Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Điểm tin thế giới 25/3: Đài Loan đưa tên lửa Patriot vào tập trận; Nga-Trung hội đàm cấp cao

Mục Điểm tin thế giới, thứ Năm (25/3), xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Tin tặc Trung Quốc tấn công người Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Facebook Inc hôm thứ Tư (25/3) cho biết họ đã chặn một nhóm tin tặc ở Trung Quốc sử dụng mạng xã hội này để tấn công người Duy Ngô Nhĩ lưu vong bằng cách cho tài khoản của nạn nhân nhiễm phần mềm độc hại và cho phép giám sát. Facebook cho hay, khoảng 500 người bị tin tặc Hoa lục nhắm mục tiêu hầu hết là các nhà hoạt động, nhà báo và nhà bất đồng chính kiến của sắc tộc đang bị đàn áp ở Tân Cương. Những người Duy Ngô Nhĩ bị tấn công hiện đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan, Hoa Kỳ, Syria, Úc và Canada. [Reuters].

Mỹ-EU sẽ đối thoại về chủ đề Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và ông Josep Borrell, đại diện cấp cao của EU về các vấn đề đối ngoại và chính sách an ninh, cho biết thông tin này vào hôm thứ Tư (24/3) sau cuộc hội đàm của họ tại Brussels. Ông Blinken nói rằng hai bên muốn nối lại đối thoại về vấn đề Trung Quốc “vì chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể tiếp cận Bắc Kinh hiệu quả nhất khi chúng tôi làm việc cùng nhau và phối hợp các phương pháp tiếp cận của chúng tôi”. Ông Borrell cho biết các cuộc họp sẽ diễn ra ở cấp chuyên gia và quan chức cấp cao, với nội dung thảo luận gồm “các vấn đề kinh tế, khả năng phục hồi [sau Covid], nhân quyền, an ninh, chủ nghĩa đa phương và các lĩnh vực cho sự tham gia mang tính xây dựng với Trung Quốc, chẳng hạn như biến đổi khí hậu” [Nikkei].

Nga-Trung hội đàm cấp cao. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tại Quế Lâm, Trung Quốc vào thứ Tư (24/3) bàn về việc tăng cường quan hệ Nga-Trung. Đây là lần thứ 51 hai quan chức ngoại giao này gặp nhau. Hai quan chức ngoại giao đã kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, điều mà Nga đã tìm kiếm từ lâu, để giải quyết vấn đề mà Nga-Trung gọi là “bất ổn chính trị toàn cầu” đang gia tăng. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các quan chức Mỹ vừa có chuyến thăm EU để tăng cường khả năng hợp tác trong đó bàn chuyện đối phó với Trung Quốc [Taiwan News].

Đài Loan đưa tên lửa Patriot vào tập trận. Trong bối cảnh máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan, các cuộc tập trận quân sự mới nhất của quốc đảo này đã tập trung vào lĩnh vực phòng không với sự hỗ trợ của tên lửa “hạng nặng” Patriot và Avenger. Kể từ thứ Hai (22/3), công chúng đã có cơ hội nhìn thấy các phương tiện và thiết bị quân sự trên đường phố ở cả miền bắc và miền nam Đài Loan tham gia vào các cuộc tập trận chuẩn bị cho các tình huống bị xâm lược. Trong đó có bài tập yêu cầu các đơn vị cơ động được trang bị tên lửa Patriot và Avenger di chuyển nhanh chóng từ địa điểm này sang địa điểm khác phục vụ cho các tình huống phòng thủ [Taiwan News].

Ông Navalny nói về sức khỏe bản thân. Chính trị gia đối lập với Kremlin đã phàn nàn về tình trạng sức khỏe của ông ta bị “xuống cấp nghiêm trọng” trong tù và bị cấm gặp luật sư, Leonid Volkov, trợ lý cấp cao của nhà lãnh đạo đối lập Nga cho biết. Theo ông Volkov, ông Navalny nói rằng phải chịu đựng những “cơn đau lưng nghiêm trọng” và tê ở một bên chân khiến không thể đứng vững. Các luật sư của Navalny cho biết họ đã bị chặn không được ông vào thứ Tư (24/3) và họ nghi ngờ chính trị gia này đang được điều trị bệnh ở bệnh xá trong nhà tù IK-2 ở vùng Vladimir [The Guardian].

Tổng thống Mexico chỉ trích chính quyền Biden. Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador tại một cuộc họp báo hôm 23/3 cho biết chính sách của chính quyền Biden đã tạo ra kỳ vọng, thúc đẩy người di cư bất hợp pháp kéo đến biên giới Mỹ-Mexico. Bình luận của ông Obrador về tình biên giới đưa ra trong bối cảnh chính quyền Biden cử các quan chức tới Mexico và các nước khác để thảo luận về số lượng người nhập cư bất hợp pháp ngày càng tăng tại biên giới. Đây cũng không phải là lần đầu tiên Tổng thống Mexico chỉ trích cách Tổng thống Mỹ Biden xử lý chính sách nhập cư [Epoch Times].

Bà Harris tiếp tục bị chỉ trích. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris bị chỉ trích gay gắt khi sắp tổ chức một cuộc thảo luận chung về “trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái” với cựu Tổng thống Bill Clinton, người đã bị nhiều phụ nữ cáo buộc các hành vi cưỡng hiếp. Bà Juanita Broaddrick, người đã cáo buộc ông Clinton về tội cưỡng hiếp nói rằng: “Đây có phải là một trò đùa không?”. Trong một tweet bà Broaddrick đã nói về cựu Tổng thống Clinton rằng “Tên biến thái này …….. nó đã hãm hiếp tôi”. Trong một tweet khác, Broaddrick hỏi liệu Đại học Howard, nơi tổ chức cuộc thảo luận, có muốn mời bà tới nói chuyện hay không [Foxnews].

Bắc Kinh ra ‘đòn thù’ với công ty Thụy Điển. Nhà bán lẻ thời trang lớn thứ Hai thế giới H&M (Thuỵ Điển) đang phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ Trung Quốc vì không mua bông Tân Cương, nơi Bắc Kinh đang đối mặt với cáo buộc diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng các sản phẩm của H&M đã bị xóa khỏi tất cả các nền tảng thương mại điện tử lớn của Trung Quốc, bao gồm JD, Taobao và Pinduoduo. Taobao thuộc sở hữu của Alibaba. Tìm kiếm các sản phẩm H&M trên các nền tảng này không mang lại kết quả nào vào 24/3. Phản ứng với H&M xảy ra chỉ một ngày sau khi EU, Anh và Canada trừng phạt nhiều thực thể Trung Quốc liên quan tới đàn áp nhân quyền ở Tân Cương [SCMP].

Quân đội Myanmar bất ngờ thả người biểu tình. Hôm 24/3, chính quyền quân sự Myanmar bất ngờ trả tự do cho hàng trăm người biểu tình phản đối đảo chính trong bối cảnh các nhà hoạt động kêu gọi “lặng lẽ đình công”. Các nhân chứng cho biết, một số xe buýt chở những người bị bắt giữ đã rời khỏi nhà tù Insein ở Yangon vào sáng 24/3. Đài truyền hình nhà nước sau đó cho biết tổng cộng 628 người đã được thả. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân chính trị (AAPP) cho biết, ít nhất 275 người thiệt mạng và 2.600 người đã bị bắt từ khi biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar diễn ra hôm 1/2. Theo các nhà hoạt động, con số thực tế có thể cao hơn nhiều [Reuters].

Khuyên dân tránh vắc xin Trung Quốc, Phòng khám Hồng Kông ‘gặp nạn’. Giới chức trách y tế Hồng Kông đã loại bỏ một phòng khám tư nhân khỏi chương trình tiêm chủng COVID-19. Động thái đưa ra sau khi phòng khám này khuyến nghị người dân nên tiêm vắc xin của Pfizer/BioNTech do Đức sản xuất thay vì tiêm vắc xin Sinovac của Trung Quốc. Trước đó, một bức ảnh thông báo tại phòng khám có nội dung so sánh tỷ lệ hiệu quả của hai loại vaccine lan truyền trên mạng. Trong ảnh nêu: “Đừng dùng Sinovac, hãy dùng BioNTech”. Ta Kung Pao, một tờ báo thuộc Văn phòng Liên lạc của Bắc Kinh ở Hồng Kông sau đó đăng bài cáo buộc bác sĩ phòng khám “bôi nhọ” Sinovac [Channel New Asia].

Related posts

Nhật Bản có Thủ tướng mới lại là “ác mộng” của Bắc Kinh

Tin Tức Đa Chiều

Tướng Mỹ gọi điện cho Trung Quốc nói chuyện “động trời”

Tin Tức Đa Chiều

Trực thăng rơi, Bộ trưởng bơi 12 giờ mới vào đến bờ

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment