Với việc tổng thống Mỹ và Nga đang lên kế hoạch gặp gỡ tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 16/6, chế độ cộng sản Trung Quốc hết sức lo ngại và đang cố gắng thông qua một loạt hành động để giành được sự ủng hộ lớn hơn của Nga nhằm chống lại Hoa Kỳ. Các nhà phân tích tin rằng điều đó cho thấy Trung Quốc đang rất lo lắng việc Nga nghiêng về phía Hoa Kỳ trong mối quan hệ Mỹ – Trung – Nga.
Kể từ ngày 2/6, Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc, đã đăng một loạt bài báo tuyên bố rằng mối quan hệ Trung – Nga là “vững chắc” và “bền vững”. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng đã đối thoại trực tiếp với Ngoại trưởng Nga Lavrov khi chính quyền nước này kiểm tra vùng biển với nước láng giềng.
Hôm 4/6, mặc dù trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nga Lavrov, ông Vương Nghị tập trung nhấn mạnh rằng mối quan hệ Trung-Nga là “toàn diện”, nhưng ông Lavrov chỉ tập trung phát biểu về “việc tăng cường hợp tác chống virus với Trung Quốc” và “phục hồi kinh tế”.
Hôm 5/6, Kênh truyền hình cáp quốc tế bằng tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc CGTN (trước đây gọi là CCTV-9 và sau đó là CCTV News) đưa tin, trong Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg trực tuyến, khi phát biểu trước những lãnh đạo của các hãng thông tấn quốc tế lớn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận định, “mối quan hệ Nga-Trung đã đạt đến một mức cao chưa từng có”. Tuy nhiên, thực tế theo các bài báo của truyền thông quốc tế, ông Putin chỉ đề cập một cách cụ thể về một thỏa thuận dầu mỏ “chưa từng có” với Trung Quốc trong bài phát biểu của mình.
Ông Shi Shan, một chuyên gia về Trung Quốc sống ở Mỹ, nói với The Epoch Times: “Lý do tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang cố gắng hết sức để thân thiện với Nga là vì họ không chắc chắn về sự phát triển của mối quan hệ Mỹ – Nga. Mặc dù mối quan hệ Trung-Nga đã cải thiện trong những năm gần đây, nhưng Điện Kremlin đã thông báo cuộc gặp đầu tiên giữa các nguyên thủ Nga và Mỹ vào đúng dịp kỷ niệm 16 năm tham vấn an ninh chiến lược giữa Nga và Trung Quốc (ngày 25/5).”
Ông Shi cho biết thêm: “Thời điểm [thông báo] này khiến mọi người đặt nghi vấn về ý định của Nga.”
Ông Shi cho rằng ông Biden sẽ tận dụng cơ hội của hội nghị thượng đỉnh G7 để thảo luận với ông Putin cách để “khôi phục mối quan hệ Mỹ-Nga ổn định và có thể đoán trước”.
Ông Shi nhấn mạnh: “Một khi mối quan hệ Mỹ-Nga cải thiện, ĐCSTQ sẽ không thể tiếp tục lợi dụng Nga để kiềm chế Hoa Kỳ. [Như thế], nỗ lực trong nhiều năm của nó [ĐCSTQ] để chơi ván cờ tam giác Trung-Nga-Mỹ sẽ vô ích. Vì vậy, các cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ đang tích cực quảng bá mối quan hệ Trung-Nga nhằm kéo Nga lại gần hơn.”
Ông Wang He, nhà bình luận các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ, khẳng định với The Epoch Times rằng Nga cũng đã và đang kiềm chế sự bành trướng ra nước ngoài của ĐCSTQ. Ông cho hay, điều này phản ánh trong thực tế khi Nga một mặt quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ để thúc đẩy nền kinh tế của mình và chống lại các nước phương Tây; mặt khác, nước này cũng quan hệ chặt chẽ với các nước láng giềng của Trung Quốc và các nước châu Á-Thái Bình Dương để tránh phụ thuộc quá mức vào ĐCSTQ đồng thời để kiềm chế Trung Quốc.
Đối với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, ông Shi tin rằng Hoa Kỳ luôn coi cả Nga và Trung Quốc là những đối thủ của mình và đã cố gắng kiềm chế cả hai.
Tin mới:
Chính quyền Hồng Kông ra sức che giấu, vắc-xin Trung Quốc gây chết người
Nếu Đài Loan và Ukraine đều bị tấn công, Mỹ sẽ bảo vệ bên nào?
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Frederick Kempe của Hội đồng Đại Tây Dương (một tổ chức tư vấn về các vấn đề quốc tế đặt tại Washington D.C, Mỹ) đã viết vào tháng Tư, nếu Nga và Trung Quốc trở thành đồng minh, thì đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.
Hoa Kỳ và Nga đã có những xích mích trong nhiều năm cũng như gần đây. Ví dụ, vào tháng Ba, trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, ông Biden đã đồng ý rằng ông Putin là “kẻ giết người”, và sẽ “phải trả giá nếu can thiệp vào bầu cử của Hoa Kỳ”. Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Nga. Ông Putin đã phản ứng giận dữ đối với nhận xét của ông Biden và đã triệu hồi đại sứ Nga tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, cùng lúc đó, ông Putin cũng nói rằng Moscow sẽ không cắt đứt quan hệ với Washington và sẽ hợp tác với Hoa Kỳ trong những điều kiện “có lợi” cho Nga. Ông Shi chỉ ra rằng điều này thể hiện sự khôn ngoan của ông Putin. Ví dụ, về vấn đề Trung Đông, Nga đã nhiều lần tránh xung đột trực tiếp với các hoạt động quân sự của Mỹ.
Ông Shi nói thêm: “Hiện tại, Hoa Kỳ đang có ý định thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Nga. Hiển nhiên, ông Putin sẽ lợi dụng điều này như một cơ hội để kiếm lợi nhiều hơn từ mối quan hệ với ĐCSTQ. Xét cho cùng, do sự khác biệt về hệ thống [chính trị] và hệ tư tưởng, không dễ để Hoa Kỳ và Nga có mối quan hệ tốt đẹp thực sự.”
Tin nóng:
Menu quán phở của Đức Hải gây tranh cãi vì cách dùng từ ngữ