Tin tức Đa Chiều
Cuộc Sống Góc Nhìn Tiêu Điểm Việt Nam

Hàng vạn người kéo nhau về quê làm đứt gãy thị trường lao động, lỗi tại ai?

Hàng nghìn lao động tìm đường về quê hương, bỏ lại sau lưng giấc mơ lập nghiệp tại thành phố. Hệ lụy kéo theo là tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt nhân công để khôi phục sản xuất trong lúc bắt đầu trở lại “bình thường mới” sau đợt giãn cách nghiệt ngã.

Khi hình ảnh đoàn người cả nghìn người di chuyển trên xe máy chở theo toàn bộ đồ đạc hướng về các tỉnh miền Tây trong đêm 1 Tháng Mười được làn truyền trên mạng xã hội, người ta càng thấy rõ quyết tâm rời khỏi Sài Gòn của những người lao động nhập cư này. Áp lực khi thất nghiệp, áp lực duy trì sinh tồn rồi cũng khiến họ đầu hàng sau thời gian dài giãn cách và không được nhà nước hỗ trợ kịp thời.

“Chúng tôi chỉ muốn đi thẳng về quê. Xe tôi có mì tôm, sữa, xăng cũng đem theo vì không muốn ghé dọc đường làm liên lụy đến ai. Về tới tỉnh của mình chúng tôi sẽ tự cách ly. 17 ngày, 21 ngày hay một tháng không quan trọng”, một người trong đoàn người mắc kẹt tại chốt kiểm soát trong đêm, nói.

“Sau bốn tháng cầm cự, cuối cùng mọi người cũng chọn cách về quê. Đừng trách họ. Mất việc và được trợ cấp 1.5 hay 2.5 triệu, nhưng sống ở thành phố này bốn tháng đâu phải chuyện ai cũng làm được. Dù sao, về quê sẽ nhẹ nhàng với cuộc sống của họ lúc này”, bạn đọc Lương Nguyễn Hòa Thương bình luận tại diễn đàn “Tôi là dân Sài Gòn” khi thấy những hình ảnh trên.

Theo ông Trần Việt Anh – Tổng Giám Đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, tại Sài Gòn có bốn nhóm lao động: (1) Lao động làm cho các doanh nghiệp FDI; (2) Lao động làm cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; (3) Lao động làm ngoài các khu công nghiệp; (4) Lao động tự do. Cả bốn nhóm lao động đều ở trong những khu nhà trọ có mật độ dân số cao và thường thuê phòng trọ 10m2, có thể phân chia thành nhóm năm người làm ban ngày và năm người làm ban đêm, thay nhau ở. Khi dịch xảy ra thì cả mười người đều ở nhà, do vậy quy tắc 5K gần như không có. F0 bắt đầu phát sinh ngay trong khu trọ. Với môi trường sống như vậy thì cộng đồng người lao động sống trong tâm trạng lo lắng, sợ hãi, tất yếu họ muốn được về quê.

Ngoài ra, lao động tự do và lao động ngoài khu công nghiệp cũng không trả lời được câu hỏi “Ngày mai sẽ ra sao? Bao giờ được đi làm?” Từ đó, người lao động nhìn về quê hương là nơi có cuộc sống an toàn hơn lúc này.

Rõ ràng, nhiều người lao động rời khỏi Sài Gòn về quê trong bối cảnh cạn kiệt tiền bạc và không còn thu nhập. Quay trở lại làm việc khi vẫn còn rủi ro, người lao động sẽ rất đắn đo.

Chưa kể, người lao động quay về quê thời điểm cuối năm, họ sẽ ở lại quê ăn Tết và không quay lại trong vòng mấy tháng khi thành phố chưa bảo đảm mức độ an toàn về dịch bệnh. Trong khi chi phí để doanh nghiệp dịch chuyển lao động là rất cao, không khó nhận thấy xu hướng đứt gãy của thị trường lao động lúc này.

Trước đây, đã có rất nhiều lời hứa từ các cấp có thẩm quyền về việc chăm lo đời sống công nhân, thế nhưng mọi chuyện vẫn chỉ dừng lại lời hứa trên văn bản, hay trên báo chí nhà nước. Ngay cả chính sách xây dựng nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, dù đã có nhưng thực tế triển khai rất chậm. Thế thì làm sao đòi hỏi công nhân “lạc nghiệp” khi chưa “an cư”?

Bây giờ, khi hàng vạn người ùn ùn bỏ thành phố về quê, các công ty, các cấp chính quyền mới vỡ ra bài học vỡ lòng: Không có công nhân, làm sao nhà máy hoạt động? Không có sức dân nhập cư từ bao năm nay, đố các ông lãnh đạo “hoàn thành chỉ tiêu thuế” cho nhà nước. Thế mà lúc dân khó khăn, chẳng thấy mặt mũi chính quyền đâu, mà chỉ có dân Sài Gòn giúp nhau thôi.

Chính các quy định chống dịch bất cập và ngu dốt đã khiến Sài Gòn, và cả nước lâm vào tình trạng be bét hiện nay. Độc giả Hoan của VietnamNet bình luận: “Bạn biết tại sao số người chết nhiều không? Tại vì không có hướng xử lý điều trị dịch.

Tại vì gom F0 rồi F1 vào chung, nhưng không có cách giải quyết, hàng ngàn người cách ly nhưng không cung cấp đủ lương thực, thuốc men, bác sỹ y tá thì chỉ có vài người.

Quy định cách nhau là 2m nhưng thực tế nhốt trong khu cách ly như ổ chuột, cách nhau 20cm, không đáp ứng được môi trường vệ sinh tối thiểu.

Bắt người dân giãn cách tại nhà, nhưng không cũng cấp những nhu cầu tối thiểu gạo, thức ăn… Nếu đói bạn có ra ngoài tìm thực phẩm không?

Đã giãn cách không cho đi làm, lại để cho hệ thống siêu thị bóc lột người dân một cách hợp thức… Nghèo đến kiệt quệ, lời nói của chính quyền như gió thoảng qua tai.

Mỗi địa phương tự quản lý mỗi kiểu, cắt đứt dây chuyền cung ứng sản xuất.”
Quyết định rời bỏ thành phố của người lao động nhập cư sẽ gây đứt gãy nguồn nhân lực sản xuất cho việc mở cửa trở lại “bình thường mới”. Lỗi không phải ở họ.
Độc giả Van Cuong so sánh: “Chúng con về quê vì bốn tháng nghỉ việc, năm, sáu người nhét trong phòng trọ 15 mét vuông nóng bức, bốn tháng không có cái gì ăn…ngoài những lời hứa. Khác xa bên Úc, New Zealand… Họ lock dân nhưng vẫn gởi tiền trợ cấp đều đều vào tài khoản và khi dân cần trợ cấp thực phẩm thì có tận mồm.”

Độc giả Nam đồng ý với cách so sánh của Van Cuong, viết: “Họ (các nước khác) lockdown nhưng họ trợ cấp cho dân, cho doanh nghiệp. Họ không phong tỏa kiểu lập rào chắn, chốt chặn khắp nơi. Họ phạt dựa trên luật pháp chứ không phạt theo chỉ thị, đã vậy mỗi nơi một kiểu nhiều cán bộ lạm quyền. Dân họ vẫn có quyền biểu tình để phản đối nhé. Cái vấn đề là không thể vừa dập dịch mà vẫn duy trì kinh tế, chỉ có cách sống chung với nó.”

Độc giả Phong viết một sự thật đau lòng mà ai cũng biết: “Những người công nhân đã bỏ mồ hôi công sức để lao động vì mưu sinh một phần, một phần họ đã góp góp cho sự phát triển của thành phố, nhưng đến khi họ thất bát, thành phố cũng có hỗ trợ thật nhưng có thấm vào đâu khi giãn cách kéo dài tới bốn tháng. Chưa nói tới chuyện người có người không, bản thân tôi cũng ở trọ đây, lần một, lần hai, nghe nói có hỗ trợ nhưng có thấy gì đâu. Đừng nói là họ, tôi cũng rất bất mãn, cũng muốn tìm đường về quê, dù kinh tế có khó khăn, và có khổ thêm thì ở quê vẫn dễ hơn ở thành phố. Người ở quê hiền lành chất phác, và đặc biệt rất có tình người.”

Độc giả Xuannhat viết: “Khi công nhân ở lại thành phố thì chính sách an sinh xã hội không quan tâm người ngoại tỉnh. Đòi hỏi giấy tờ này khác. Khi người ta về hết quê thì kêu không có người làm. Doanh nghiêp thì đổ lỗi cho chính quyền, chính quyền thì đổ lỗi cho doanh nghiệp. Công đoàn thu phí thì nhanh, khi công nhân khó khăn thì không thấy công đoàn đâu.”

Độc giả Thanh quy lỗi đầu tiên cho Bộ Y Tế: “Tôi thấy chống dịch như gà dẫm phải nắm tóc, càng dẫm càng rối, sai lầm từ Bộ Y tế đầu tiên.”

Còn độc giả Tâm chỉ thẳng mặt: “Lãnh đạo chỉ giải quyết rối ren theo tình hình, chứ tôi chưa thấy có tầm nhìn gì cả.”

Related posts

Động cơ phạm tội của ‘Gã hề’ tấn công bằng dao trên tàu điện ngầm, người dân nhảy khỏi cửa sổ bỏ trốn ở Tokyo

Tin Tức Đa Chiều

Tình hình nóng dịch Covid-19 ở Việt Nam sáng 17/8

Science

Clip: Sạt lở hơn 5.000m3 đất sát chân thủy điện Hương Điền

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment