắt đầu được xoa dịu trong những tuần gần đây. Tình trạng khủng hoảng do thiếu điện than, những tiêu chuẩn khắt khe về khí thải và nhu cầu công nghiệp mạnh – đã bắt đầu giảm bớt.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi đầu tuần cho biết, chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ ngành công nghiệp khi nền kinh tế đối mặt với áp lực mới.

CÁC CON SỐ TRIỂN VỌNG
Nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng 20.6% trong tháng 10 – so với 1 năm trước đó, tăng nhanh từ mức 17.6% trong tháng 9, tuy nhiên con số này không đạt được kì vọng là tăng trưởng 25%.

Nhập khẩu than của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong tháng 10 so với một năm trước đó khi Bắc Kinh cố gắng đối phó với việc cắt điện do thiếu hàng và nhu cầu điện tăng cao, đặc biệt là từ các nhà sản xuất định hướng xuất khẩu. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên – một giải pháp thay thế cho điện trong việc sưởi ấm ở gia đình, đã tăng 22% trong 10 tháng đầu năm.

Thương mại toàn cầu ở mức kỷ lục trong năm nay khi các nền kinh tế trên thế giới bắt đầu phục hồi sau các đợt phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 vào năm 2020. Điều đó đã tạo áp lực lớn cho chuỗi cung ứng ở nhiều quốc gia do thiếu container và tàu cũng như nhân sự tại các cảng, thiếu lái xe. Tuy nhiên, các báo cáo cho thấy triển vọng của chuỗi cung ứng có thể được cải thiện khi các dự đoán chỉ ra rằng chi phí vận chuyển sẽ giảm.

Phát hiện virus corona mới lây nhiễm sang người
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã tăng trưởng nhanh nhất trong số các đối tác thương mại lớn của họ trong năm nay. Thặng dư thương mại của quốc gia này với Mỹ – nguồn gốc gây ra căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã tăng lên 2.08 nghìn tỷ Nhân dân tệ trong 10 tháng tính đến tháng 10 từ mức 1.75 nghìn tỷ Nhân dân tệ một năm trước đó do Trung Quốc nhập khẩu đậu nành của Mỹ.

Cơ quan Hải quan cho biết, máy móc và các sản phẩm điện chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong năm nay. Các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như quần áo và các sản phẩm nhựa chiếm 18%. Các nhà phân tích của Goldman Sách Group Inc. cho biết các mặt hàng như thiết bị gia dụng, đèn chiếu sáng và đồ nội thất có mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất trong tháng 10.

Trung Quốc là nguồn cầu lớn nhất thế giới đối với hầu hết các mặt hàng bởi nên kinh tế của nước này và sự tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng.

Theo phân tích của Bloomberg, đà xuất khẩu mạnh mẽ của nước này sẽ kéo dài ít nhất trong vài tháng tới. Nhu cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc có thể chậm lại nếu người tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển tiếp tục chuyển hướng từ hàng hóa sang tiêu dùng dịch vụ, và các nước ở Nam và Đông Nam Á tiếp tục việc sản xuất tại nhà máy sau khi phải ngừng hoạt động để phòng chống đại dịch Covid-19.

Related posts

Bảo vệ mạo danh bác sĩ lừa phẫu thuật, bệnh nhân tử vong

Tin Tức Đa Chiều

Lên xe văng tục, không khẩu trang, khi bị nhắc thì người đàn ông côn đồ vô cớ hành hung tài xế taxi dã man dù đang đi cùng vợ và con nhỏ

Tin Tức Đa Chiều

Kỷ niệm 100 năm thành lập của ĐCSTQ thiếu vắng lễ diễu hành quân sự

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment