Tham vọng vươn lên thành siêu cường của Bắc Kinh đã vấp thêm một trở ngại khi Chính phủ Litva đã ngăn cản công ty con của Nuctech có trụ sở tại Trung Quốc cung cấp thiết bị quét hành lý cho ngành hàng không, vì lo ngại sản phẩm Made in China xâm hại an ninh quốc gia, Vision Times đưa tin.
Sau khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái, Mỹ và một số quốc gia khác đã trở nên hoài nghi về việc tiếp tục các hoạt động thương mại với Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời TT Trump đã cố gắng thuyết phục chính phủ một số quốc gia châu Âu tránh sử dụng các sản phẩm của Nuctech trong bối cảnh một số sân bay ở “Lục địa già” đang sử dụng hệ thống quét hành lý Trung Quốc.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Litva, ông Robert Gilchrist, đã phản ứng tích cực với động thái này của chính phủ quốc gia thuộc vùng Baltic. Ông Gilchrist nói: “Tôi chúc mừng chính phủ Litva đã thực hiện bước đi nhằm đảm bảo an ninh quốc gia và cơ sở hạ tầng quan trọng của Litva”.
Công ty con của Nuctech có trụ sở tại Hà Lan đã phản ứng bằng cách nói rằng ý định của chính phủ Litva là không rõ ràng vì thiết bị quét của họ được thiết kế để sản xuất ở Ba Lan.
Quyết định ngừng sử dụng thiết bị quét Trung Quốc càng khiến Bắc Kinh thêm tức giận khi chính phủ Lithuania đã thông báo rằng họ sắp mở văn phòng đại diện thương mại tại Đài Loan.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Litva, Vytaute Smaizyte, cho biết trong tương lai nước này sẽ không chú trọng nhiều đến nhóm 17 + 1, một liên minh của Trung Quốc và 17 quốc gia châu Âu được Bắc Kinh khởi xướng như một sáng kiến kinh tế.
Người phát ngôn Smaizyte cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, sáng kiến kinh tế không mang lại kết quả như mong đợi cho Lithuania, vì vậy chúng tôi có kế hoạch tập trung phát triển mối quan hệ kinh tế của chúng tôi với Trung Quốc trên phương diện song phương và trong khuôn khổ hợp tác giữa EU và Trung Quốc”.
Gabrielius Landsbergis, Bộ trưởng Ngoại giao Liva, đã lặp lại điều này khi nói rằng liên minh cho Trung Quốc chủ trương đã được chứng minh là không có ích cho đất nước ông và nó cũng không hữu ích cho châu Âu.