Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống

Mỹ tạo gọng kìm, dồn áp lực kép lên Trung Quốc ở Biển đông

Mỹ đã cử một nhóm tàu tấn công hàng không mẫu hạm và một nhóm trực thăng đổ bộ đến Biển Đông, nơi tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc tập trận cách đây hai tuần.
Tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson và tàu sân bay USS Essex lớp Wasp cùng các tàu hộ tống đã đi vào vùng biển phía nam của Biển Đông vào tối thứ Ba, theo tổ chức nghiên cứu South China Sea Strategic Situation Probing Initiative có trụ sở tại Bắc Kinh, chuyên theo dõi thông tin tàu dựa trên mã nguồn mở.

Hải quân Mỹ vẫn chưa công bố kế hoạch nhưng hai nhóm tàu tấn công lớn được cho là sẽ hội quân và có thể sẽ hoạt động cùng nhau.

Hai cuộc tập trận của nhóm tấn công tàu sân bay kép của Mỹ đã diễn ra ở Biển Đông vào tháng 7/2020 và tháng 2/2021, trong khi vào tháng 10 năm ngoái, tàu sân bay CSG Carl Vinson tham gia cuộc tập trận chung với tàu sân bay trực thăng Nhật Bản JS Kaga trong khu vực.

Lần triển khai mới nhất diễn ra chỉ vài tuần sau khi Hải quân Trung Quốc tổ chức các cuộc tập trận đồng thời cho 2 tàu sân bay, một ở Biển Đông.

Chỉ còn 3 tuần nữa là tới Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh và Tết Nguyên đán, khi Trung Quốc hy vọng sẽ tránh được sự gia tăng căng thẳng.

Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc đã trở về cảng Tam Á, ở đảo Hải Nam, sau “các cuộc tập trận định hướng chiến đấu thực tế” – bao gồm bắt giữ máy bay chiến đấu hạ cánh, kiểm soát thiệt hại và tìm kiếm cứu nạn hàng hải – ở Biển Đông vào cuối tháng 12 năm ngoái.

Cảnh quay tàu sân bay Sơn Đông tại Tam Á đã được đưa vào một phóng sự truyền hình nhà nước vào ngày 5/1, trong đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố khai mạc chương trình huấn luyện quân sự năm nay.

Một tàu sân bay khác là Liêu Ninh cũng đã trở về cảng Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông, theo Hải quân Trung Quốc.

Trong khi tàu sân bay Sơn Đông tập trận ở Biển Đông vào tháng 12, tàu Liêu Ninh tập trận ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Cục Đại dương, Môi trường Quốc tế và Khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ cũng vừa công bố tài liệu nghiên cứu dài 47 trang, khẳng định Trung Quốc không có cơ sở luật pháp quốc tế để đưa ra yêu sách, tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết khu vực Biển Đông và kêu gọi Bắc Kinh “ngừng các hoạt động trái pháp luật và cưỡng chế trên Biển Đông”.

Tài liệu này được cập nhật từ một nghiên cứu từ năm 2014, bác bỏ “Đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh ngang nhiên công bố, tuyên bố chủ quyền sai trái với hầu hết khu vực Biển Đông.

Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã ra phán quyết, khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là không có cơ sở.

Related posts

Những điều kiện nào để có ‘thẻ xanh COVID’ tại TP.HCM?

Tin Tức Đa Chiều

Cậu bé trai bị hành hạ đến chết vì mẹ kế ác, cha đẻ còn ác hơn: “Vứt nó đi”

Science

Bắt quả tang 7 đôi nam nữ đang mua bán của trời cho trong khách sạn

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment