Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Thành viên Quốc hội: Lựa chọn trong phòng kín, bỏ phiếu gầm bàn, thì chắc chắn để mất nhiều người tài

Mới đây, Thành viên Quốc hội Lê Thanh Vân (Cà Mau) đã trả lời các câu hỏi về tiêu chí để làm bộ trưởng, công tác lựa chọn cán bộ hiện nay vẫn có thể bỏ lỡ nhiều hiền tài. Theo ông Vân, để làm bộ trưởng, Một lãnh đạo trước khi được chỉ định, bổ nhiệm, phải làm được như đã cam kết, nếu không sẽ bị xử lý để tạo sân chơi cho người tài xuất hiện. Còn nếu lựa chọn trong phòng kín, bỏ phiếu dưới gầm bàn, mua tước bán quan, nhồi nhét bằng cấp độn vào để “biến quạ thành công” thì chắc chắn chúng ta để mất nhiều người tài.

Cụ thể, báo Người lao động đưa tin, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Cà Mau) trả lời câu hỏi về việc ,có ý kiến cho rằng công tác quy hoạch, lựa chọn cán bộ hiện nay vẫn có thể bỏ lỡ nhiều hiền tài

– Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân: Theo tôi, công tác quy hoạch cán bộ hiện nay của chúng ta có cả tích cực và hạn chế. Tích cực là không bị động trong công tác nhân sự bằng cách tạo nguồn dồi dào, phong phú để có thể thay thế bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Thứ nhất, quy trình lựa chọn, sàng lọc nhân sự đưa vào nguồn vẫn nặng về hình thức, chưa thật sự dựa vào thực chứng. Công tác quy hoạch là làm những nhóm nhỏ có quyền lực rồi ra nhóm lớn. Đầu tiên là thủ trưởng đưa ra, sau đó là đến nhóm phó thủ trưởng, cán bộ chủ chốt, rồi cuối cùng mới tới tập thể rộng hơn… Làm như vậy, tưởng như quy trình chặt chẽ nhưng nếu họ dùng thủ đoạn hợp pháp hóa quy trình thì sẽ tạo nên kết quả gian lận, giả dối.

Dư luận từng đặt ra việc vị bí thư tỉnh ủy bảo rằng ông ta không đưa người nhà vào vị trí có chức quyền mà đó là tổ chức đưa ra khách quan, bỏ phiếu rất đúng quy trình, đủ phiếu tín nhiệm, chứ không dùng quyền lực móc nối. Nhưng ngược lại, chúng ta đặt câu hỏi, nếu ông không phải là bí thư tỉnh ủy, liệu người nhà ông có được đưa vào các vị trí ấy? Như vậy thì quy hoạch cán bộ liệu đã chọn đúng người chưa?

– Vì vậy, tôi cho rằng phải thay đổi cách lựa chọn cán bộ, phải đưa ra các tiêu chí định lượng để tuyển chọn, tổ chức thi tuyển công khai thông qua chất vấn, đề án, thuyết trình…, như thế sẽ có căn cứ xác đáng chọn được người tài, có đức.

“ăn không nên đọi, nói không nên lời” thì đừng làm bộ trưởng

Nguồn tin trên cũng cho hay, khi trả lời câu hỏi về tiêu chí để làm bộ trưởng, tư lệnh ngành hoặc là người đứng đầu địa phương, phải là người thế nào?

– Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân nói rằng, Bộ trưởng, trưởng ngành phải là bậc anh tài, là tinh hoa trí tuệ. Trước hết là phải có tầm nhìn, trí tuệ, có khả năng thuyết phục trước đám đông, có uy tín trước đám đông. Chứ “ăn không nên đọi, nói không nên lời” thì đừng làm bộ trưởng.

Anh tài là “xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên”. Tức là phải có khả năng chính trị. Khả năng này thể hiện qua tầm nhìn chính sách, sửa sang chính sách cho đúng. Tại sao nơi mình đến (ngành, địa phương) lại có “loạn”. Phải chăng các quy định được ban hành, được thực hiện chưa hợp lòng dân? Chưa hợp với quy luật vận động của xã hội; chưa hợp với xu thế phát triển của ngành, địa phương?

Tầm nhìn của anh tài là phải nhìn thấy các kẽ hở trong các quy định để mà lấp cho kín, sửa sang lại chính sách. Xưa kia, các bậc anh tài quan lại trong các triều đình thịnh trị, việc đầu tiên là họ phải sửa sang chính sách hợp lòng dân, huy động được sức mạnh toàn dân. Điều này một số bộ trưởng của chúng ta đã làm được chưa?

Bỏ phiếu dưới gầm bàn, mua tước bán quan thì chắc chắn để mất nhiều người tài

Về việc cần làm gì để có được nhiều cán bộ có tài, có đức trong nhiệm kỳ 2021-2026 cũng như trong tương lai?

– Tôi nhấn mạnh lại là khi chúng ta dựa nhiều vào tiêu chí hình thức thì vẫn còn chuyện chọn nhân sự không chính xác, không thực tài. Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta phải thay đổi nhận thức về dùng người, về lựa chọn nhân tài mà tôi nhắc đi nhắc lại là phải dựa vào thực chứng.

Một lãnh đạo trước khi được chỉ định, bổ nhiệm, phải đưa ra được chương trình hành động, cam kết để xem xét. Xem xét xong rồi có thể phê chuẩn, có thể bầu cử, có thể bổ nhiệm. Người đó phải cam kết 6 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm làm được việc gì. Thực chất đây là một khế ước giữa người tài với người trọng dụng nhân tài. Vi phạm là bị xử lý, thay thế. Như thế là sòng phẳng, tạo sân chơi cho người tài xuất hiện.

Còn nếu lựa chọn trong phòng kín, bỏ phiếu dưới gầm bàn, mua tước bán quan, nhồi nhét bằng cấp độn vào để “biến quạ thành công” thì chắc chắn chúng ta để mất nhiều người tài. Chính vì vậy, tôi mong sẽ có giải pháp đột phá vào công tác nhân sự, từ đó mới bàn được những vấn đề khác của đất nước.

Từ ngày 30/3 đến 8/4, Quốc hội bắt đầu quy trình kiện toàn nhân sự. Quốc hội tiếp tục miễn nhiệm và bầu mới Phó Chủ tịch nước, một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước; đồng thời phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Related posts

Vụ thủy thủ nước ngoài tử vong, cùng 2 người nhiễm Covid-19: Tàu ‘ghé’ Trung Quốc rồi đến Việt Nam

Tin Tức Đa Chiều

NÓNG: Hải Phòng giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch COVID-19

Tin Tức Đa Chiều

Bắc Giang cách ly thôn gần 600 dân vì ca dương tính Covid-19

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment