Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Góc nhìn: Lý do ông Trump muốn Hoa Kỳ rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran

Trên trang chuyên đề “Hoa Kỳ chống lại hạt nhân Iran” (United against nuclear Iran) có bài phân tích với tựa đề: “Những điểm thất bại chính trong Thỏa thuận hạt nhân với Iran”.

Sau đây là các thông tin chính trong bài viết có thể cung cấp thêm góc nhìn về việc vì sao cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lại cương quyết rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận đa phương này.

Thoả thuận hạt nhân Iran (JCPOA) không xác định các mục đích vì hòa bình

  • Các điều khoản trong thoả thuận chỉ có hiệu lực ở một khoảng thời gian nhất định

 Đây là các điều khoản hạn chế đối với việc nâng cấp tái chế uranium và plutonium của Iran trong 10 đến 15 năm. Sau đó, các điều khoản hạn chế này sẽ mất hiệu lực thì Iran có thể tự do mở rộng chương trình hạt nhân của mình trên quy mô công nghiệp và được tiếp cận các máy ly tâm tiên tiến giúp giảm thời gian sản xuất uranium ở cấp độ vũ khí cho kho vũ khí hạt nhân xuống chỉ còn vài tuần, nếu như không muốn nói là ngày hay “gần như xuống bằng 0”, theo lời của cựu Tổng thống Obama.

Do đó, JCPOA chỉ đơn thuần kiểm soát vũ khí hạt nhân của Iran trong một khoảng thời gian giới hạn và xác định, sau đó Iran sẽ được phép khởi động chương trình hạt nhân trên quy mô công nghiệp mà không có giới hạn về số lượng và loại máy ly tâm, hoặc kho dự trữ uranium của mình và được thúc đẩy bởi những lợi ích kinh tế thu được thông qua việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.

  • Thanh tra, Xác minh và Chương trình bí mật tiềm ẩn song song 

JCPOA không yêu cầu Iran phải báo cáo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) để có thể kiểm tra “mọi lúc, mọi nơi” đối với các cơ sở và địa điểm quân sự nơi nghi ngờ đã xảy ra các hoạt động hạt nhân. Iran, “kẻ gian lận hàng loạt về hạt nhân và các nghĩa vụ quốc tế khác” như lời United against nuclear Iran, có thể trì hoãn việc kiểm tra các cơ sở như vậy trong tối đa 24 ngày, điều đó cho phép Tehran có khoảng thời gian đáng kể để che giấu bằng chứng các hoạt động hạt nhân bí mật.

Trong khi những nghi vấn quan trọng liên quan đến các hoạt động hạt nhân bí mật của Iran thì vẫn chưa được công bố.

JCPOA đã chấm dứt các nỗ lực điều tra của IAEA một cách vô trách nhiệm về chương trình vũ khí hóa hạt nhân đã bị phát hiện của Iran hay còn được gọi là chương trình “Hình Mẫu Quân Sự Phù Hợp” (viết tắt PMDs) của nước này.

Tuy nhiên, IAEA kết luận rằng Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân, ít nhất là từ năm 2009. Việc Iran thiếu hợp tác với IAEA dẫn đến không thể xác minh liệu Tehran có chấm dứt mọi nỗ lực hạt nhân hay không.

Do đó, cộng đồng quốc tế không có một bức tranh tổng thể về chương trình hạt nhân của Iran, gây khó khăn trong việc tạo ra một cơ sở đầy đủ thông tin dành cho việc thanh tra và xác minh trong tương lai.

Iran chấp nhận các lệnh hạn chế hạt nhân tạm thời để đổi lấy những lợi ích lâu dài

Theo JCPOA, các hạn chế của Liên hợp quốc đối với chương trình tên lửa đạn đạo của Iran sẽ hết hiệu lực trong 8 năm, tới tháng 10/2023, trong khi các lệnh hạn chế của Liên Hợp Quốc đối với việc chuyển giao vũ khí thông thường của Iran sẽ chấm dứt sau 5 năm và nó đã hết hạn vào 10/2020.

Để đổi lấy những hạn chế tạm thời đối với chương trình hạt nhân của mình, Iran sẽ nhận lại được những lợi ích vĩnh viễn sau này.

Các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc và EU đã được dỡ bỏ, tạo điều kiện cho Iran tiếp cận các tài sản đã bị đóng băng trước đó. Các lệnh trừng phạt còn lại của EU sẽ được dỡ bỏ nốt trong vòng chưa đầy 8 năm tới.

Thời điểm Mỹ rút khỏi JCPOA vào tháng 5/2018, thì Mỹ cũng đã ngừng áp các lệnh trừng phạt hạt nhân đối với các công ty nước ngoài kinh doanh tại Iran.

Từ khi JCPOA được triển khai và trước khi Hoa Kỳ rút khỏi thoả thuận này, Iran đã ký hợp đồng hơn 100 tỷ USD với các công ty nước ngoài.

Thỏa thuận này giúp củng cố và làm lợi cho nhà nước khủng bố cực đoan chống Mỹ, qua đó thúc đẩy các hoạt động bành trướng gây bất ổn trong khu vực và toàn thế giới

  • Gây bất ổn trong khu vực

Việc giảm nhẹ lệnh trừng phạt đã giải phóng hàng chục tỷ đô-la tài trợ cho nhiều hoạt động gây bất ổn của Tehran. Iran đã tăng ngân sách quân sự lên 145% trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Rouhani.

Iran tiếp tục là nhà nước bảo trợ khủng bố hàng đầu thế giới, hậu thuẫn cho các tổ chức khủng bố Hezbollah và Hamas, cả hai tổ chức này đều phải chịu trách nhiệm về cái chết của các công dân Mỹ.

Iran đã leo thang ủng hộ chế độ độc tài Assad của Syria, chế độ đã giết chết hàng trăm nghìn người trong cuộc nội chiến Syria, cho phép Assad xoay chuyển cục diện có lợi cho mình.

Iran tài trợ cho các nhóm cực đoan bạo lực đang gây bất ổn cho Iraq, Lebanon, Yemen và Bahrain.

Iran tiếp đã bắt giữ ít nhất 5 người Mỹ và 6 người phương Tây khác kể từ khi đạt được thỏa thuận hạt nhân.

Iran đàn áp dã man người dân của mình và vi phạm nhân quyền của các dân tộc thiểu số, quốc gia và tôn giáo mà không bị trừng phạt.

Iran đã phóng thử ít nhất 16 tên lửa đạn đạo kể từ khi đạt được JCPOA. Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đã thực hiện thỏa thuận, hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran bằng cách nói rằng Iran “sẽ không” tham gia vào các hoạt động tên lửa đạn đạo với một ngôn ngữ yếu mềm, chỉ đơn thuần “kêu gọi” Iran không thử nghiệm bất kỳ tên lửa đạn đạo nào có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

  • Thúc đẩy chạy đua vũ trang

Thỏa thuận không ngăn được Iran phát triển vũ khí hạt nhân trong dài hạn và làm suy yếu các hạn chế đối với chương trình tên lửa đạn đạo và chuyển giao vũ khí thông thường của Iran. Do đó, các đối thủ trong khu vực của Iran, như Ả Rập Xê-út, có thể chạy đua để chống lại Iran bằng cách mua vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo cho riêng họ và tăng cường năng lực đối với vũ khí thông thường.

Cựu Bộ trưởng Tình báo Ả Rập Xê-út, Turki al-Faisal cảnh báo hồi năm 2015: “Tôi luôn nói bất cứ điều gì xuất phát từ cuộc đàm phán này, thì chúng tôi cũng muốn được như vậy. Bởi, nếu Iran có khả năng làm giàu uranium ở bất kỳ cấp độ nào, thì không chỉ có Ả Rập Xê-út sẽ yêu cầu điều đó. Cả thế giới cũng sẽ đi theo chiều hướng đó mà không có bất kỳ lệnh cấm nào. Do đó, sẽ làm tăng nguy cơ mất ổn định và gây xung đột giữa các khu vực tranh chấp”.

Related posts

Trung Quốc ra lệnh cấm, ‘tỷ phú dạy thêm’ phải đi bán rau, đóng cửa 1.500 cơ sở đào tạo, thanh lý miễn phí 80.000 bộ bàn ghế

Tin Tức Đa Chiều

9 nền tảng Big Tech đồng loạt đưa TT Trump vào ‘danh sách đen’

Tin Tức Đa Chiều

Tân ngoại trưởng cho phép treo cờ của giới đồng tính tại Đại sứ quán Mỹ

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment