Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Ba tàu sân bay đồng loạt vây hãm, Bắc Kinh nhận “cái tát trời giáng”

Cùng thời điểm Không quân Trung Quốc tiến hành phô diễn sức mạnh cơ bắp, ba tàu sân bay, hai tàu tấn công trực thăng và khoảng 20 tàu hộ tống khác đang có mặt ở Biển Đông.

TRUNG QUỐC PHÔ DIỄN SỨC MẠNH KHÔNG QUÂN CHƯA TỪNG THẤY

Trong khoảng thời gian từ ngày 1/10 – 4/10, Không quân Trung Quốc (PLAF) đã huy động số lượng máy bay kỷ lục với 149 chiếc áp sát không phận đảo Đài Loan. Một con số chưa từng thấy trước đây.

Động thái trên được cho là nhằm phô diễn sức mạnh uy hiếp Đài Loan và thể hiện quyết tâm của Trung Quốc sẵn sàng thu hồi hòn đảo này nếu điều kiện chín muồi cho phép.

Tuy nhiên, những hình ảnh vệ tinh thực tế cũng như các tuyên bố quân sự lại khiến giới quan sát suy luận theo một cách tiếp cận khác.

Cùng thời điểm Trung Quốc tiến hành hoạt động phô diễn sức mạnh cơ bắp nêu trên, ba tàu sân bay, hai tàu tấn công trực thăng và khoảng 20 tàu chiến hộ tống khác đang có mặt ở Biển Đông.

Số tàu chiến này đến từ Mỹ, Vương quốc Anh, Australia, Nhật Bản, Canada, Hà Lan và New Zealand, đã cùng nhau hội tụ nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế và thực hiện các hoạt động tập trận chung quy mô lớn.

Đây là một minh chứng hùng hồn về mặt trận thống nhất mà 7 quốc gia muốn gửi tới Trung Quốc trước những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Himalaya, Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Vì vậy, giống như mọi chuyến viếng thăm của tàu sân bay khác đến Biển Đông trong năm qua, Trung Quốc nhận thấy buộc phải leo thang đáp trả. Bắc Kinh đã hành động cả trên không và trên biển.

Tàu tấn công trực thăng HMAS Canberra, khinh hạm HMAS Anzac và tàu hậu cần HMAS Sirius của Australia đã rời Manila vào cuối tuần trước trong chuyến thăm thể hiện cam kết ủng hộ và tham gia vào các cuộc tập trận chung với lực lượng vũ trang Philippines.

Nhóm tàu hải quân Australia sau đó hội tụ cùng tàu khu trục HMS Diamond của Anh khi nó đi qua Biển Đông đến Singapore. Trước sự việc này, Bắc Kinh đã phát động một đợt hoạt động không quân quyết liệt nhất trong khu vực kể từ sau năm 1949.

Lực lượng phòng vệ Đài Loan cho biết, 38 máy bay của PLAAF đã xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của hòn đảo này. Thế nhưng, số máy bay đó nhanh chóng bị áp đảo bằng các đợt triển khai tiếp theo của Trung Quốc.

Trong cùng một ngày, bốn phi đội 25 máy bay, gồm cả chiến đấu cơ hạng nặng Su-30, 18 tiêm kích J-16, hai máy bay ném bom chiến lược H-6 và một máy bay trinh sát Y-8 đã bay vòng qua đảo Đài Loan.

13 chiếc máy máy tiếp theo (gồm 10 J-16, hai H-6 và một máy bay chỉ huy radar KJ-500) đã tiến vào eo biển Luzon (Ba Sĩ) nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines vào buổi tối.

Gần như chắc chắn còn có nhiều máy bay Trung Quốc nữa hoạt động trên Biển Đông nhưng nếu những máy bay này không đi vào vùng cảnh báo sớm của Đài Loan, hoạt động của chúng sẽ không được thông báo công khai.

Trong tất cả các ngày cuối tuần qua, hoạt động không quân quy mô lớn của Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, sang đến ngày thứ Hai đầu tuần (4/10) Bắc Kinh đã điều một số lượng kỷ lục 56 máy bay chiến đấu qua ADIZ của đảo Đài Loan, gần như gấp đôi hoạt động lớn nhất trước đó.

NIỀM TỰ HÀO CỦA BẮC KINH BỊ ĐE DỌA

Đó là một động thái phô diễn sức mạnh rõ ràng. Máy bay KJ-500 có thể theo dõi và nhắm mục tiêu vào các tàu chiến cũng như máy bay đồng minh của Mỹ ở khoảng cách rất xa. Các máy bay ném bom H-6 có thể sử dụng thông tin đó để phóng tên lửa tiêu diệt tàu sân bay tầm xa của chúng. Tuy nhiên, niềm tự hào của Bắc Kinh đang bị đe dọa.

Phía dưới, trên Biển Đông là hàng loạt tàu chiến của các nước đồng minh do Mỹ dẫn đầu. Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh có mặt phía Tây eo biển Luzon (Ba Sĩ) ngăn cách Đài Loan với Philippines.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ cũng ở gần đó, ngay phía bắc Bãi cạn Scarborough đang tranh chấp. Ở phía bên kia eo biển là tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ và tàu tấn công trực thăng JS Ise của Nhật Bản cùng với các tàu hộ tống đi kèm.

“Cuộc huấn luyện lần này với sự có mặt của 3 nhóm tác chiến tàu sân bay cùng một lúc thể hiện ý chí mạnh mẽ của các nước tham gia nhằm hiện thực hóa chiến lược vì một Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”, Chuẩn đô đốc Hải quân Nhật Bản Konno Yasushige cho biết.

“Lực lượng phòng vệ hải quân Nhật Bản (JMSDF) sẽ hợp tác chặt chẽ với các hải quân các nước đồng minh và bạn bè có chung mục tiêu để đối phó với những thách thức toàn cầu, đồng thời bảo vệ trật tự hàng hải dựa trên luật pháp”.

Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth Hải quân Hoàng gia Anh nói thêm: “Việc hỗ trợ các máy bay chiến đấu thế hệ 5 lớn nhất hiện nay và hợp tác cùng các đồng minh thân cận của chúng tôi thể hiện tính linh động của không quân cả trên bộ và trên biển ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Điều đó cho thấy rõ cam kết của chúng tôi với khu vực”.

Related posts

Nhóm TNS đề xuất dự luật bãi bỏ thị thực Hoa Kỳ 10 năm cho công dân Trung Quốc

Tin Tức Đa Chiều

Hơn 162.000 ha đất bị người TQ mua: Thêm một Bộ trưởng “lùi” câu trả lời

Tin Tức Đa Chiều

Tìm ‘dê thế tội’, mượn bão ‘bông Tân Cương’, Tập củng cố quyền lực

Leave a Comment