Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Sau vụ đụng độ ở Biển Đen, mục tiêu kế tiếp của Hải quân Anh sẽ là Trung Quốc?

Theo như giáo sư Paul Rogers cho rằng, sau các hoạt động ở Địa Trung Hải và Biển Đen, dự kiến cụm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ được triển khai tới Nhật Bản, và sẽ tiếp tục có mặt ở một số điểm nóng trên thế giới.

Mới đây, trang openDemocracy đã đăng tải bài viết của Giáo sư Paul Rogers với tiêu đề: “No matter how far HMS Queen Elizabeth sails, it won’t make Britain great again”.

Nhằm đem lại cho độc giả một phân tích sâu – không chỉ về vụ đụng độ mới diễn ra ở Biển Đen – mà còn là thế trận đối địch ở phạm vi toàn cầu giữa một bên là Phương Tây, bên còn lại là Nga và Trung Quốc, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Cuộc “duyệt binh trên biển” của cụm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth


Sau các hoạt động ở Địa Trung Hải và Biển Đen, dự kiến cụm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ được triển khai tới Nhật Bản.

Đây được coi là cơ hội để chứng tỏ rằng nước Anh đã bước vào một “kỷ nguyên huy hoàng” mới về quân sự để có thể một lần nữa được nhìn nhận là một cường quốc.

Đợt triển khai hải quân ở quy mô này được đánh giá là mạnh nhất kể từ sau Chiến tranh Falklands/Malvinas gần 40 năm trước – sẽ là cơ hội cho tàu sân bay khổng lồ cùng các tàu chiến đi kèm phô trương sức mạnh của chúng.

Thành phần chính của cụm tác chiến bao gồm tàu ​​sân bay, được hộ tống bởi 2 khu trục hạm phòng không, 2 khinh hạm chống tàu ngầm, một tàu ngầm tấn công hạt nhân, một tàu chở dầu và một tàu tiếp liệu.

Thêm vào đó là các khu trục hạm của Mỹ, Hà Lan và rất có thể là một tàu ngầm tấn công của Hải quân Mỹ.

Đây sẽ là sự hỗ trợ quý giá về thương mại cho các tổ hợp công nghiệp-quân sự liên quan – bao gồm cả các nhà sản xuất Anh, Mỹ và Hà Lan – và đương nhiên là những bên đã phát triển tiêm kích tàng hình F-35B.

Mục tiêu tiếp theo?

Vài ngày trước, khu trục hạm HMS Defender đã tách khỏi cụm tác chiến, đi qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen, ghé thăm một cảng của Ukraine, sau đó tiến vào vùng biển mà Nga tuyên bố chủ quyền trong một khoảng thời gian ngắn.

Hành động này đã gây ra phản ứng trái chiều trong Liên minh Châu Âu (EU), nơi các nước thành viên – đặc biệt là Đức, đang có các cuộc thảo luận tế nhị với chính phủ Nga để cải thiện quan hệ.

Nó cũng trở nên phức tạp hơn so với dự kiến ​​đối với London vì tốc độ cũng như hành động phản ứng của Nga, bao gồm việc khai hoả cảnh cáo. Chính các quan chức Anh sau đó cũng phải thừa nhận rằng họ đã bị bất ngờ.

Cũng trong tuần này, các máy bay của Mỹ và Anh từ tàu sân bay đã tham gia các cuộc không kích nhằm vào tàn quân IS ở Iraq.

Cần lưu ý rằng hoạt động như vậy có thể được thực hiện dễ dàng hơn từ căn cứ Không quân Hoàng gia Anh (RAF) ở Cyprus hoặc các căn cứ ở Qatar hoặc Kuwait – vì vậy đây là một cuộc biểu dương năng lực của tàu sân bay chứ không phải là hành động quân sự cần thiết.

Trong vài tuần tới, cụm tác chiến sẽ quá cảnh qua Kênh đào Suez và vào Ấn Độ Dương, ghé thăm căn cứ hải quân Duqm ở Oman, sau đó tiến về phía đông.

Trước khi đến Duqm, các máy bay trên tàu sân bay có thể thực hiện các cuộc không kích ở Somalia, và sau Duqm có thể sẽ là các cuộc ném bom ở Afghanistan – nơi tình hình an ninh đang ngày càng tồi tệ hơn.

Sau vụ xuất hiện ở vùng biển mà Nga tuyên bố chủ quyền ngoài khơi Crimea, chắc chắn cụm tác chiến tàu sân bay sẽ muốn phô trương sức mạnh của mình với Trung Quốc trước khi quay trở lại Anh vào đầu năm tới.

Tin mới:

Hải quân Anh-Ukraine khiêu khích, Nga đáp trả thần tốc và cứng rắn: “Cướp cò” là… xong!

Đằng sau lời đe dọa tấn công quân sự gây sửng sốt từ Trung Quốc nhằm vào Australia

Trong vài tuần tới, cụm tác chiến tàu sân bay sẽ đi qua eo biển Malacca nằm giữa Malaysia và Indonesia đến Biển Đông để cho Bắc Kinh thấy “ai là ai”.

HMS Queen Elizabeth và các tàu chiến đi cùng, biểu tượng “lấp lánh” của một Hải quân Hoàng gia đang hồi sinh (với sự giúp đỡ của Mỹ) và bằng chứng tích cực về một nước Anh “vĩ đại trở lại” đang vui vẻ đi khắp thế giới, phô diễn sức mạnh.

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, trong thời đại của các mối đe doạ toàn cầu hiện tại, giải pháp tốt nhất để hóa giải các hiểm hoạ nên là những chương trình hành động hợp tác và rõ ràng.

Tin nóng:

VN phấn khởi vì lừa hứa của Ngân hàng Thế giới

Người dân ở Hà Nội bị buộc phải đóng 400,000 đồng cho quỹ vaccine

Related posts

Nghị sĩ Mỹ đến thăm Đài Loan; Bắc Kinh cảnh cáo nói Washington đừng ảo tưởng

Tin Tức Đa Chiều

Vì sao đoàn xe 64 km của Nga ùn lại gần Kiev

Science

Mexico: Một bà mẹ nhiễm Covid có sữa chuyển màu xanh

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment