Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Tổ chức Bác sĩ Tiền tuyến Mỹ: Vắc xin thử nghiệm ‘còn nguy hiểm hơn’ bản thân COVID-19

Sách trắng của các bác sĩ cho thấy việc tiêm chủng cần bị ngăn cấm đối với người trẻ tuổi và ít nhất là không được khuyến nghị đối với những người khỏe mạnh dưới 70 tuổi. Thật là ‘phi đạo đức’ khi tiêm vắc-xin cho những người dưới 50 tuổi.

Trong một bài thuyết trình đặc biệt gần đây phơi bày “chiến dịch thông tin sai lệch nghiêm trọng và đe dọa tính mạng” đang được tiến hành chống lại người dân Mỹ và thế giới, bác sĩ Simone Gold từ Tổ chức Bác sĩ Tiền tuyến Hoa Kỳ (American Frontline Doctors – AFLD) đã trình bày các thực tế (facts) về Virus Vũ Hán, các phương pháp điều trị an toàn hiệu quả cao, và đặc biệt là thứ mà bà gọi là “tác nhân sinh học thử nghiệm”, hay còn được gọi là vắc-xin COVID-19.

Bác sĩ Gold đã giới thiệu người nghe đến hai trang web của AFLD để họ có thể truy cập vào một sách trắng do các bác sĩ AFLD biên soạn, cung cấp những lời giải thích cặn kẽ và tham khảo cho bài trình bày của bà. Gold kết thúc bài thuyết trình của mình với một lời kêu gọi nhiệt tình mọi người ký tên và truyền bá một bản kiến nghị chống lại các phong trào độc tài nhằm ép buộc  người dân nhận những mũi tiêm này.

Sách trắng của nhóm bác sĩ tập hợp và kết nối một loạt các thông tin quan trọng lại với nhau một cách rõ ràng, dễ tiếp cận và đầy đủ. Nó không chỉ phản ánh chiều sâu trình độ và vốn hiểu biết tuyệt vời về chủ đề này mà còn là một sự cam kết kiên quyết đối với sự thật và lòng trung thành sâu sắc với sứ mệnh cao cả là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế lành mạnh cho bệnh nhân trong khi bảo vệ lợi ích chung nói chung của cộng đồng.

Những điểm nổi bật của báo cáo và phần trình bày của Bác sĩ Gold gồm:

Cách dùng từ chính xác là ‘điều quan trọng’: Không phải là vắc xin COVID-19, mà là các tác nhân sinh học thử nghiệm

Bác sĩ Gold khẳng định rằng ngay cả việc chỉ định các sản phẩm mới là vắc-xin cũng không phù hợp và chính xác.

Bà nói: “Chắc chắn bạn không nên gọi đây là ‘vắc xin COVID-19’. “Lý do là, bất kể bạn gọi nó là gì, nó là một thử nghiệm. Nó chưa được chấp thuận như một loại vắc-xin. Nó hiện đang trong giai đoạn [thử nghiệm] nghiên cứu”.

Phần câu hỏi thường gặp (FAQ) đầu tiên của sách trắng giải thích, “Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA, ‘Một loại thuốc nghiên cứu (investigational drug) cũng có thể được gọi là một  loại thuốc thử nghiệm khi đang được nghiên cứu để xem liệu bệnh lý hoặc trạng thái y tế của bạn có cải thiện trong khi dùng nó hay không.’ Hồ sơ đăng ký của Pfizer và Moderna và AstraZeneca đã xác định đúng các tác nhân mới của họ là ‘mang tính nghiên cứu’, điều này là bình thường ở giai đoạn phát triển rất sớm này.”

Bài báo tiếp tục xác nhận rằng trạng thái thử nghiệm này có nghĩa là “các sự kiện bất lợi [gặp phải khi dùng thuốc] sẽ được giải quyết theo tiêu chuẩn pháp lý áp dụng với các loại thuốc thử nghiệm.”

Bác sĩ Gold giải thích, “Nếu bạn dùng vắc-xin, bạn đang đăng ký tham gia vào một hệ thống theo dõi cảnh giác pharmocol. Nó có nghĩa là bạn vừa đăng ký tham gia vào một cuộc thử nghiệm y tế… hầu hết mọi người không biết rằng đó là những gì họ đang làm. Hệ thống theo dõi cảnh giác pharmocol này theo dõi bạn trong (ít nhất) hai năm, do Bộ Quốc phòng thiết lập, nó được giao cho Oracle và Google để tổng hợp dữ liệu. Làm thế nào mà mọi người lại muốn đăng ký tham gia hệ thống này dựa trên một cơ sở (tác nhân sinh học) mang tính thử nghiệm? ” bà chất vấn.

Vì vậy, người sáng lập AFLD khẳng định các phương pháp điều trị tiêm chủng ngừa này “được gọi đúng cách nhất là các tác nhân sinh học thử nghiệm. … Chúng ta cần gọi nó bằng danh từ chính xác. Đừng bao giờ đề cập đến chúng mà không kèm theo từ ‘thử nghiệm’. Điều đó rất quan trọng”, bà nói.

‘Virus Vũ Hán’ bị gọi thành ‘COVID-19’

Trong bài thuyết trình, bác sĩ Gold gọi “chiến dịch phát tán thông tin sai lệch” quy mô lớn về những chủ đề này là “tội ác chống lại loài người”. Bà cũng tuyên bố rằng: “Bạn phải hiểu được mức độ nghiêm trọng của lời nói dối để hiểu được họ đang muốn nói với bạn điều gì về những vắc xin thử nghiệm này”.

Như Sách Trắng đã chỉ ra, “ngay từ đầu đại dịch COVID-19,” đã có “những thông tin sai lệch quy mô lớn” bắt đầu với chính bản thân cái tên của căn bệnh này.

Thứ nhất, và theo lẽ thường, đại dịch này nên được gọi là “Virus Vũ Hán” vì “dịch bệnh trong lịch sử được đặt tên theo địa điểm mà chúng phát sinh hoặc có liên quan. Ví như Sốt phát ban Rocky Mountain, Cúm Tây Ban Nha, Hội chứng hô hấp Trung Đông, Bệnh Lyme”, nhóm bác sĩ họ viết.

Nhưng cái tên của căn bệnh mới nổi này lại được “đổi danh tính” thành “COVID-19” một cách ồ ạt do sự bất mãn của Đảng Cộng sản Trung Quốc với tên gọi đầu tiên.

Thông tin sai lệch lớn nhất: Hydroxychloroquine

Sách Trắng đã miêu tả chi tiết về thông tin sai lệch “đáng chú ý nhất” liên quan đến đại dịch, khi nó “đang phát tán sự lừa dối cho người dân Mỹ và châu Âu rằng hydroxychloroquine (HCQ) (một loại thuốc trị sốt rét) là một loại thuốc không an toàn.” Tài liệu này đã trình bày chi tiết cách thức mà lời nói dối được phổ biến bởi “Các nhà khoa học”, “Giới Truyền thông & Tinh hoa”, “Chính sách kiểm duyệt của các hãng công nghệ lớn Big Tech” và “Chính sách trừng phạt các bác sĩ của Chính phủ”.

Bởi HCQ “được coi là một trong những loại thuốc an toàn nhất trên thế giới, an toàn hơn Motrin hoặc Tylenol,” nó đã được sử dụng rộng rãi bên ngoài thế giới phương Tây với tỷ lệ thành công vang dội. Lấy ví dụ, để đối phó với virus, cả Trung Quốc và  Ấn Độ đã  quy định hoặc khuyến cáo sử dụng HCQ cho người dân của mình vào đầu năm ngoái, và ít nhất là ở Ấn Độ, quốc gia “tiếp tục có tỷ lệ tử vong bằng một phần nhỏ (~ 10%) của Hoa Kỳ ngay cả ở những khu ổ chuột đông dân cư”.

Bác sĩ Gold giải thích: “Vì vậy, ở Mỹ, tỷ lệ tử vong nằm trong khoảng 800 trên 1 triệu. Ở châu Phi, các nước châu Phi cận Sahara, những nơi nghèo nhất trên thế giới, không có giãn cách xã hội, không có chính sách đeo khẩu trang, không có cơ sở chăm sóc tích cực hiện đại (ICU), nhưng họ có tỷ lệ tử vong do Covid chỉ bằng một phần trăm so với các quốc gia phương Tây. Một phần trăm (1%) thôi!”

“Bây giờ tôi tin rằng đó là nhờ loại thuốc HCQ vốn đã được phổ biến rộng rãi. Tôi không nghĩ rằng bạn có thể giải thích điều này bằng bất kỳ lý do nào khác”, bà nói.

Bài báo đã cung cấp các tài liệu kỹ lưỡng về cách thức “các quốc gia nơi HCQ được phổ biến rộng rãi, thường là các nước thuộc thế giới thứ ba có bệnh sốt rét hoặc những nhóm dân đi du lịch đến các khu vực phổ biến bệnh sốt rét, có tỷ lệ tử vong từ 1-10% so với các quốc gia ở thế giới thứ nhất, nơi mà HCQ đang bị hạn chế nghiêm trọng. ”

Tỷ lệ sống sót cực cao/tỷ lệ tử vong do nhiễm virus Vũ Hán khá thấp

Các bác sĩ đã viết trong báo cáo: “Điều ngộ nhận dai dẳng nhất về COVID-19 là đây là một căn bệnh lây nhiễm có tỷ lệ tử vong cao. Không phải vậy. Dữ liệu khá rõ ràng:

  • COVID-19 rất hiếm khi tước đoạt tính mạng và hầu như chỉ giới hạn ở những người rất yếu không thể tự chăm sóc bản thân
  • COVID-19 gây chết người ít hơn bệnh cúm ở trẻ em,
  • COVID-19 có tỷ lệ gây tử vong tương tự ở nhóm tuổi trung niên và có thể điều trị được ”.

Họ tiếp tục trích dẫn các “ước tính tốt nhất” từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) để chứng minh rằng tỷ lệ tử vong do lây nhiễm (IFR) nói chung là rất thấp:

  • 0-19 tuổi: 0,00003 (tỷ lệ sống sót 99,997%)
  • 20-49 tuổi: 0,0002 (tỷ lệ sống sót 99,98%)
  • 50-69 tuổi: 0,005 (tỷ lệ sống sót 99,5%)
  • 70 tuổi trở lên: 0,054 (tỷ lệ sống sót 94,6%)

Ngoài ra, trong bài thuyết trình, Bác sĩ Gold nhấn mạnh rằng những tỷ lệ sống sót rất cao này phản ánh những trường hợp mọi người không được điều trị bằng HCQ, hoặc một loại thuốc “thần kỳ” khác là ivermectin, và do đó với những phương pháp điều trị đơn giản, rẻ tiền như vậy, tỷ lệ hồi phục sẽ còn cao hơn nhiều. Gold đã trích dẫn lời khai của các bác sĩ trước một ủy ban của Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng 11/2020, những người cho biết rằng nếu các phương pháp điều trị như vậy có sẵn, rất nhiều người có thể đã được cứu mạng.

Trong bài báo, các bác sĩ nhận xét, “Rõ ràng là những người trẻ tuổi có nguy cơ tử vong do COVID-19 không đáng kể về mặt thống kê” và đối với hầu hết những người dưới 65 tuổi, “nguy cơ tử vong do COVID-19 là không cao hơn so với khả năng bị tai nạn xe hơi khi lái xe đi làm”.

Mối quan ngại về tính an toàn đối với vắc xin thử nghiệm

Trái ngược với việc sử dụng các phương pháp điều trị an toàn như HCQ và ivermectin, có nhiều lo ngại về tính an toàn đáng kể của các vắc xin thử nghiệm này.

Công nghệ mRNA hoàn toàn mới

Đầu tiên, cái mà các bác sĩ gọi là “chương trình thuốc thử nghiệm lớn nhất trong lịch sử chúng ta” đã sử dụng một loạt công nghệ hoàn toàn mới dựa trên RNA thông tin.

AFLD cho biết “Không có vắc xin nào” dựa trên loại công nghệ này “từng được phê duyệt cho bất kỳ căn bệnh nào, hoặc thậm chí đã từng được đưa vào thử nghiệm giai đoạn cuối, vì vậy không có dữ liệu thử nghiệm trên người đã qua bình duyệt từng được công bố để so sánh hiệu quả của mRNA so với các loại công nghệ cũ hơn”.

Không có nghiên cứu độc lập nào trên động vật từng được công bố

Không chỉ vậy, các loại vắc-xin virus corona trước đây từng được phát triển trong nhiều thập kỷ đã liên tục thất bại đối với các thử nghiệm trên động vật sau cái chết của các đối tượng thí nghiệm. Tuy nhiên, những vắc xin thử nghiệm này thậm chí còn chưa xuất hiện trong các nghiên cứu trên động vật độc lập nào từng được công bố,

“An toàn vắc xin đòi hỏi các thử nghiệm thích hợp trên động vật và dữ liệu được bình duyệt,” bài báo nêu rõ, “cả hai điều kiện này đều không có” đối với các tác nhân sinh học thử nghiệm này.

Người tiêm vắc-xin có thể thậm chí dễ mắc cúm Vũ Hán hơn

Sách trắng AFLD tuyên bố rằng một trong những mối quan ngại lớn nhất liên quan đến tính an toàn của vắc-xin là việc “các loại vắc xin virus corona cũng như vắc xin chống lại các căn bệnh đường hô hấp khác trước đó đã thất bại do một hiện tượng khoa học gọi là mồi gây bệnh khiến người nhận vắc-xin có nhiều  khả năng bị đột tử do kết quả một cơn bão cytokine lớn khi tiếp xúc với virus hoang dã trong tự nhiên”.

Đáng chú ý, các báo cáo gần đây tiết lộ rằng hàng trăm  người được tiêm vắc xin thử nghiệm COVID-19 đã phải nhập viện, và các ca tiêm vắc-xin cho đến nay có liên hệ đến ít nhất 181 trường hợp tử vong ở Hoa Kỳ.

Hội chứng bão cytokine ở người bệnh nhiễm Covid-19
Bão cytokine hay hội chứng giải phóng cytokine xảy ra khi mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập, cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh một loạt chất trung gian thúc đẩy hình thành phản ứng viêm, nhằm tiêu diệt loại bỏ mầm bệnh. Tuy nhiên, khi mầm bệnh quá mạnh hoặc quá mới, sự giải phóng các chất trung gian gây viêm diễn ra mạnh mẽ, trở thành phản ứng gây hại dẫn đến rối loạn và suy sụp hoạt động chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Lúc này, bệnh nhân sẽ mắc hội chứng giải phóng cytokine và có nhịp tim đập nhanh bất thường, sốt, tụt huyết áp, co giật, nhức đầu…

Thời gian gần đây, bệnh nhân Covid-19 ghi nhận ở cộng đồng đều rơi vào tình trạng nặng và chủ yếu là người cao tuổi, có bệnh nền. Theo ghi nhận chỉ sau 2 ngày, bệnh nhân diễn biến nặng và phải thở máy.

Ở người bệnh nhiễm Covid-19, bão cytokine đổ bộ vào vị trí viêm ở các phế nang, gây vỡ phế nang dẫn đến viêm phổi, thiếu hụt oxy trong máu và cuối cùng gây ra phản ứng miễn dịch hệ thống, đẩy cơ thể vào tình trạng bị kiệt sức.

Lượng cytokine được sản xuất để đáp ứng với nhiễm Covid-19 cao hơn khoảng 50 lần so với nhiễm virus Zika hoặc siêu vi trùng West Nile, đặc biệt là ở bệnh nhân có bệnh lý nền. Điều này lý giải vì sao việc điều trị lại gặp nhiều khó khăn ở những người bệnh này.

Các bệnh thần kinh, ảnh hưởng lâu dài

Bài báo đã liệt kê nhiều biến chứng có thể xảy ra khác, bao gồm các bệnh thần kinh, nhưng trích dẫn từ “dữ liệu vắc-xin COVID-19 cực kỳ hạn chế” về các trường hợp đã xảy ra.

Cũng không có dữ liệu về các nhóm dân số phụ, bao gồm cả người già, phụ nữ muốn mang thai, những người đã nhiễm virus Vũ Hán, và bởi vì những loại thuốc thử nghiệm này là hoàn toàn mới, nên “chúng tôi không thể biết được các hiệu ứng về lâu dài”.

Vô sinh

Ngoài ra, những hóa chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Báo cáo giải thích rằng “cơ chế hoạt động của vắc-xin mRNA thử nghiệm bao gồm việc từ chối khả năng tự miễn dịch tiềm năng của nhau thai. Theo thuật ngữ của người bình thường, vắc-xin có thể cản trở vĩnh viễn khả năng mang thai của phụ nữ”.

Các bác sĩ viết: “Bản thân các công ty sản xuất vắc-xin cũng thừa nhận khả năng xuất hiện các tác dụng xấu đến thai kỳ trên lọ vắc-xin, với nội dung như sau:“ Vẫn chưa rõ liệu vắc-xin COVID-19 mRNABNT162b2 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không”, các bác sĩ viết.

Bác sĩ Gold nhấn mạnh, “Tôi sẽ không bao giờ để một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ làm điều này. Tôi sẽ làm mọi cách (để ngăn chặn nó), trong mọi trường hợp, cho đến khi câu hỏi về nhau thai này được trả lời thích đáng”.

Các nhà sản xuất không chịu trách nhiệm pháp lý nếu xuất hiện tác dụng phụ

Một mối quan tâm lớn khác là thực tế rằng các công ty sản xuất các tác nhân sinh học thử nghiệm này “được miễn trừ khỏi mọi trách nhiệm pháp lý” dưới Đạo luật Quốc gia về Thương tích do Vắc-xin ở Trẻ em được ban hành năm 1986. Do đó, những người bị thương hoặc thậm chí là gia đình của những người bị  tử vong do những mũi tiêm này sẽ không thể yêu cầu bồi thường đối với bản thân các nhà sản xuất.

Vắc xin thử nghiệm ‘không an toàn hơn’ so với virus Vũ Hán

AFLD sau đó đã đi đến kết luận rằng việc sử dụng vắc xin thử nghiệm “không an toàn hơn” so với tỷ lệ tử vong vốn đã rất thấp của virus Vũ Hán. Bên cạnh tỷ lệ tử vong “cực kỳ thấp”, các bác sĩ đang “ngày càng thành thạo hơn trong việc điều trị COVID-19: tỷ lệ tử vong về dân số tiếp tục giảm, thời gian nằm viện do COVID-19 giảm xuống và tỷ lệ tử vong tại bệnh viện do COVID-19 giảm mạnh”.

Mặc dù không trực tiếp khẳng định rằng vắc xin thử nghiệm là không an toàn, AFLD đã làm rõ rằng “Theo định nghĩa, việc phân phối rộng rãi vắc xin thử nghiệm là không an toàn, bởi vì tiêm vắc xin hoàn toàn khác với dùng các loại thuốc thông thường.”

“Trái ngược với việc dùng thuốc điều trị một căn bệnh thực tế,” họ giải thích, “người dùng thuốc chủng ngừa thường hoàn toàn khỏe mạnh và sẽ tiếp tục khỏe mạnh nếu không có thuốc chủng ngừa. Nguyên tắc đầu tiên của Lời thề Hippocrates là: không gây hại, phải bảo đảm an toàn vắc xin. Điều này vẫn chưa được nhìn thấy”.

Không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin thử nghiệm ngăn chặn sự lây lan của virus

Các bác sĩ nhấn mạnh rằng không có dữ liệu nào về việc liệu những tác nhân thí nghiệm này thực sự có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm của virus hay không. Họ khẳng định rằng “các nhà khoa học rất thẳng thắn về thực tế rằng họ không biết liệu vắc-xin có ngăn chặn sự lây lan của virus hay không!”

Họ trích dẫn một  bài báo của Medscape  trích lời một cựu quan chức FDA nói, “chúng tôi không biết liệu mọi người có thể bị nhiễm bệnh [về sau này] và có thể vẫn lây nhiễm [cho người khác] ngay cả khi đã tiêm phòng hay không.” Vì lý do này, “mọi người nên dự tính tiếp tục đeo khẩu trang, vẫn phải tuân theo các biện pháp y tế công cộng mà tất cả chúng ta đều đã hiểu rõ.”

Trong sự thất vọng, Bác sĩ Gold đã giải thích điểm này trong bài thuyết trình của ông, khi nói rằng, “Điều cực kỳ sốc là không có bằng chứng nào cho thấy tác nhân sinh học này thực sự ngăn chặn sự lây truyền giữa người với người. Nó giống như một trò đùa, điều này giống như một cánh cửa cho một trò đùa, ‘chúng ta hãy tiêm một loại vắc-xin, nhưng tiện thể cũng muốn nói rằng nó không thực sự ngăn chặn khả năng lây nhiễm.’ Ý tôi là, tôi thậm chí không biết phải nói gì với điều đó! ”

Các khuyến nghị của AFLD liên quan đến vắc xin thử nghiệm COVID-19

Dựa trên khả năng tử vong theo độ tuổi, cùng với những nguy cơ tiềm ẩn thực sự, AFLD đã đưa ra các khuyến nghị về những ai không nên sử dụng các tác nhân sinh học thử nghiệm này và những ai có thể.

Tóm lại, họ tuyên bố rằng những mũi tiêm như vậy là “Nghiêm cấm đối với người trẻ tuổi, Không được khuyến khích đối với người trung niên khỏe mạnh và khả dĩ đối với những người đồng mắc đồng thời là người già”.

Bác sĩ Gold nhận xét: “Nếu bạn dưới 20 tuổi, tuyệt đối đừng dùng vắc-xin thử nghiệm, theo quan điểm của chúng tôi, đừng nên sử dụng. Chúng ta chỉ đơn giản là không biết đủ nhiều về ảnh hưởng của nó đối với khả năng sinh sản, và chúng ta biết rằng virus này, về cơ bản không ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Về cơ bản, “đối với những người trẻ tuổi, COVID-19 là “không có liên quan!”

“Từ 20 đến 50 tuổi, nếu bạn khỏe mạnh, chúng tôi đặc biệt không khuyến khích” bạn thử những tác nhân thử nghiệm này, bà nói. “Có một rủi ro cực kỳ thấp [của việc tử vong từ Covid-19]”.

Trong sách trắng của mình, AFLD đã tóm tắt lời khuyên của họ cho các nhóm dân số khác nhau về vắc-xin.

a. 0-20:  bị cấm (nguy cơ tử vong cực kỳ thấp do COVID, không rõ về nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch, nguy cơ mồi gây bệnh không rõ, nguy cơ vô sinh suốt đời)

b. 20-50 khỏe mạnh:  không được khuyến khích  (nguy cơ cực kỳ thấp do COVID, không rõ nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch, nguy cơ mồi gây bệnh không rõ, nguy cơ vô sinh suốt đời)

c. 50-69 & khỏe mạnh:  không được khuyến khích  (nguy cơ thấp do COVID, không rõ nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch, nguy cơ mồi gây bệnh chưa rõ, chưa rõ về tác động đến nhau thai và quá trình sinh tinh)

d. 50-69 & bệnh đồng mắc:  không khuyến khích  (vắc xin thử nghiệm có nguy cơ cao hơn so với việc điều trị sớm hoặc điều trị dự phòng bằng các loại thuốc đã có trên thị trường)

e. > 70 & khỏe mạnh:  đánh giá rủi ro cá nhân  (vắc xin thử nghiệm có nguy cơ cao hơn so với điều trị sớm hoặc điều trị dự phòng với các loại thuốc đã có sẵn trên thị trường)

f. > 70 & bệnh đồng mắc:  đánh giá rủi ro cá nhân & tiếp cận vận động chính sách  (vắc xin thử nghiệm sớm hoặc điều trị dự phòng bằng các loại thuốc đã có sẵn trên thị trường)

Các bác sĩ kết luận, “Trong y học, nguyên tắc chỉ đạo là ‘Đầu tiên là, không gây hại.’ Việc phân phối rộng rãi vắc xin thử nghiệm COVID-19 trước khi đánh giá lâm sàng đầy đủ các mối quan ngại kể trên là một việc làm thiếu thận trọng”.

Thật vậy, họ tuyên bố rằng thực tế là “không có đạo đức khi ủng hộ việc tiêm vắc-xin cho những người dưới 50 tuổi. Bằng chứng về rủi ro và tính an toàn dựa trên các thử nghiệm là không đủ để biện minh được cho việc dùng chúng cho những người trẻ tuổi. Do đó nó cần phải bị ngăn chặn”.

Họ cũng hứa sẽ làm mọi cách để hỗ trợ các nguyên đơn bị tổn thương sau khi dùng vắc-xin trong vụ kiện các tập đoàn dược phẩm, doanh nghiệp tư nhân hoặc cơ quan chính phủ đã yêu cầu hoặc ép buộc “người dân tuân thủ các chính sách phi đạo đức dù có số lượng bằng chứng đáng kể về khả năng gây hại”.

Kêu gọi hành động: Ký tên và phổ biến kiến ​​nghị

Để đáp lại các mệnh lệnh tiêm vắc-xin dự kiến trong tương lai, Bác sĩ Gold tuyên bố, “Chúng tôi dự định chống lại sự thôi thúc đang bao trùm toàn cầu bắt buộc mọi người sử dụng một tác nhân sinh học thử nghiệm.”

AFLD chủ yếu không có quan ngại đối với chính phủ, mà là với các doanh nghiệp tư nhân bắt buộc tiêm chủng, đặc biệt là các trường học và hãng hàng không.

“Chúng tôi dự định sẽ nói chuyện với những người ra quyết định trong ngành hàng không,” bà nói. “Một trong những công cụ của chúng tôi trong trận chiến đó là trang bị ít nhất, ít nhất một triệu chữ ký của người dân sẽ nói rằng ‘không, chúng tôi sẽ không làm ăn với bất kỳ ai, và chúng tôi sẽ không bay với bất kỳ ai [hãng hàng không nào] yêu cầu dùng (các vắc xin thử nghiệm) này. ‘”

Cô khuyến khích mọi người “truy cập trang StopMedicalDiscrimination.org và ký vào bản kiến ​​nghị. Bạn cũng phải chia sẻ kiến ​​nghị đó với mọi người. Đừng ngại! … Đó là nghĩa vụ của bạn. Tôi đã làm xong phần việc của mình, các bác sĩ của tôi đã làm phần việc của họ, bạn phải làm phần việc của mình”.

“Không chỉ các bạn ký tên, mà mỗi người trong số các bạn nên tự nói với mình rằng, ‘Tôi sẽ bảo đảm rằng tôi sẽ kêu gọi thêm được một nghìn chữ ký nữa’, bà nói.

Gold cũng khuyến khích những người tham gia công đoàn xây dựng một làn sóng chống lại những chiến dịch tiêm chủng này trong công đoàn của họ.

Và cuối cùng, bà ấy nhắc nhở khán giả của mình rằng, “LUÔN LUÔN sử dụng từ ‘THỬ NGHIỆM’ khi bạn nói về điều này [đề cập đến vắc xin covid]. Luôn luôn vậy!”

https://www.dkn.tv/

Related posts

Quân đội Mỹ trở tay không kịp trong vụ khủng bố 11/9/2001?

Tin Tức Đa Chiều

Twitter ‘chọc ngoáy’ Trung Quốc bằng biểu tượng cảm xúc trà sữa

Tin Tức Đa Chiều

‘Cáo trạng báo động’ từ LHQ: Đại nạn khiến 2 triệu người chết, hàng nghìn tỷ USD ‘ra đi’

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment