Tin tức Đa Chiều
Bí Ẩn

Khám phá bí ẩn – 5 công nghệ siêu đẳng thời cổ xưa vẫn chưa có lời giải

Trong lịch sử nhân loại, có rất nhiều công nghệ, phát minh quan trọng thể hiện sự tài trí và năng lực sáng tạo đáng kinh ngạc của người xưa, khiến các nhà khoa học hiện đại vẫn phải bối rối trong nhiều thập kỷ.

Công nghệ ghép đá khô hoàn hảo không cần xi măng

Công nghệ xây tường đá của người Inca luôn khiến cho các kiến trúc sư hiện đại phải ngưỡng mộ. Những tảng đá có hình dạng không đồng đều với trọng lượng từ 120 – 200 tấn, nhưng khi đặt chúng lại với nhau thì phù hợp, vừa vặn trông giống như một trò chơi ghép hình.

Chúng được ghép lại khớp với nhau một cách đáng kinh ngạc, ngay cả một mảnh giấy cũng khó có thể chèn vào giữa các tảng đá. Thêm nữa, những phiến đá này đều được ghép khô, tức là không dùng bất kỳ chất kết dính nào.

Bên cạnh đó, độ chính xác của mối ghép là rất cao, với sự kết hợp hoàn hảo giữa các góc bo tròn và kiểu dáng đa dạng lồng vào nhau. Ngoài ra, cách mà các bức tường nghiêng vào trong (để giảm thiệt hại trong trường hợp động đất) đã làm cho các nhà khoa học phải bối rối trong nhiều thập kỷ.

Phương pháp mà người Inca đã sử dụng để kết nối các phiến đá liền kề đến nay vẫn còn là điều bí ẩn và những nỗ lực tái tạo lại các kỹ thuật này đều không thu được kết quả nào.

Thấu kính Nimrud – Kính thiên văn lâu đời nhất thế giới?

Thấu kính Nimrud. (Ảnh qua Reddit)

Thấu kính Nimrud được làm từ đá pha lê tự nhiên vát cong hình bầu dục có niên đại 3.000 năm tuổi. Nó được Sir John Layard khai quật vào năm 1850 tại cung điện của người Assyria, thuộc thành phố cổ Nimrud, Iraq ngày nay.

Thấu kính Nimrud có tiêu điểm cách mặt kính khoảng 11 cm, và chiều dài tiêu cự khoảng 12 cm. Cấu tạo này làm cho nó có độ phóng đại tương đương với một kính lúp 3x (có thể kết hợp với một ống kính khác để đạt được độ phóng đại lớn hơn). Bề mặt của thấu kính có 12 lỗ rỗng, bên trong có chứa naptha, một chất lỏng dễ cháy và một số chất lỏng khác.

Kể từ khi được phát hiện cách đây hơn một thế kỷ, các nhà khoa học và sử học đã tranh cãi về mục đích sử dụng của nó, một số cho rằng nó được sử dụng để làm kính lúp, hay một số khác cho rằng đây là một chiếc kính hội tụ ánh sáng Mặt trời để tạo ra lửa. Tuy nhiên giáo sư nổi tiếng người Ý Giovanni Pettinato đã đề xuất rằng, ống kính này được người Assyria cổ sử dụng như một phần của kính viễn vọng, điều này giải thích vì sao người Assyria lại tinh thông về thiên văn đến vậy.

Luyện sắt không rỉ

Khoa học hiện đại cũng chưa thể lý giải được hiện tượng cây cột sắt 1.600 năm tuổi ở Delhi, Ấn Độ không hề bị rỉ sau hàng nghìn năm, mà theo nhiều tin đồn lưu truyền thì bí ẩn nằm ở công nghệ luyện sắt “hoàn hảo” nhưng đã bị thất truyền của người Ấn Độ.

Theo các tài liệu cổ, cột sắt Delhi được tạo ra từ thế kỷ thứ IV dưới thời nhà vua Chandragupta II (từ năm 375-413), nhằm tôn thờ các vị thần bảo hộ của người Hindu.

Cột sắt không gỉ ở Ấn Độ thể hiện kỹ thuật luyện kim tài giỏi của người cổ đại.
Nhìn bên ngoài thì nó chỉ là một cây cột bằng sắt nguyên khối cao 6,3m và phần đế chôn sâu 1m dưới đất. Đường kính của cột giảm dần từ 48cm ở chân cột còn 29cm khi lên đến đỉnh. Ở giữa cột là một đoạn văn tự viết bằng tiếng Phạn cổ, với nội dung ca ngợi một vị vua. Công trình không có gì đặc biệt này trở nên nổi tiếng khắp thế giới chỉ vì “bền mãi với thời gian”. Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra bí quyết luyện sắt không rỉ của người Ấn Độ cổ.
https://tinhhoa.net/

Related posts

Ly kỳ những câu chuyện về “Người Sao” sống trong lòng Trái đất

Tin Tức Đa Chiều

Bí ẩn: Dự đoán “ngày tận thế” của người Maya không phải hủy diệt, mà ẩn chứa một huyền cơ khác

Tin Tức Đa Chiều

Bí ẩn: Hạng Vũ, Đường Bá Hổ và “bảo kiếm” nghìn năm

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment