Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Chính quyền Hồng Kông ra sức che giấu, vắc-xin Trung Quốc gây chết người

Liệu vắc-xin Trung Quốc có thật sự an toàn hay không?!…..

Hơn 700 triệu liều vắc-xin ở Trung Quốc đại lục đã được tiêm chủng, nhưng cho đến nay ĐCSTQ vẫn chưa chính thức công bố bất kỳ trường hợp tử vong nào sau khi tiêm vắc-xin. Hồng Kông hiện đã tiêm khoảng 2,7 triệu liều, trong một tuần đã có 14 người chết sau khi tiêm vắc-xin và 9 người bị sẩy thai. Tính đến ngày 6/6, Hồng Kông đã có 94 ca tử vong và 32 ca sẩy thai.

Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông ngày 1/6 tuyên bố sẽ không công bố các trường hợp tử vong mà ủy ban chuyên gia cho rằng không “có khả năng liên quan” đến vắc-xin nữa. Những người ngoài cuộc nghi ngờ rằng động thái này bị nghi ngờ là cố tình che giấu các tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc-xin. Ông Viên Quốc Dũng, chuyên gia tư vấn của chính phủ và là Giáo sư Chủ nhiệm Khoa Vi sinh tại Đại học Hồng Kông, cũng đặt câu hỏi: “Tại sao lại không công bố?”.

Chính quyền Hồng Kông không còn công bố các trường hợp tử vong mà không có “mối liên hệ tiềm năng”

Số liệu thống kê mới nhất của Cơ quan quản lý bệnh viện cho thấy trong vòng một tuần (31/5 đến 6/6) đã có thêm 14 người tử vong sau khi tiêm vắc-xin, và thêm 9 trường hợp mới bị sẩy thai sau khi tiêm vắc-xin. Tính đến ngày 6/6, Hồng Kông có 94 trường hợp tử vong sau khi tiêm, 32 trường hợp sẩy thai sau khi tiêm, 271 trường hợp đột quỵ sau tiêm, 106 trường hợp nhồi máu cơ tim sau tiêm. Vắc-xin mà chính phủ Hồng Kông sử dụng để tiêm cho người dân chủ yếu là vắc-xin Sinovac của Trung Quốc và vắc-xin Pfizer-BioNTech, được phân phối bởi công ty dược phẩm Fosun Thượng Hải.

Vào ngày 1/6, Ủy ban chuyên gia đánh giá lâm sàng vắc-xin bất ngờ thông báo, từ nay trở đi sẽ không công bố các trường hợp tử vong mà ủy ban chuyên gia cho rằng không “có khả năng liên quan” đến vắc-xin. Ngoài ra, thông tin chi tiết về các trường hợp nhập viện sau khi tiêm như đã chính loại vắc-xin nào, các triệu chứng cũng sẽ không được thông báo.

Dư luận đặt câu hỏi gay gắt về quyết định trên. Trong phiên chất vấn của Hội đồng Lập pháp, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói thẳng rằng mỗi khi thông báo có người chết sau khi tiêm chủng, có thể làm nảy sinh “nghi ngờ”, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào vắc-xin. Bà nhấn mạnh, biện pháp mới nhằm tránh những hiểu lầm không đáng có do thông tin, báo chí đăng tải.

Tuy nhiên, ông Viên Quốc Dũng, chuyên gia tư vấn của chính phủ và là Giáo sư Chủ nhiệm Khoa Vi sinh tại Đại học Hồng Kông nói rằng ông không tán thành quyết định này. Ông nói: “Nên công bố công khai, tại sao không công bố rộng rãi?”. Vấn đề là khi công bố phải giải thích rõ cho người dân.

Ông Viên Hải Văn, Phó phát ngôn viên về chính sách y tế của Đảng Dân chủ, khi trao đổi với báo chí cho biết nếu trường hợp tử vong thực sự không liên quan đến việc tiêm chủng, các chuyên gia nên phải tự tin để giải thích nguyên nhân của cái chết, điều này cũng sẽ thuyết phục công chúng. Vị này cho rằng việc công chúng thắc mắc về vắc-xin là chuyện bình thường. “Nếu chính phủ hiện tại quyết định không công bố, điều đó sẽ chỉ khiến người dân thêm lo lắng và mất lòng tin”.

Gần 1 triệu liều vắcxin ở Hồng Kông sắp hết hạn sử dụng

Kể từ khi Hồng Kông bắt đầu tiêm chủng đại trà vào ngày 26/2 năm nay, đến ngày 2/6, chỉ có khoảng 21% người dân đã được tiêm phòng. Trên thực tế, tỷ lệ tiêm chủng của nhân viên y tế ở Hồng Kông nhìn chung không cao, Cơ quan quản lý bệnh viện tiết lộ rằng hiện chỉ có 1/3 nhân viên y tế được tiêm chủng.

Một quan chức ngày 25/5 cảnh báo Hồng Kông có thể sớm loại bỏ hàng triệu liều vắc-xin vì sắp hết hạn, vì không đủ người đăng ký. Chính quyền Hồng Kông phản hồi vào tối cùng ngày rằng tính đến ngày 24/5, có 840.000 liều vắc-xin ở Hồng Kông sẽ hết hạn vào giữa tháng 8. Nếu số vắc-xin này chưa được sử dụng hết, chúng có thể được hiến tặng cho nơi khác.

Ông Viên Hải Văn nói rằng có hai lý do khiến tỷ lệ tiêm chủng thấp. Thứ nhất là người dân Hồng Kông không tin tưởng vào chính phủ. Bắt đầu từ lúc xuất hiện đại dịch, các phương pháp xử lý của chính phủ không được lòng dân, nó ảnh hưởng bởi chính trị hoặc không vì quyền lợi của người dân Hồng Kông “nên có nhiều e dè, nghi ngờ, không tin tưởng” khiến việc tiêm phòng sẽ có thái độ chờ đợi, bất hợp tác”.

Thứ hai là tỷ lệ lây nhiễm ở Hồng Kông tương đối thấp, do đó, sau khi đo lường các rủi ro có thể xảy ra khi tiêm vắc-xin,và nguy cơ lây nhiễm vi rút mà không tiêm vắc-xin, công chúng sẽ cảm thấy có thể có nhiều rủi ro hơn khi tiêm vắc xin và chờ đợi.

700 triệu liều vắc-xin đã được tiêm, không có trường hợp tử vong nào được công bố

Theo hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc, tính đến ngày 2/6, số lượng tiêm chủng tích lũy ở Trung Quốc đã vượt quá 700 triệu liều, từ 600 triệu lên 700 triệu liều chỉ trong 5 ngày. Dù tiêm chủng rộng rãi như vậy, tuy nhiên mãi đến ngày 28/5, Cơ quan y tế Trung Quốc mới công bố báo cáo đầu tiên về các phản ứng có hại khi giám sát quá trình tiêm chủng.

Theo báo cáo, tính đến cuối tháng 4.265 triệu liều vắc xin sản xuất trong nước đã được sử dụng và 31.434 phản ứng có hại đã được báo cáo. Trong số đó, chỉ có 188 trường hợp nghiêm trọng, tuy nhiên báo cáo không đề cập đến các triệu chứng cụ thể và không thông báo bất kỳ trường hợp tử vong nào. Với việc sử dụng vắc-xin trong nước, có sự khác biệt lớn về số ca tử vong giữa Trung Quốc và Hồng Kông sau khi tiêm chủng, điều này không khỏi khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về tính xác thực của dữ liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc.

Công dân Hà Bắc chết trong vòng 5 phút sau khi tiêm vắc-xin trong nước

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc chưa chính thức công bố bất kỳ trường hợp tử vong nào sau khi tiêm, nhưng tin tức về những phản ứng bất thường nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin của người dân Trung Quốc vẫn tiếp tục lan truyền, thậm chí có tin một số người tử vong nhanh chóng sau khi tiêm vắc-xin.

Theo một báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, có người trong cuộc làm việc tại một trung tâm kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc, tiết lộ rằng vào ngày 1/6, một tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra tại một phòng tập thể dục ở tỉnh Hà Bắc, nơi vắc-xin trong nước được tiêm chủng, 1 công dân của huyện Ninh Tấn, tỉnh Hà Bắc, đã tử vong trong vòng 5 phút sau khi tiêm vắc-xin nội địa, 2 người tiêm vắc-xin khác đã được đưa đến khu ICU của Bệnh viện số 3 Thạch Gia Trang do có những phản ứng nghiêm trọng.

25% ca nhiễm mới đã được tiêm 1 liều vắc-xin

Theo báo cáo, tỷ lệ bao phủ tiêm chủng hiện tại trong độ tuổi 18-59 ở Quảng Châu, Thâm Quyến và những nơi khác vượt quá 70%. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh ở Quảng Châu và Thâm Quyến diễn biến nghiêm trọng, các chủng virus đột biến hoành hành, dịch đã lan sang các nơi lân cận như Phật Sơn, Mã Minh, Nam Ninh, Quảng Tây. Ông Lôi Xuân Lương – Giám đốc Bệnh viện số 8 của Đại học Y Quảng Châu, tiết lộ rằng tính đến ngày 1/6, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 50 bệnh nhân địa phương, trong số những bệnh nhân mới mắc bệnh, 4 người đã được tiêm một mũi vắc-xin.

Đợt bùng phát dịch chính xác là thời điểm “vắc-xin” phát huy tác dụng, điều kỳ lạ là quận Long Hoa, Thâm Quyến đã đình chỉ tiêm chủng từ ngày 6/6 và giới chức cũng không giải thích lý do đình chỉ.

Khi tác dụng của vắc-xin trong nước đang được dư luận đặt câu hỏi, Cao Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Trung Quốc, tuyên bố rằng vắc-xin được phát triển không phải để ngăn ngừa sự lây nhiễm, mà để ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.

Hơn 1 triệu người dân Mỹ Latinh chết bởi vắc-xin Trung Quốc

Do dữ liệu không rõ ràng, không thể biết liệu vắc-xin Trung Quốc có thực sự ngăn ngừa được bệnh nặng và tử vong ở trong nướchay không. Tuy nhiên, ở khu vực Mỹ Latinh, nơi phụ thuộc vào vắc-xin của Trung Quốc, số ca tử vong đã vượt quá 1 triệu người.

Tin mới:

Duterte tức giận vì Mỹ ‘không làm gì’ ở Biển Đông

Chính trị gia xông vào tát nhau trên sóng truyền hình

Rơi máy bay quân sự ở Myanmar, 12 người chết

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), các quốc gia như Chile, El Salvador, Brazil và Uruguay hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào vắc-xin của Trung Quốc; tính đến ngày 14/5, 65% số vắc-xin đã được tiêm ở 26 nước ở Mỹ Latinh là của Trung Quốc.

Trong số đó, số người chết của Brazil đã vượt quá 400.000 người vào cuối tháng 4, trở thành quốc gia cao thứ hai trên thế giới. Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes cho biết tại cuộc họp của Ủy ban Y tế Brazil ngày 27/4: “Vắc-xin của Trung Quốc không hiệu quả bằng Mỹ”.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 5 rằng: “Khi họ (Trung Quốc) cung cấp thiết bị bảo vệ cá nhân cho tất cả các nơi trên thế giới, thiết bị đó không hoạt động! Giờ đây họ đã có loại thiết bị này. Vắc-xin đang cố gắng được vận chuyển đến mọi nơi trên thế giới. Tôi sẽ giao nó cho các chuyên gia xác định hiệu quả của nó”.

Ông Pompeo nói rằng ông hy vọng rằng tất cả các loại vắc-xin sẽ có hiệu quả, nhưng rất khó để tin vắc-xin của Trung Quốc, ông Pompeo cho biết ông thích sử dụng vắc-xin phương Tây để bảo vệ gia đình mình.

Tin nóng:

Không đeo khẩu trang lao vào khu cách ly, người phụ nữ hét: “Tôi không biết đường, tôi sợ lạc”

Tư vấn Pháp đưa ra 16 ‘cảnh báo’ nguy cơ mất an toàn của đường sắt Cát Linh- Hà Đông: Bộ GTVT lên tiếng

Related posts

Những người xông vào Điện Capitol không phải người ủng hộ TT Trump?

Tin Tức Đa Chiều

Bà Psaki đổ lỗi cho ông Trump vì… chính sách của TT Biden

Tin Tức Đa Chiều

TQ sẽ tức tối khi nghe tin này

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment