Tin tức Đa Chiều
Bí Ẩn

Phát hiện cổng của thành cổ Bethsaida được đề cập trong Kinh Thánh

Các nhà khảo cổ đã khám phá ra cổng thành của thành phố Bethsaida. Thành cổ này đã được đề cập trong Kinh Thánh và hiện là nơi mà tín đồ Thiên chúa giáo đến thăm mỗi năm. 

Tàn tích Bethsaida nằm ở công viên Jordan, cao nguyên Golan. Bethsaida thuộc bộ lạc Naphtali – nằm trong số 12 bộ lạc của đất nước Israel cổ đại. Tên cũ của Bethsaida là Zer được nhắc đến trong thánh kinh Joshua, là cuốn sách thứ 6 trong Kinh thánh Do Thái của người Do Thái (Tanakh) và Cựu Ước của Kitô giáo. Joshua 19:35 nói rằng: “Những thành trì kiên cố là Ziddim, Zer, Hammath, Rakkath, Kinneret”.

Từ năm 1050 đến 930 TCN, Zer thuộc Vương quốc Do thái thống nhất. Theo các ghi chép trong kinh Thánh, nó được vua David cai trị.

Một nhóm gồm các nhà khảo cổ từ các nước trên thế giới do Giáo sư Rami Arav của Đại học Nebraska dẫn đầu đã dành 32 năm để khai quật các tàn tích của Bethsaida. Năm 2018, nhóm nghiên cứu đã phát hiện cánh cổng của thành phố trong thời vua David.

Phát hiện cổng của thành cổ Bethsaida được đề cập trong Kinh Thánh.1

Giáo sư Arav nói với tờ Jerusalem Post“Trong thời kỳ đó, có rất ít cánh cổng ở các thành phố lớn ở vương quốc này. Trong suốt thời kỳ Thánh đường Thứ hai, thành phố này có tên là Bethsaida, còn trong thời kỳ Thánh đường Đầu tiên, nó tên là Zer”.

Trong Kinh Thánh, thành Bethsaida rất quan trọng. Tại đây, Chúa Jesus được cho là đã làm nhiều phép lạ. Ngài chữa cho người mù sáng mắt (Phúc âm Marco 8:22-26) và làm phép biến 5 ổ bánh mì và 2 con cá ra gấp nhiều lần để 5000 người được ăn no nê (Phúc âm Luca 9:10-17). Đây cũng là quê nhà của 3 thánh tông đồ Peter, Andrew và Phillip. Chính vì vậy, các Kitô hữu đã ghé thăm nơi này hàng năm khi hành hương.

Ông Avi Lieberman – Giám đốc công viên Jordan cho biết: “Các nhân viên tại công viên Jordan và khu du lịch Golan rất vui vì hàng chục nghìn du khách tới thăm công viên mỗi ngày. Công viên tuyệt vời này cũng là một địa điểm khảo cổ ấn tượng. Lần nào tôi cũng ngạc nhiên khi có hàng nghìn du khách theo phái Phúc âm ghé thăm Bethsaida. Tôi tin rằng những phát hiện mới nhất sẽ đưa nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới và Israel tới công viên hơn”.

Phát hiện cổng của thành cổ Bethsaida được đề cập trong Kinh Thánh.2

Một điều may mắn là ở Bethsaida không có các công trình hiện đại. Theo bài viết của Jerusalem Post:

“Giáo sư Arav cho rằng kiểu khai quật như thế này rất khó thực hiện ở những nơi như Jerusalem. Bởi muốn khai quật những địa điểm này thì các nhà nghiên cứu cần phải xin phép các chủ đất. Ngoài ra, trước kia, các thành phố cổ khác, như Damascus, đã bị phá hủy và xây dựng lại nhiều lần, khiến việc kết nối các suy luận về những gì thực sự xảy ra trong lịch sử rất khó khăn. Bethsaida là một thiên đường khảo cổ gần như còn nguyên vẹn, có thể đúc kết ra câu chuyện chân thực về những gì đã xảy ra trong thời kỳ Thánh đường Thứ hai, như được ghi chép trong Kinh thánh Do Thái”.

Bethsaida là ví dụ độc đáo về một thành phố lớn từ thế kỷ 11 đến 8 TCN, có giá trị cho nghiên cứu khảo cổ học, vì địa điểm này không có sự xáo trộn nào”.

Tuy nhiên, có vẻ như thành phố này có thể chỉ có quan hệ họ hàng với vương quốc của vua David, chứ không phải do ông cai trị. Theo các chuyên gia, vị trí và diện tích của kiến trúc cổ cho thấy nó có thể là kinh đô Geshur của vương triều Aram hay Syria. Vua Geshur là bố vợ David, nên nó phải là thành phố của người Aramaic.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng có thể Bethsaida không thuộc vương quốc Israel, mà thuộc vương quốc Aramaic. Ở Bethsaida, các nhà nghiên cứu đã khai quật được tấm bia đá khắc hình ảnh thần mặt trăng trong hình dáng con bò ở thế kỷ 11 TCN. Tấm bia đá quý hiếm này có từ thời vua Geshur.

Tấm bia đá ở thành Bethsaida - địa danh được đề cập trong Kinh Thánh .4

Bất kể nó thuộc quốc gia nào, thì cũng đều cho thấy lúc đó Bethsaida và Jerusalem là những thành phố đồng dạng. Vì vậy các cuộc khai quật còn cho chúng ta hiểu hơn về Jerusalem.

Các nhà khảo cổ quan tâm những điều ghi chép trong kinh Thánh nhiều hơn hẳn những giai đoạn lịch sử khác. Và việc khai quật những địa điểm như thế này sẽ giúp họ khám phá những chi tiết để có thể xác nhận hoặc bác bỏ tính chân thực của các chuyện kể trong Kinh thánh.

Các nhà khảo cổ còn có thể chứng minh một sự kiện khác trong Kinh thánh đã thực sự xảy ra. Đó là những trận chiến được mô tả rất chi tiết sống động giữa 3 vị vua để giành quyền thống trị Israel. Họ đã tìm thấy di tích pháo đài – nơi diễn ra những trận chiến đẫm máu đó.

Câu chuyện này diễn ra trong khoảng 145-138 TCN. Và các nhà nghiên cứu hết sức ngạc nhiên khi tìm thấy địa danh tên là Dor được đề cập trong Kinh Thánh. Hóa ra lúc đó có một vấn đề là nước biển dâng cao, giống như tình trạng ngày nay. Khi nước biển dâng lên, pháo đài Dor đã bị chìm xuống đáy biển, tuy nhiên nó vẫn còn ở vị trí cũ.

Phát hiện cổng của thành cổ Bethsaida được đề cập trong Kinh Thánh.5

Qua khám phá này, chúng ta có thể hiểu hơn về các trận chiến trong Kinh Thánh và cách thức xây dựng – sử dụng các pháo đài. Bức tường bên ngoài và bên trong của pháo đài tạo ra khu vực chết chóc ở giữa. Quân tấn công pháo đài sẽ bị kẹt ở khu vực này và bị giết chết.

Các pháo đài cổ dạy cho các học giả rất nhiều bài học quân sự. Còn cánh cổng ở Bethsaida là bài học về quy hoạch và xây dựng thành phố trong thời kỳ Kinh Thánh. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về những vùng đất đã chứng kiến ​​hàng ngàn năm lịch sử.
https://tinhhoa.net/

Related posts

Khai mở bí ẩn: Mối liên hệ giữa lời nguyền xác ướp và vụ đắm tàu Titanic

Tin Tức Đa Chiều

Bí ẩn văn hóa thần truyền: Sự giống nhau kỳ lạ của 2 ngôi đền cách xa nửa vòng Trái đất

Tin Tức Đa Chiều

Mỹ quốc cơ mật: Truy tìm huyết mạch của ma quỷ tại nhân gian (P.2)

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment