Theo như lập luận của quan chức Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một trật tự thế giới mới trong khi Mỹ cũng tìm cách khẳng định vị thế thống trị của mình tại khu vực, khi vào ngày 1/1/2022, luật biên giới trên bộ mới của Trung Quốc nhằm đơn phương phân định ranh giới lãnh thổ với Ấn Độ và Bhutan sẽ có hiệu lực.
Trong bài bình luận đăng tải trên tờ The Print ngày 24/12, chuyên gia Snehesh Alex Philip cho rằng, 2022 sẽ là năm đặt biệt quan trọng đối với Quân đội của Ấn Độ và sẽ là năm định hình quân đội nước này thành trong thập kỷ tới.
Ông Philip dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ Ấn Độ nói rằng thập kỷ tới sẽ chứng kiến rất nhiều bước phát triển trên trường toàn cầu, đặc biệt là trên mặt trận quân sự.
Lập luận của quan chức này là Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một trật tự thế giới mới trong khi Mỹ cũng tìm cách khẳng định vị thế thống trị của mình tại khu vực. Trước bối cảnh đó, Ấn Độ nổi lên như một nhân tố quan trọng trong trò chơi “cạnh tranh ngai vàng” giữa các siêu cường.
Trong khi Mỹ đang cố gắng lôi kéo Ấn Độ thông qua quan hệ đối tác và hợp tác thì nước Nga, giống như “một kẻ ghen tuông nổi cơn thịnh nộ” quay sang tán tỉnh cả Trung Quốc và Pakistan nhằm thu hút sự chú ý của New Delhi.
Trung Quốc dường như quan tâm nhiều hơn đến việc “siết chặt” Ấn Độ để nước này không “rơi vào vòng tay Mỹ”. Do đó, đối với Ấn Độ, thập kỷ tới là vô cùng quan trọng và 2022 sẽ năm nền tảng.
LUẬT ĐẤT ĐAI GÂY TRANH CÃI CỦA TRUNG QUỐC
Ngày 1/1/2022, luật biên giới trên bộ mới của Trung Quốc nhằm đơn phương phân định ranh giới lãnh thổ với Ấn Độ và Bhutan sẽ có hiệu lực. Theo chuyên gia Snehesh Alex Philip, luật mới này sẽ có tác động to lớn đến tình hình ở Ranh giới Kiểm soát Thực tế (LAC) giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Bộ luật trao quyền cho cả Quân đội Trung Quốc (PLA) và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP) tiến hành các hành động tấn công chống lại mọi hành vi “xâm lược, xâm nhập và khiêu khích” ở biên giới đất liền.
Chính phủ Ấn Độ đã đặc biệt chú ý tới diễn biến mới này, đồng thời cho rằng quyết định đơn phương của Trung Quốc trong việc đưa ra luật là một mối quan ngại. Bộ luật có thể có tác động đến các thỏa thuận song phương hiện có về quản lý biên giới cũng như về phân giới giữa hai nước.
Cựu Tư lệnh Quân đoàn Miền Bắc Quân đội Ấn Độ, Trung tướng H.S. Panag nhận định bộ luật mới của Trung Quốc thực sự “nham hiểm hơn người ta tưởng” và Ấn Độ sẽ phải sửa đổi tương thích.
Trong ấn phẩm mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh trên bộ, Thiếu tướng đã nghỉ hưu Ashok Kumar viết rằng, Trung Quốc đã biến “tranh chấp lãnh thổ” thành “tranh chấp chủ quyền” bằng cách thông qua Luật Biên giới trên bộ.
Theo tướng Kumar, bằng việc gia tăng dân định cư tới đây, Bắc Kinh sẽ gây khó khăn hơn trong việc giải quyết tranh chấp biên giới với Ấn Độ theo những điều kiện có lợi cho họ.
“Bằng cách thông qua bộ luật như vậy và kết hợp với việc tăng tốc xây dựng 624 ngôi làng dọc theo và bên trong ranh giới đất tranh chấp với Ấn Độ, Trung Quốc đã cố tình tạo tiền đề cho một giải pháp quân sự hóa vấn đề ranh giới”.
Tuy nhiên, năm mới 2022 cũng sẽ chứng kiến các quyết định quan trọng được đưa ra bởi chính phủ và các lực lượng vũ trang Ấn Độ về các vấn đề quan trọng của quá trình hiện đại hóa.
Một trong những bước phát triển lớn vào giữa năm tới là việc hoàn thành Kế hoạch Phát triển Năng lực Tích hợp (ICDP) mới, một dự án sẽ do Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Ấn Độ chỉ đạo.
Kế hoạch này sẽ thay thế cho các chương trình mua sắm đơn lẻ của từng quân binh chủng vốn không phải lúc nào cũng đồng bộ với thực tế chiến tranh, ngân sách và công nghệ đang thay đổi.