Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Toán học là ‘phân biệt chủng tộc’? Giáo trình giảng dạy Mỹ thu hút sự chú ý dư luận

Toán học là phân biệt chủng tộc? Bộ Giáo dục Oregon (ODE) đã ra mắt “bộ công cụ” cho giáo viên vào ngày 13/2, gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet. Lý do là chương trình đào tạo này của ODE hướng dẫn giáo viên cách “giảm thiểu phân biệt chủng tộc trong môn toán”. Những lập luận lạ đời như 2 + 2 = 5 trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “1984” của George Orwell bàn về chủ nghĩa toàn trị xuất bản năm 1949 lại đang trở thành hiện thực ở Hoa Kỳ, theo Epoch Times.

Sách hướng dẫn giảng dạy dài 82 trang của Bộ Giáo dục Oregon có tên “Con đường đến Toán học Công bằng [Chủng tộc] (A Pathway to Equitable Math Instruction)” tuyên bố rằng “toán học chính xác là lĩnh vực phân biệt chủng tộc trực thuộc Chủ nghĩa da trắng thượng đẳng”, và rằng quyền lực tối thượng của người da trắng được phản ánh trong quá trình đi tìm câu trả lời chính xác cho một bài toán. Theo cuốn sách hướng dẫn này, “tập trung tìm ra đáp án chính xác” và “yêu cầu học sinh trình bày các bước giải” được xem là các cách thức cho phép chủ nghĩa da trắng thượng đẳng “thâm nhập vào các lớp toán học”.

Bộ công cụ khẳng định: “Việc tuyên truyền quan điểm cho rằng toán học là hoàn toàn khách quan chắc chắn là một điều sai lầm. Việc khăng khăng nhấn mạnh luận điểm cho rằng luôn tồn tại câu trả lời đúng và câu trả lời sai chính là đang tuyên truyền cho tính khách quan cũng như khiến học sinh e sợ trước xung đột công khai [khi có thể đưa ra câu trả lời không chính xác]”.

Toán học là phân biệt chủng tộc? Bộ Giáo dục Oregon (ODE) đã ra mắt “bộ công cụ” cho giáo viên vào ngày 13/2, gây ra các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet. Lý do là chương trình đào tạo này của ODE hướng dẫn giáo viên cách “giảm thiểu phân biệt chủng tộc trong môn toán”. Những lập luận lạ đời như 2 + 2 = 5 trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “1984” của George Orwell bàn về chủ nghĩa toàn trị xuất bản năm 1949 lại đang trở thành hiện thực ở Hoa Kỳ, theo Epoch Times.

Sách hướng dẫn giảng dạy dài 82 trang của Bộ Giáo dục Oregon có tên “Con đường đến Toán học Công bằng [Chủng tộc] (A Pathway to Equitable Math Instruction)” tuyên bố rằng “toán học chính xác là lĩnh vực phân biệt chủng tộc trực thuộc Chủ nghĩa da trắng thượng đẳng”, và rằng quyền lực tối thượng của người da trắng được phản ánh trong quá trình đi tìm câu trả lời chính xác cho một bài toán. Theo cuốn sách hướng dẫn này, “tập trung tìm ra đáp án chính xác” và “yêu cầu học sinh trình bày các bước giải” được xem là các cách thức cho phép chủ nghĩa da trắng thượng đẳng “thâm nhập vào các lớp toán học”.

Bộ công cụ khẳng định: “Việc tuyên truyền quan điểm cho rằng toán học là hoàn toàn khách quan chắc chắn là một điều sai lầm. Việc khăng khăng nhấn mạnh luận điểm cho rằng luôn tồn tại câu trả lời đúng và câu trả lời sai chính là đang tuyên truyền cho tính khách quan cũng như khiến học sinh e sợ trước xung đột công khai [khi có thể đưa ra câu trả lời không chính xác]”.

Bộ công cụ cũng khuyến khích giáo viên áp dụng “Toán học lấy giá trị dân tộc làm trung tâm”, đặc biệt bao gồm nhiều hướng dẫn khác nhau, một trong số đó hướng dẫn các nhà giáo dục “xác định và thách thức các cách thức toán học được sử dụng để bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”.

Trong truyện ngụ ngôn về chủ nghĩa toàn trị được George Orwell mô tả trong “1984”, sức mạnh tối thượng là huấn luyện công dân tin tưởng tuyệt đối vào 2 + 2 = 5, dù biết 2 + 2 = 4 thì cũng buộc phải tin vào 2 + 2 = 5. Suy nghĩ của người dân đã bị bóp méo bởi hệ tư tưởng nhồi nhét đến mức không thể nhận ra được, và nhân vật chính Winston Smith cuối cùng đã phải triệt để đầu hàng trong tư tưởng để tin rằng “2 + 2 = 5”.

Băng dày ba thước không phải bởi cái lạnh một ngày

Tuy vậy đây không phải là một tác phẩm độc lập mang tính sáng tạo được Bộ Giáo dục Oregon tiên phong đưa ra khi cho rằng toán học là phân biệt chủng tộc. Thực tế, đây là một xu hướng dạy toán phổ biến ở Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Sử dụng “Equitable Math” (toán học bình đẳng) và “racism in math” (phân biệt chủng tộc trong toán học) làm từ khóa, bạn có thể tìm thấy nhiều bài diễn văn trong các thời kỳ khác nhau.

Trong thư mục hướng dẫn 82 trang của Bộ Giáo dục Oregon và phần phụ lục cuối cùng, năm xuất bản sớm nhất là năm 2001. Hãng truyền thông cánh tả CNN cũng đăng một bài báo vào năm 2016 tuyên bố rằng “toán học là phân biệt chủng tộc (Math is racist: How data is driving inequality)“.

Vào năm 2017, hai hiệp hội giáo viên toán quốc gia ở Hoa Kỳ đã cùng công bố một báo cáo tuyên bố rằng “sự phân biệt đối xử được thể chế hóa” tồn tại trong giáo dục toán học ở Hoa Kỳ, khi nói rằng việc đề ra điểm sát hạch toán học tiêu chuẩn sẽ ngăn cản và là chướng ngại đối với học sinh thuộc một số dân tộc, giới tính và giai tầng. Và rằng học toán học trình độ cao sẽ “gây ra bất bình đẳng xã hội” và “nên được điều chỉnh theo bối cảnh dân tộc của học sinh”.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Tướng Trung Quốc lương thấp hơn “lính quèn” Mỹ: Chuyện ngược đời hay so sánh khập khiễng?

Tin Tức Đa Chiều

TQ giở trò khốn ở Biển Đông: Vải màn che mắt thánh?

Tin Tức Đa Chiều

Đại dịch virus Vũ Hán và chiêu bài khuyếch trương quyền lực chính trị

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment