Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Tại sao Úc thách thức Trung Quốc rất mạnh mẽ trong vấn đề Đài Loan?

Hiện tại Úc là một trong số ít quốc gia trên thế giới dám công khai thách thức Bắc Kinh trong vấn đề eo biển Đài Loan. Chuyên gia Vương Hách trong một bài viết gần đây trên Epoch Times đã lý giải hành động này của Úc.

Vào ngày 6/5, Thủ tướng Úc Scott Morrison, trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh ở Melbourne, nói rằng chính phủ của ông sẽ giữ vững chính sách Đài Loan. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xâm phạm Đài Loan bằng vũ lực, Úc sẽ thực hiện cam kết hỗ trợ Hoa Kỳ và các đồng minh.

Trước đó, ngày 25/4, Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton nói với báo chí rằng không nên đánh giá thấp khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa ĐCSTQ và Đài Loan. Bộ trưởng Nội vụ Úc Mike Pezzullo cũng cho rằng “trống trận” đã vang lên, Úc và các đồng minh phải chuẩn bị chiến đấu cho tự do.

Ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, so với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ, Úc được cho là quốc gia có “xung đột lợi ích ít nhất” với Trung Quốc, và có những động lực mạnh mẽ không kém để chống lại Bắc Kinh.

ĐCSTQ đặt ra ‘mối đe dọa toàn diện’ với Úc

ĐCSTQ được chính quyền Trump định nghĩa là một chế độ phải được “chỉnh lại cho chính”. Kể từ khi ông Biden nhậm chức, nỗ lực của ĐCSTQ nhằm thách thức trật tự quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo kể từ khi Thế chiến II kết thúc đã trở nên rõ ràng hơn.

Sau đây là hai ví dụ. Ví dụ đầu tiên, trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp cấp cao Trung – Mỹ vào ngày 18/3, Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của ĐCSTQ, đã phá vỡ các quy tắc của cuộc họp và ngông cuồng trong 16 phút, nói thẳng rằng Hoa Kỳ “không có quyền nói trước mặt Trung Quốc rằng Hoa Kỳ nói từ góc độ sức mạnh và địa vị của họ”, Trung Quốc không công nhận các giá trị phổ quát và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ mà Hoa Kỳ kêu gọi.

Ví dụ thứ hai là vào ngày 7/5, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của ĐCSTQ đã khởi xướng và chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với tựa đề “Duy trì chủ nghĩa đa phương và hệ thống quốc tế cốt lõi của Liên hợp quốc”, nói rằng các quy tắc quốc tế phải được viết chung bởi tất cả các bên, không phải “bằng sáng chế và đặc quyền của một vài quốc gia”. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã ăn miếng trả miếng, nhấn mạnh rằng cơ sở của hợp tác đa phương quốc tế là tất cả các nước cùng tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, và thẳng thắn chỉ trích ĐCSTQ đã ngang nhiên phớt lờ các quy tắc quốc tế về các vấn đề như nhân quyền, thương mại và biên giới lãnh thổ.

Trước đó, vào những năm 1990, khi Liên Xô tan rã và Chiến tranh Lạnh kết thúc, ĐCSTQ từng thách thức trật tự quốc tế kể từ khi Thế chiến II kết thúc và đề xuất thiết lập một “trật tự kinh tế và chính trị quốc tế mới”, nhưng quyền lực lúc đó của họ còn yếu. Giờ đây, ĐCSTQ đang dựa vào sự giàu có của mình và dưới ngọn cờ “người bảo vệ, người xây dựng và đóng góp cho trật tự quốc tế”, họ đang từng bước thay đổi trật tự quốc tế hiện tại, gây ra một mối đe dọa thực sự cho thế giới. Mối đe dọa này đang được các quốc gia nhận thức tới.

Ví dụ, vào ngày 17/2, báo cáo thường niên “An ninh quốc tế và Estonia 2021” do Estonia công bố đã dành 9 trang cuối để mô tả “áp lực ngày càng tăng từ ĐCSTQ”. Chuyên gia về chính sách đối ngoại của Estonia Frank Jüris cho biết: “Điều Estonia lo lắng nhất là sự sụp đổ của trật tự thế giới đã cho phép Estonia giành lại độc lập cách đây 30 năm, còn sự thịnh vượng và phát triển mà chúng tôi đã có trong hơn 30 năm qua đã bị phá bỏ”. Ông nói “Trật tự thế giới của chúng ta đã bị tan rã”.

Một đất nước nhỏ bé như Estonia đã nhận thức được mối đe doạ như vậy, nên Úc, với tư cách là một “cường quốc hạng trung”, thậm chí còn cảm thấy mạnh mẽ hơn. Trong một thời gian dài, Úc đã định vị mình là nước ủng hộ trung thành các thể chế tự do, các giá trị phổ quát và nhân quyền, và là một đồng minh trung thành của Hoa Kỳ. Trong Sách trắng về chính sách đối ngoại đầu tiên trong vòng 14 năm được xuất bản vào tháng 11/2017, Úc cảnh báo về ảnh hưởng ngày càng mở rộng của ĐCSTQ, đề cập đến việc Bắc Kinh coi thường “trật tự dựa trên luật lệ” quốc tế kể từ khi Thế chiến II kết thúc và bày tỏ lo ngại về sự bành trướng quân sự của ĐCSTQ ở Biển Đông có thể dẫn đến xung đột ở châu Á.

Thái độ của Úc đối với ĐCSTQ nhanh chóng được phản ánh trong việc điều chỉnh chính sách quốc phòng của mình. Vào ngày 1/7/2020, chính phủ Úc đã công bố Bản sửa đổi Chiến lược Quốc phòng 2020 và Kế hoạch Cơ cấu Lực lượng 2020, thông báo rằng họ sẽ đầu tư 270 tỷ đô-la Úc trong 10 năm tới để tăng cường xây dựng năng lực quốc phòng (tăng 40% so với kế hoạch ngân sách năm 2016), và coi khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương từ đông bắc Ấn Độ Dương đến tây Thái Bình Dương là khu vực lợi ích chiến lược trực tiếp của Úc, tập trung vào việc tăng cường khả năng phong tỏa hàng hải, khả năng kiểm soát hàng hải và khả năng triển khai lực lượng hàng hải. Thủ tướng Úc Morrison cho biết tại một cuộc họp báo: Trong thời kỳ hậu dịch bệnh, “khả năng một cuộc chiến tranh nóng nổ ra trên đất Úc là lớn nhất kể từ những năm 1940. Người ta thường tin rằng mục đích chính của chiến lược phòng thủ quốc gia của Úc và New Zealand là “ngăn chặn ĐCSTQ”.

Điều cần phải chỉ ra ở đây là lý do tại sao Úc hết sức cảnh giác với ĐCSTQ, phần lớn là do ý thức về các giá trị. Thêm một điểm nữa ở đây là vào cuối tháng 4, Thủ tướng Morrison đã nói tại một hội nghị Cơ đốc được tổ chức ở Gold Coast rằng khi ông được bầu làm Thủ tướng Úc, lời khuyên của mục sư dành cho ông là “hãy sử dụng những gì Chúa đặt vào tay con… hãy làm những gì Chúa đặt trong trái tim con”. Vào thời điểm xung đột liên tiếp giữa Trung Quốc và Úc, ông Morrison đã có một bài diễn văn mang tên “Lời kêu gọi của Chúa”. Tác giả Vương Hách đồng ý với phân tích này: Morrison đang kêu gọi những người được chọn làm theo ý muốn của Chúa để cùng mình chống lại cái ác. Dưới góc độ niềm tin, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Úc về cơ bản không có chỗ cho sự điều động, bởi vì mặc dù biểu hiện là xung đột về giá trị, xung đột về hệ thống,… nhưng ẩn phía sau đó là xung đột về tín ngưỡng.

Tham vọng của ĐCSTQ trực tiếp ảnh hưởng đến Úc

Từ góc độ cấu trúc chiến lược toàn cầu, tại “Châu Á – Thái Bình Dương”, Úc là một góc của Nam Thái Bình Dương, còn tại “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, nước này là trung tâm kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đối với ĐCSTQ, vị trí chiến lược của Úc rất quan trọng, cùng với quan hệ đồng minh chặt chẽ với Hoa Kỳ, đây được coi là mục tiêu cần thiết; đồng thời, đây được coi là mục tiêu mềm vì sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, rõ ràng là ĐCSTQ đã đánh giá thấp một cách nghiêm trọng quyết tâm và sự kiên trì của Úc. Bất kể lệnh trừng phạt kinh tế của ĐCSTQ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Úc hay không, quân bài kinh tế vẫn có tác dụng nhất định, nhưng khi phải lựa chọn giữa an ninh và kinh tế, vai trò của quân bài kinh tế có thể không còn lớn như trước. Hơn nữa, điều này không những không buộc Úc phải nhượng bộ mà còn tăng cường hơn nữa liên minh Hoa Kỳ – Úc. Đây là một tính toán sai lầm trong chính sách của ĐCSTQ với Úc.

Về vấn đề Đài Loan. Trong chuỗi đảo đầu tiên Đài Loan là một điểm chuyển tiếp quan trọng từ Đông Bắc Á sang Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Nếu Đài Loan bị ĐCSTQ chiếm đóng, các tàu ngầm của ĐCSTQ sẽ đi ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai mà không bị cản trở, cuộc chiến chống tàu ngầm của Úc sẽ rất khó khăn. Mối liên kết giữa Úc với Nhật Bản và Hàn Quốc ở Đông Bắc Á và đường biển nối với Hawaii sẽ bị cắt đứt, Úc sẽ bị cô lập ở Nam Thái Bình Dương.

Đồng thời, sự bành trướng của ĐCSTQ ở Nam Thái Bình Dương cũng gây ra mối đe dọa lớn đối với Úc: Papua New Guinea ở phía bắc là rào cản của Úc (quyết định liệu Úc có thể kết nối với Đài Loan và Đông Bắc Á hay không). Úc có lịch sử quan hệ sâu sắc với quốc gia này, nhưng trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Papua New Guinea. Quần đảo Solomon ở đông bắc Úc (nơi quyết định liệu nước này có thể kết nối với đông bắc và kết nối với Hawaii hay không) ban đầu là một quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng đã bị ĐCSTQ gây ảnh hưởng vào năm 2019. Tại các quốc đảo Thái Bình Dương phía đông Úc, ĐCSTQ cũng đang mở rộng ảnh hưởng trong khu vực bằng cách cho các nước như Papua New Guinea và Fiji vay quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các đảo quốc ở Thái Bình Dương đóng vai trò là những căn cứ quân sự nòng cốt, đồng thời là những pháo đài chiến lược để các nước phương Tây tìm cách ổn định các tuyến đường biển.

Một điểm quan trọng nữa là, theo phân tích của Trịnh Hiểu Nông, một học giả tại Hoa Kỳ, để thực hiện răn đe chiến lược đối với Hoa Kỳ, ĐCSTQ đã “trồng đảo” ở Biển Đông, biến Biển Đông thành “pháo đài biển sâu” cho các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của ĐCSTQ. Tàu ngầm hạt nhân của ĐCSTQ xuất phát từ “pháo đài biển sâu”, nếu đi theo con đường biển đông bắc của tây nam Đài Loan và eo biển Bashi thì đó là con đường gần Hoa Kỳ nhất. Tuy nhiên, vùng biển nơi có tuyến đường này là nơi tập trung lực lượng chống tàu ngầm của Hải quân Mỹ, không dễ đi qua. ĐCSTQ phải mở thêm các luồng hàng hải khác của “pháo đài biển sâu” (quần đảo Philippine ở phía đông và biển Java ở phía nam), và các tuyến đường thủy này đều có liên quan đến Úc. ĐCSTQ đã chủ động làm xấu đi mối quan hệ kinh tế với Úc và cấm nhập khẩu hàng hoá của Úc trên quy mô lớn cuối cùng không phải để trừng phạt kinh tế, mà nhằm mục đích gây thiệt hại kinh tế ở Úc như một biện pháp để cố gắng khuất phục Úc và buộc nước này phải nới lỏng quốc phòng.

Từ đó có thể thấy rằng âm mưu chiến lược của ĐCSTQ đối với Úc là rất rõ ràng, và sự siết chặt chiến lược cũng khá mạnh mẽ. Vì vậy, nước này không thể không đáp trả. Một mặt, nó chống lại sự cưỡng bức kinh tế của ĐCSTQ, mặt khác, tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ và điều chỉnh chiến lược quốc phòng của mình.

Related posts

Trung Quốc sắp tấn công quần đảo Đông Sa của Đài Loan?

Tin Tức Đa Chiều

Hun Manet thách đấu Sam Rainsy, Thủ tướng Campuchia đã có động thái bênh vực con trai

Tin Tức Đa Chiều

Mỹ kêu gọi ĐCSTQ thả 11 người cung cấp thông tin nguồn gốc COVID-19 cho Epoch Times

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment