Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Prager: Nạn kỳ thị người châu Á, lời nói dối mới nhất của phe cánh tả chống Mỹ

Gần đây nạn kỳ thị người châu Á sau vụ xả súng của người đàn ông da trắng 21 tuổi tại Atlanta nổi lên rầm rộ trên các mặt báo. Về vấn đề này, tác giả, người dẫn chương trình phát thanh bảo thủ Dennis Prager đã có bài bình luận trên tờ Daily Wire. Dưới đây là nội dung bài bình luận của ông.

Nếu bạn dựa vào tờ New York Times, Đảng Dân chủ hoặc CNN (những kênh này có thể hoán đổi cho nhau) để nhận thức thực tế thì giờ đây bạn tin rằng nước Mỹ đang quay cuồng với biểu hiện mới nhất của hệ tư tưởng “người da trắng thượng đẳng”: Nạn kỳ thị người châu Á.

Đó là một lời nói dối, mục đích của điều đó là:

a) Khắc họa nước Mỹ trở nên có vẻ tà ác hơn nữa.

b) Khắc họa người Mỹ da trắng trở nên có vẻ tà ác hơn nữa.

c) Chia rẽ sâu sắc hơn nữa người Mỹ theo chủng tộc và sắc tộc.

d) Củng cố – hoặc tạo ra – niềm tin của người Mỹ gốc Á rằng họ bị ghét bỏ (và do đó, phải dựa vào chính phủ và đặc biệt là Đảng Dân chủ).

e) Tạo ra bản sắc dân tộc giữa những người Mỹ gốc Á. Hầu hết trong số họ trước nay về cơ bản tự coi mình là người Mỹ “tình cờ” có nguồn gốc từ châu Á.

Có phân biệt chủng tộc người châu Á ở Mỹ không? Tất nhiên là có. Định kiến về chủng tộc là một phần bi thảm của thân phận con người. Không có quốc gia nào mà người của các chủng tộc khác nhau sinh sống mà không có thành kiến về sắc tộc hoặc chủng tộc.

Vì vậy, câu hỏi duy nhất mà những người đàng hoàng, khôn ngoan hay trung thực hỏi là: [Thành kiến về phân biệt chủng tộc người Mỹ gốc Á] nhiều đến đâu?

Và câu trả lời là: rất, rất ít.

Nhưng cánh tả thiếu sự chính trực, khôn ngoan và trung thực. Do đó, họ liên tục báo cáo về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, kỳ thị người châu Á. Hầu hết những báo cáo đó phóng đại quá mức với mục đích là biên tạo một lời nói dối.

Hãy bắt đầu với cuộc tấn công vào tuần trước ở Atlanta, trong đó một người đàn ông da trắng 21 tuổi đã sát hại 8 người trong ba tiệm mát-xa châu Á, trong đó có 6 người là người Mỹ gốc Á.

Cho đến nay, không có một bằng chứng nào cho thấy người Mỹ gốc Á bị giết vì họ là người gốc Á. Lý do kẻ xả súng giết họ, theo những người biết kẻ phạm tội trước vụ xả súng và thông tin thẩm vấn của các điều tra viên sau vụ xả súng, là hắn mắc chứng nghiện tình dục. Hắn từng vào trại cai nghiện và thường xuyên lui tới một số hoặc tất cả các cơ sở mát-xa mà hắn nhắm đến. Hắn ta đổ lỗi cho những cơ sở này là điều khiến mình trở nên “nghiện”. Cho đến nay, không có bằng chứng về việc kẻ giết người đã từng bày tỏ bất kỳ quan điểm kỳ thị người châu Á trên mạng xã hội hoặc trong các cuộc trò chuyện riêng tư.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông dối trá, một thuật ngữ đã trở nên thừa thãi, ngay từ đầu khi đưa tin đã miêu tả vụ xả súng là “phân biệt chủng tộc kỳ thị người châu Á”.

Điển hình là bài báo cáo trên tờ Los Angeles Times: “Người Mỹ gốc Á và những người ủng hộ họ đã tập hợp vào thứ Bảy trên khắp California và cả nước nhằm phản ứng với vụ xả súng trong tuần này ở khu vực Atlanta, cướp đi sinh mạng của 8 người, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á”.

Lời nói dối tại vụ xả súng Atlanta là một phần của lời nói dối lớn hơn rằng đang có một “bệnh dịch quốc gia” về người da trắng thượng đẳng phân biệt chủng tộc, kỳ thị người châu Á. Ví dụ, vào 18/3, tờ Washington Post đã báo cáo: “Hành vi thù ghét, kỳ thị người châu Á đã tăng vọt 150% kể từ khi đại dịch bắt đầu, theo một nghiên cứu gần đây”.

Nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa Thù hận và Cực đoan tại Đại học Bang California ở San Bernardino đã được trích dẫn bởi Washington Post, The New York Times, CNN và các phương tiện truyền thông cánh tả khác. Sự gia tăng 150% về hành vi thù địch chống người Mỹ gốc Á được nêu trong “Tờ thông tin: Định kiến ​​chống người Mỹ gốc Á vào tháng 3/2020”. Theo đó, số vụ phạm tội do thù ghét người Mỹ gốc Á đã tăng từ 49 vụ vào năm 2019 lên 122 vụ vào năm 2020. Vì vậy, toàn bộ sự thù ghét đối với người Mỹ gốc Á được xác nhận là gia tăng thêm 73 sự cố trong năm qua.

[Bây giờ hãy phân tích theo số liệu]. Có khoảng 330 triệu người Mỹ, và giả sử một người Mỹ chịu trách nhiệm cho một vụ phạm tội trong số 122 vụ chống người châu Á. Điều này có nghĩa là cứ 2.704.918 người Mỹ thì có một người kỳ thị người châu Á. Chưa kể đến, các hành vi được liệt kê là “phạm tội chống người Á” bao gồm cả các tội nhỏ nhặt [như quấy rối bằng lời nói, né tránh, ho/ khạc vào người khác].

Liên quan đến các hành vi bạo lực đối với người Mỹ gốc Á, theo Cục Thống kê Tư pháp Hoa Kỳ từ tháng 9/2019, người da đen có tỷ lệ tội phạm bạo lực cao nhất đối với người Mỹ gốc Á. Nhưng các phương tiện truyền thông ma mãnh đã không báo cáo điều này.

Tờ New York Times, tờ báo đứng đầu trong nỗ lực khuấy động sự điên cuồng của cánh tả, tuần trước đã xuất bản một bài báo với tiêu đề như thế này “Các cuộc tấn công vào người Mỹ gốc Á ở New York làm châm ngòi cho sự sợ hãi, lo lắng và tức giận.” Và tiêu đề phụ của bài báo là “Hành vi thù ghét liên quan đến nạn nhân người Mỹ gốc Á đã tăng vọt ở thành phố New York vào năm ngoái”.

Hãy tập trung vào từ “tăng vọt” và bạn sẽ đánh giá cao cam kết đưa tin trung thực của tờ Times. Hãy xem nhé.

Nếu ai đó đọc qua tiêu đề – điều mà hầu hết mọi người đều bỏ qua – thì bài báo sẽ đưa ra những con số thực tế. Bài báo của New York Times viết, “số vụ hành vi thù ghét với nạn nhân người Mỹ gốc Á được báo cáo cho Sở Cảnh sát New York đã vọt lên 28 vụ vào năm 2020, trong khi năm ngoái chỉ có 3 vụ”.

Bạn đọc đúng rồi đấy! Số vụ phạm tội thù ghét người châu Á “tăng vọt” và “vọt lên” con số 28 vụ trong một thành phố có 8,4 triệu dân và hơn một triệu người Mỹ gốc Á tính đến năm 2010. Vì vậy, cứ 300.000 người New York thì có một người phạm tội thù hận kỳ thị người Mỹ gốc Á và cứ 36.000 người Mỹ gốc Á sống ở New York thì có một người là nạn nhân của tội ác kỳ thị. Hãy so sánh với một số liệu khác, bạn sẽ thấy tỷ lệ người ta chết trong một vụ tai nạn xe cơ giới là khoảng 1/9.000 vụ.

Một bài báo khác của tờ New York Times có tiêu đề “Một Tết Nguyên đán căng thẳng cho Vùng Vịnh (Bay Area) sau các cuộc tấn công người Mỹ gốc Á”. Bài báo mở đầu bằng câu:

“Các video có nhiều đồ họa và gây sốc. Vào tháng Giêng, một đài truyền hình địa phương đã chiếu cảnh một người đàn ông trẻ chạy nhanh về phía trước, sau đó thô bạo xô ngã một người đàn ông xuống đất. Ông ấy được xác định là Vicha Ratanapakdee, 84 tuổi, đang đi dạo vào buổi sáng trong khu phố Anza Vista của San Francisco. Ông lão sau đó đã chết ”.

Tờ New York Times không bao giờ tiết lộ tên hay chủng tộc của hung thủ: Hắn là Antoine Watson, một thanh niên da đen 19 tuổi.

Nhưng, trong điều tạm gọi là “lời nói dối tổng hợp”, tờ báo này đã đổ lỗi cho “cựu Tổng thống Donald J. Trump là người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc để chỉ virus corona”.

Tất nhiên, tờ Times không đưa ra ví dụ về “ngôn ngữ phân biệt chủng tộc” của ông Trump liên quan đến virus corona. Bây giờ người ta cho rằng buộc tội cho chính phủ Trung Quốc về virus hoặc gọi virus là “virus Trung Quốc” hoặc “virus Vũ Hán” là “phân biệt chủng tộc”, bỏ qua thực tế là hầu như mọi dịch bệnh trước đây đều được đặt tên theo thành phố hoặc nơi nó bắt đầu xuất hiện như Cúm Tây Ban Nha, Cúm Hồng Kông, virus Ebola…

Trong khi đó, nước Mỹ vẫn đang bị bao trùm bởi lời nói dối về vụ xả súng Alanta và “nạn kỳ thị người Mỹ gốc Á”. Trang bìa của tờ New York Times tuần này có hình vẽ một phụ nữ trẻ châu Á với tiêu đề: “Chúng tôi không im lặng: Đối đầu với di sản bạo lực chống người châu Á của Hoa Kỳ”.

Related posts

Các nước EU từ chối “sáng kiến” chia sẻ bằng sáng chế vắc-xin của ông Biden

NATO “đánh” Nga kiểu gì khi mà không tàu ngầm nước ngoài nào được phép vào Biển Đen?

Tin Tức Đa Chiều

Vì sao “lính đánh thuê” có thể lọt vào thủ đô, ám sát Tổng thống Haiti dễ dàng như vậy?

Leave a Comment