Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Tên lửa Trung Quốc lại rơi mất kiểm soát, một tuần sau Mỹ mới đưa tin – Tướng Mỹ chỉ ra lý do!

Tên lửa Trường Chinh 2F của Trung Quốc lại rơi không kiểm soát. Lần này, nó ‘hạ cánh’ nơi nào? Ngày 9/7/2021, phóng viên Lầu Năm Góc cấp cao tên là Tara Copp đăng tải bài viết “Another Free-Falling Chinese Rocket Body Hit Earth Last Week” trên DefenseOne (tạm dịch: Thêm một lõi tên lửa Trung Quốc rơi tự do xuống Trái Đất tuần trước).

Lần rơi này của Trung Quốc tuy ‘thầm lặng’ và ít được báo chí chú ý hơn vụ việc tương tự của tên lửa Trường Chinh 5B rơi hồi đầu tháng 5/2021, nhưng điều này tiếp tục khiến người quan tâm lo ngại.

Cụ thể, theo Tara Copp, vào ngày 3/7/2021, tên lửa Trường Chinh 2F (Long March 2F) đã rơi không kiểm soát xuống Trái Đất. Lần này, địa điểm rơi của nó là ở vùng biển Thái Bình Dương.

Tên lửa Trường Chinh 2F được phóng ngày 17/6/2021 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc Trung Quốc. Trường Chinh 2F chở theo tàu vũ trụ Thần Châu 12 và ba phi hành gia Trung Quốc đến quỹ đạo tầm thấp để tiến hành hoàn thiện trạm vũ trụ mới tên Thiên Cung của nước này.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phóng tàu Thần Châu 12 thành công, giống như Trường Chinh 5B, tên lửa Trường Chinh 2F cạn kiệt nhiên liệu và bắt đầu rơi tự do trở lại Trái Đất.

Cơ quan phát hiện ra vụ rơi tên lửa Trường Chinh 2F của Trung Quốc là Phi đội Kiểm soát Không gian số 18 thuộc Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ, đóng tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California, Mỹ.

Diana McKissock, Trưởng phòng nhận thức tình huống không gian của Phi đội Kiểm soát Không gian số 18 cho biết: “Phi đội Kiểm soát Không gian 18 đã xác nhận rằng việc tái nhập không kiểm soát của thân tên lửa Trường Chinh 2F diễn ra vào ngày 3/7/2021”.

John Ferrari, một tướng Mỹ hai sao đã nghỉ hưu cho biết vụ tên lửa Trường Chinh 2F rơi tự do trong tháng 7/2021 này có thể không thu hút được sự chú ý của dư luận Mỹ như sự cố hồi tháng 5/2021 vì những tin tức nổi bật trên mặt đất, bao gồm cháy rừng ở Bờ biển phía Tây Mỹ và sự cố sập một khu chung cư chết người ở bang Florida (Mỹ).

Kể từ sự cố tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi không kiểm soát hồi tháng 5/2021 xuống Ấn Độ Dương, khiến dư luận quốc tế ‘đứng ngồi không yên’ thì Phi đội Kiểm soát Không gian 18 đã theo dõi “23 vật thể không gian lớn hơn một mét vuông” cũng rơi xuống Trái Đất. Tuy nhiên, không cái nào lớn bằng lõi tên lửa Trường Chinh 5B.

Tên lửa Trường Chinh 2F lớn bằng một nửa Trường Chinh 5B. Trường Chinh 5B là tên lửa lớn nhất mà Trung Quốc đang sở hữu tính cho đến nay.

Trường Chinh 5B là loại mạnh nhất trong dòng tên lửa Trường Chinh của nước này. Tổng chiều dài của tên lửa là 53,7 mét, chiều rộng là 5 mét, và trọng lượng cất cánh là 849 tấn (riêng tầng lõi của nó nặng 20 tấn).

‘CÁI DỚP’ MANG TÊN ‘TÊN LỬA TRƯỜNG CHINH’

“Xương sống” của ngành vũ trụ Trung Quốc chính là tên lửa Trường Chinh. Từ việc phóng các vệ tinh lên quỹ đạo, đến thực hiện loạt sứ mệnh thăm dò/thám hiểm Mặt Trăng và sao Hỏa… dòng tên lửa Trường Chinh đều góp mặt.

Trong khi Trung Quốc liên tiếp gặt hái được nhiều thành tựu từ các dự án khám phá không gian của mình với dòng tên lửa Trường Chinh thì thế giới đã nhiều phen hoảng sợ vì chứng kiến phần tàn dư của lõi tên lửa rơi không kiểm soát xuống Trái Đất.

Vụ thứ 1

Đơn cử, vào tháng 5/2020, các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B khác của Trung Quốc đã trút xuống ít nhất hai ngôi làng dọc Bờ Biển Ngà của châu Phi. Các thanh kim loại dài được cho là đã làm hư hại một số tòa nhà ở Bờ Biển Ngà, may mắn không có thương vong nào được báo cáo.

Đến năm 2021, các vụ rơi tên lửa Trường Chinh đều liên quan đến quá trình xây dựng Trạm Vũ trụ Trung Quốc (tên là Thiên Cung) của nước này.

Vụ thứ 2

Không nói đâu xa là vụ Trường Chinh 5B rơi ngày 9/5/2021. Ngày 9/4/2021, Trung Quốc dùng tên lửa Trường Chinh 5B để phóng mô-đun lõi của trạm Thiên Cung, có tên là Thiên Hà – nặng hơn 20 tấn – lên quỹ đạo Trái Đất. Vụ phóng thành công.

Chỉ duy một điều là tầng lõi của tên lửa Trường Chinh 5B nặng 20 tấn đã lao không kiểm soát xuống hành tinh. May mắn, không có người thương vong!

Vụ thứ 3

Tiếp tục, lúc 9:22 sáng (giờ Bắc Kinh) ngày 17/6/2021, tên lửa Trường Chinh 2F đã phóng tàu vũ trụ Thần Châu 12 từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền lên thẳng quỹ đạo Trái Đất. Sứ mệnh phóng tiếp tục thành công. Thần Châu 12 chở 3 phi hành gia là Nie Haisheng (chỉ huy), 56 tuổi, Liu Boming, 54 tuổi và Tang Hongbo, 45 tuổi kết nối với mô-đun lõi Thiên Hà của trạm Thiên Cung. 3 phi hành gia có 3 tháng để làm việc và hoàn thiện trạm Thiên Cung.

Khi Trung Quốc vui mừng trước thành tích đưa người lên vũ trụ làm việc đó, thì thế giới lại lo lắng khi tầng lõi tên lửa Trường Chinh 2F lại rơi tự do xuống Trái Đất. Lần này nó rơi xuống Thái Bình Dương. May mắn, không có người thương vong!

Điều đáng lo ngại chưa kết thúc!

Theo báo cáo của Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), nỗ lực xây dựng trạm CSS Thiên Cung trên không gian yêu cầu thêm khoảng 10 lần phóng nữa, kéo dài từ năm 2021 đến 2022.

10 lần phóng này bao gồm: Thêm 2 lần phóng mô-đun, 4 nhiệm vụ có phi hành đoàn và 4 chuyến bay tàu chở hàng. Và… tất nhiên, Trung Quốc sẽ dùng 3 loại tên lửa đẩy thuộc dòng Trường Chinh để thực hiện 10 sứ mệnh còn lại!

Tại sao lại đáng lo ngại?

Theo phân tích của Inverse: Thông thường các nhà sản xuất tên lửa thường áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh các mảnh vỡ tên lửa rơi, nhưng tên lửa Trường Chinh 5B do Trung Quốc chế tạo lại không có bộ trợ lực lái, hệ thống ổn định, nguyên liệu phóng dự trữ và động cơ có thể khởi động lại – nhắm hướng tàn dư của tên lửa rơi xuống Trái Đất an toàn, không gây hại cho cư dân hành tinh(đọc chi tiết tại đây).

“Thông thường, khi một quốc gia hoặc công ty phóng tên lửa lên quỹ đạo, họ sẽ dự trữ đủ nguyên liệu phóng để bản thân phần còn lại của tên lửa có thể tái nhập một cách có kiểm soát xuống Trái Đất, ở những phần không có dân cư sinh sống. Đó là cách làm có trách nhiệm!” – Todd Harrison – Giám đốc Dự án An ninh Hàng không Vũ trụ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ cho biết.

Nhà thiên văn học Jonathan McDowell thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA) của Mỹ từng chỉ trích Trung Quốc là vô trách nhiệm trong việc quản lý tàn dư tên lửa. Họ để mặc những vật thể khổng lồ như thế rơi xuống Trái Đất bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu!

Dự kiến, Trạm vũ trụ Trung Quốc sẽ hoạt động trong vùng quỹ đạo Trái Đất tầm thấp (LEO), ở độ cao từ 340 km đến 450 km so với mực nước biển. Theo kế hoạch, Thiên Cung sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022 và đi vào phục vụ trong 10 đến 15 năm, CCTV đưa tin.

Trong một diễn biến liên quan, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) sẽ “nghỉ hưu” năm 2025. Do đó, khi Thiên Cung của Trung Quốc hoàn thành, nó sẽ là trạm vũ trụ tư nhân (ý chỉ của riêng Trung Quốc) duy nhất trên thế giới hoạt động.

Related posts

Tại sao xe tăng của Nga không thể tiến sâu hơn vào Ukraine

Science

Em trai Joe Biden bị điều tra liên bang

Tin Tức Đa Chiều

Na Uy, các chuyên gia y tế khuyến nghị cấm vắc-xin AstraZeneca

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment