Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Điều gì ẩn sau màn kêu gọi ‘ngoại giao bóng bàn’ nối lại tình xưa của Trung Quốc?

Trái ngược với tình hình bế tắc hiện nay của quan hệ Trung- Mỹ, ngày 10/4, Thượng Hải bất ngờ tổ chức lễ khai mạc chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập “Ngoại giao bóng bàn Trung-Mỹ”. Chuyên gia về các vấn đề thời sự Dương Uy đã có bài phân tích về hành động này của Trung Quốc.

Sau đây là nguyên văn bài viết của ông:

ĐCSTQ đã chuyển biến 180 độ?

Ông Thôi Thiên Khải, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ngày 10/4 đã có một bài phát biểu về sự kiện kỷ niệm “Ngoại giao bóng bàn” ở Thượng Hải. Ông nói: “Ngoại giao bóng bàn 50 năm trước có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử quan hệ Trung-Mỹ. Nó đã mở ra một phương thức giao tiếp độc đáo có tính sáng tạo cho người dân hai nước cách biệt suốt hàng chục năm, và gửi đi một tín hiệu để cải thiện quan hệ Trung-Mỹ đối với hai nước và cả thế giới”, “Ngày nay, quan hệ Trung-Mỹ đang đứng trước sự lựa chọn quan trọng là sẽ đi đến đâu” và “xem xét và đối đãi khách quan đối với ý đồ chiến lược của nhau, đưa hợp tác trở thành lựa chọn chung của Trung-Mỹ, đồng thời đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài trong mối quan hệ song phương”.

Trước đó, vào ngày 22/2, đại sứ Thôi Thiên Khải “song kiếm hợp bích” cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị công khai vạch ra “lằn ranh đỏ” cho Mỹ. Hơn một tháng sau, ông Thôi Thiên Khải bất ngờ đổi giọng với Mỹ, gạt bỏ “lằn ranh đỏ” – mà có lẽ là được Tập Cận Bình chỉ thị – vào thời điểm mà quan hệ Trung-Mỹ lại lần nữa lâm vào bế tắc.

Sự kiện kỷ niệm ngoại giao bóng bàn của ĐCSTQ hiển nhiên tiết lộ tâm thái bi quan của ĐCSTQ trong mối quan hệ Trung-Mỹ hiện tại. Nó giống như sự “cô lập” Trung-Mỹ trước đó trong nhiều thập kỷ. Vào thời điểm mở đầu ngoại giao bóng bàn, Trung Quốc và Mỹ không có quan hệ ngoại giao, ĐCSTQ bị đá khỏi Liên Hợp Quốc. Nói cách khác, lúc đó hầu hết các quốc gia đều không công nhận chế độ ĐCSTQ. Tất nhiên, giờ đây, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đang lo lắng về sự tái diễn của hình thế như vậy, nên không thể không hạ thấp miệng lưỡi của mình.

Vào ngày 11/4, truyền thông Tân Hoa Xã của ĐCSTQ cũng đưa tin “Thông tấn: Lắp ráp ký ức nửa thế kỷ” ở một vị trí nổi bật trên trang web của mình. Từ chống Mỹ chuyển sang thân Mỹ, truyền thông ĐCSTQ đã quay ngoắt 180 độ gần như chỉ trong một đêm.

Cách đây gần 4 tháng, ngày 16/12, Tân Hoa Xã đăng bài báo “Bệnh sùng [bái] Mỹ, quỵ [lụy] Mỹ đã được chữa khỏi!”. Bây giờ Tân Hoa xã tự nó lại bắt đầu “sùng Mỹ”?

Tân Hoa Xã nhắc lại rằng tại Giải vô địch bóng bàn thế giới ở Nhật Bản 50 năm trước, vận động viên người Mỹ Glenn L. Cowan do nhầm lẫn lên xe của đội tuyển Trung Quốc, nói rằng: “Trước đây, có thông tin cho rằng hai nước không thiết lập quan hệ ngoại giao, nhân dân không giao tiếp, và có sự thù địch giữa những vận động viên, điều này không đúng”. Tân Hoa Xã cũng mô tả vận động viên người Mỹ trêu đùa các vận động viên Trung Quốc, và những bức ảnh của ông Mao Trạch Đông và Cowan chiếm một vị trí nổi bật trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản. Sau đó, phái đoàn bóng bàn Mỹ đã đến thăm Trung Quốc, và ngược lại.

Tân Hoa Xã không dám chỉ ra rằng, vào thời điểm đó, chính các chiến dịch tuyên truyền chống Mỹ hàng ngày của ĐCSTQ đã ngăn cản sự giao tiếp bình thường giữa người Hoa và người Mỹ. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã ít nhất đã nói lên sự thật rằng người dân Trung Quốc và người dân Mỹ không hề có ý thù địch và đối kháng với nhau. Ông Biden cũng đã nhiều lần tuyên bố rằng ông không muốn đối kháng, nhưng ĐCSTQ nhất định muốn đối kháng, và làn sóng tuyên truyền chống Mỹ ngày càng lên cao.

ĐCSTQ tại cuộc đàm phán Trung – Mỹ hiếm hoi gần đây đã diễn trò chiến lang, và khiêu khích gây hấn rất nhiều về quân sự, kết quả dẫn đến quan hệ Trung-Mỹ lại lần nữa rơi vào bế tắc. Giờ đây, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ cảm thấy có điều gì đó không ổn, họ từ chối thừa nhận những phán đoán và quyết sách sai lầm nghiêm trọng, nhưng họ không còn lựa chọn nào khác, phải ngậm đắng nuốt cay bắt đầu chuyển hướng.

ĐCSTQ chỉ giả giọng hợp tác

Tất nhiên, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ không cam tâm, nên trong cùng ngày, Tân Hoa Xã cũng đưa tin “Một trong năm tội vi phạm nhân quyền ở Mỹ: Thực dân chủ nghĩa là tội nghiêm trọng nhất”. Một mặt, ĐCSTQ thể hiện hảo ý của mình đối với Mỹ, mặt khác, ĐCSTQ tiếp tục tuyên truyền chống Mỹ, điều này phản ánh đầy đủ tình cảm của các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ đối với Mỹ. Dưới áp lực nặng nề của các lệnh trừng phạt của Mỹ và sự nghi ngờ lục đục trong nội bộ đảng, quan chức cao tầng của ĐCSTQ buộc phải chuyển hướng, nhưng thái độ chống Mỹ nhất quán không thể thay đổi.

Trong bài phát biểu của mình, đại sứ ĐCSTQ cũng bày tỏ, “Một số người Mỹ bị chấp mê vào hình thái ý thức thiên kiến, và không ngừng tiếp tục áp đặt các hạn chế đối với giao lưu văn hóa giữa hai nước”, đồng thời nói rằng “Xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại là niềm khao khát bất biến của chúng tôi”.

Có thể thấy rằng, ĐCSTQ không hề từ bỏ cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ với Mỹ, và nó vẫn đổ trách nhiệm cho Mỹ là nguyên nhân khiến quan hệ Mỹ-Trung trở nên xấu đi. ĐCSTQ bất quá chỉ hạ thấp giọng điệu đối với chính phủ Mỹ hiện tại, tạm dừng màn mắng chửi phỉ báng; lần nữa lại giả giọng hợp tác, thực tế là lo lắng bất an các chế tài ngày càng tấn tới của Mỹ, và cũng lo lắng về quân Mỹ phản kích ở Biển Đông.

Cùng ngày, Tân Hoa Xã cũng đưa tin “Phát biểu của Tây Bộ chiến khu đưa ra nhận xét về Vòng đàm phán cấp Tư lệnh Trung Quốc-Ấn Độ lần thứ 11” nêu rõ: “Tôi hy vọng rằng phía Ấn Độ sẽ trân quý tình thế hòa hoãn và hạ nhiệt tích cực hiện nay ở khu vực biên giới Trung-Ấn”. ĐCSTQ gần đây đã gia tăng các hành động khiêu khích chống lại quân đội Mỹ, sau khi quân đội Mỹ đáp trả mạnh mẽ, ĐCSTQ rõ ràng là lo lắng và sợ rằng phía đông và phía tây sẽ bị đối phương tấn công, vội vàng kêu gọi Ấn Độ, chuẩn bị thu nhỏ chiến tuyến để nhất tâm đối phó với Mỹ.

Tất nhiên, ĐCSTQ cũng sợ phải chịu trách nhiệm về ôn dịch. Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên án việc ĐCSTQ cố gắng ném trách nhiệm ra ngoài, đổ vấy lỗi cho người khác một lần nữa. Tình hình dịch bệnh ở các quốc gia khác nhau đã tăng trở lại, và Trung Quốc không còn có thể che đậy được nữa. Nếu Mỹ quay lại truy cứu trách nhiệm của nó, ĐCSTQ đương nhiên khó có thể chống lại.

Vào ngày 11/4, Tân Hoa Xã cũng đăng một bài báo “Bình luận thời sự quốc tế Tân Hoa Xã: Nghiên cứu truy tìm nguồn gốc của virus bị thao túng về chính trị, đê hèn và hiểm ác!”. Bài báo này không dám nhắm thẳng vào chính phủ Mỹ đương nhiệm, chỉ nói rằng “một số người phương Tây đã liên tiếp công bố hai bức thư ngỏ do các cựu quan chức Tòa Bạch Ốc soạn thảo … không công nhận kết quả nghiên cứu do nhóm chuyên gia quốc tế của WHO và Trung Quốc cùng đưa ra”. Những lời chửi bới tiếp tục diễn ra trong suốt bài báo, nhưng không nhắm vào các quan chức chính phủ Mỹ hiện tại.

ĐCSTQ không thể tự biện minh về vấn đề truy xuất nguồn gốc virus, và nó chỉ có thể tiếp tục phủ nhận điều đó khi đối mặt với những nghi ngờ từ các quốc gia khác nhau.

ĐCSTQ bộc lộ 4 điểm yếu chính

Màn biểu diễn của ĐCSTQ vào ngày 11/4 thực sự đã phơi bày ít nhất bốn điểm yếu của ĐCSTQ cho Mỹ thấy. Thứ nhất, ĐCSTQ sợ rằng Mỹ sẽ không còn công nhận chế độ ĐCSTQ nữa; thứ hai: ĐCSTQ sợ bị Mỹ trừng phạt kinh tế và công nghệ hơn nữa; thứ ba, ĐCSTQ sợ bị quân đội Mỹ phản công mạnh mẽ; thứ tư, ĐCSTQ sợ rằng Mỹ sẽ đi đầu trong việc truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ vì đã che giấu dịch bệnh.

Bản thân ĐCSTQ cũng tự bộc lộ ra những nhược điểm của nó, chính là để xem liệu chính phủ Mỹ đương nhiệm có sẵn sàng tiếp tục tấn công những nhược điểm của ĐCSTQ hay không. Nước Mỹ nên biết rõ rằng, cho dù đó hợp tác toàn diện, hay cạnh tranh và hợp tác, đại đa số người dân Trung Quốc đương nhiên nguyện ý và kiên quyết đối đầu với chính quyền ĐCSTQ. ĐCSTQ không có cách nào thoát khỏi cảm giác khủng hoảng về tính hợp pháp trong chấp chánh của nó. Đối mặt với Mỹ và các chính phủ phương Tây, ĐCSTQ luôn tự ti và thù địch, đó là do bản chất của chính thể này.

Kết thúc bài viết của mình, ông Dương Uy nhấn mạnh: “Người dân Trung Quốc và người dân Mỹ không có thù địch với nhau; nếu Mỹ có thể phân biệt rõ ràng giữa ĐCSTQ và Trung Quốc, và quyết tâm đánh đổ chính quyền ĐCSTQ, thì người dân Mỹ và người dân Trung Quốc tự nhiên sẽ có càng nhiều cơ hội ngoại giao bóng bàn. Nếu nước Mỹ giúp người dân Trung Quốc xóa bỏ ĐCSTQ, nước này không chỉ có thể giúp chính họ xóa bỏ các nguy cơ an ninh, mà còn xóa bỏ những trở ngại đối với giao lưu Trung-Mỹ, mở đường cho mối quan hệ Trung-Mỹ bình thường”.

Related posts

Mỹ nói áp lực toàn cầu sẽ buộc Trung Quốc minh bạch Covid-19

Tin Tức Đa Chiều

Giấc mộng Trung Hoa vỡ tan nát – Chưa đến ngày Mỹ “khuỵu gối” mời Trung Quốc lên ngai!

Tin Tức Đa Chiều

Trung Quốc ra lệnh cấm, ‘tỷ phú dạy thêm’ phải đi bán rau, đóng cửa 1.500 cơ sở đào tạo, thanh lý miễn phí 80.000 bộ bàn ghế

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment