Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

TQ ‘đuổi chiến hạm Mỹ’ gần Hoàng Sa dịp 5 năm phán quyết PCA

Theo như Trung Quốc trong diễn biến mới nhất nói rằng tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, USS Benfold, đã đi vào vùng biển này khi chưa được sự cho phép của Trung Quốc, và do đó vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền lãnh thổ, làm ảnh hưởng tới sự ổn định ở Biển Đông, khiến Trung Quốc vừa “đuổi đi” một chiến hạm Hoa Kỳ ở khu vực gần Quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Bắc Kinh gọi là Tây Sa, Hải quân TQ nói hôm thứ Hai 12/7.

Vụ việc xảy ra đúng ngày kỷ niệm 5 năm Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế tại The Hague (PCA) ra phán quyết trong vụ kiện Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh.

PCA hồi 2016 bác các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về Đường Chín Đoạn ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn lặp đi lặp lại rằng họ không bao giờ công nhận phán quyết này.

Trong năm qua, căng thẳng tại Biển Đông tiếp tục dâng cao, với việc Manila cáo buộc Bắc Kinh tìm cách dọa dẫm các tàu tuần duyên nước này và đưa hàng trăm tàu mà Manila gọi là ‘dân quân biển’ vào áp đảo tàu cá Philippines ở khu vực được cho là thuộc Khu Đặc quyền Kinh tế của Philippines.

Thách thức từ phía Hoa Kỳ

Trung Quốc trong diễn biến mới nhất nói rằng tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, USS Benfold, đã đi vào vùng biển này khi chưa được sự cho phép của Trung Quốc, và do đó vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền lãnh thổ, làm ảnh hưởng tới sự ổn định ở Biển Đông.

Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm thứ Hai ra thông cáo trên mạng Weibo, nói rằng họ “mạnh mẽ lên án và cương quyết phản đối” việc di chuyển của USS Benfold, và “thúc giục Hoa Kỳ hãy ngay lập tức chấm dứt các hành động khiêu khích đó”.

Cũng trong thứ Hai, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong buổi họp báo thường lệ nói rằng Hoa Kỳ đang làm tổn hại tới hòa bình, ổn định ở khu vực.

Trung Quốc thúc giục Washington hãy chấm dứt việc “khuấy đảo gây chuyện” ở Biển Đông, ông Triệu nói.

Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Hai nói hoạt động của tàu USS Benfold là nhằm xác quyết quyền tự do đi lại trên biển ở vùng tây bắc của Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, là nơi Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát trên thực tế kể từ thập niên 1970.

“Theo luật quốc tế được thể hiện qua Công ước Luật Biển, tàu thuyền của mọi quốc gia, gồm cả tàu chiến, được quyền qua lại vô hại ở vùng biển quốc tế này,” Hải quân Hoa Kỳ nói.

“Với việc thực hiện việc đi qua mà không gây hại, không cần thông báo trước và không xin phép bất kỳ nước nào có tuyên bố chủ quyền ở đó, Hoa Kỳ thách thức các hạn chế bất hợp pháp mà Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đưa ra,” phát ngôn viên, đại úy Mark Langford tuyên bố.

“Với việc thực hiện chiến dịch này, Hoa Kỳ chứng minh rằng những vùng biển này là vượt quá những gì Trung Quốc có thể đòi hỏi một cách hợp pháp như là phần lãnh hải của mình, và rằng đòi hỏi của Trung Quốc về các đường cơ sở nối thẳng quanh Quần đảo Hoàng Sa là không phù hợp với luật pháp quốc tế.”

Cam kết bảo vệ Phillippines

Quyền tự do đi lại trên biển là lợi ích vĩnh viễn của toàn bộ các quốc gia, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken nói hôm Chủ Nhật.

“Không ở nơi nào mà trật tự trên biển dựa theo luật pháp lại bị đe dọa nhiều hơn so với Biển Đông,” ông Blinken nói.

“Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tiếp tục ép buộc và dọa dẫm các quốc gia tiếp giáp với biển ở Đông Nam Á, đe dọa quyền tự do đi lại ở tuyến đường biển toàn cầu quan trọng này.”

Ông Ngoại trưởng trong tuyên bố hôm Chủ Nhật cũng lặp lại lời cảnh báo Trung Quốc rằng bất kỳ vụ tấn công nào nhắm vào “các lực lượng có vũ trang, các tàu bè công, hoặc các máy bay của Philippines ở Biển Đông” cũng sẽ dẫn đến việc kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Phi ký hồi 1951.

Theo hiệp định này, hai nước Hoa Kỳ và Philippines ghi nhận rằng bất kỳ cuộc tấn công có vũ trang nào tại khu vực Thái Bình Dương nhắm vào một trong hai nước sẽ đều được coi là gây nguy hiểm cho hòa bình và an toàn của nước đó, và nước kia sẽ có hành động phù hợp.

Ông Blinken từng nhắc tới điều này, kể cả trong cuộc trao đổi giữa ông với Ngoại trưởng Phillippines hôm 8/4, là lúc ông “tái xác nhận khả năng áp dụng” hiệp định này ở Biển Đông, theo Reuters.

Related posts

Hãi hùng, người VN mệt mỏi, kiệt sức xếp hàng tới cả cây số để tiêm vaccine

Tin Tức Đa Chiều

Gần 11 triệu dân đã rời khỏi ‘quốc gia tốt nhất’ – Trung Quốc – để đi tìm tự do

Tin Tức Đa Chiều

Giấc mộng Trung Hoa vỡ tan nát – Chưa đến ngày Mỹ “khuỵu gối” mời Trung Quốc lên ngai!

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment