Theo như thông tin từ nhà chức trách địa phương đã kéo rào, lập chốt, gom dân cách ly tập trung, cấm chợ truyền thống, chợ dân sinh hoạt động khiến cho hàng hóa khan hiếm và đắc đỏ, người dân khó tiếp cận được nguồn lương thực, thực phẩm. Không chỉ khổ sổ cùng nhà chức trách chống phòng-chống dịch COVID-19, người dân ở nhiều nơi đặc biệt là những nơi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội kéo dài còn phải khổ sở chống đói, kêu cứu khắp nơi để mong có lương thực-thực phẩm dùng qua ngày…
Câu chuyện người dân Việt Nam ở một số vùng đặc biệt là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19 không chỉ chống dịch mà còn phải chống đói hết sức khổ sở, nguyên nhân chính được người dân chia sẻ là do nhà chức trách địa phương đã thực hiện phong tỏa và giãn cách xã hội kéo dài theo cái gọi là phòng –chống dịch bệnh COVID-19. Nhà chức trách địa phương đã kéo rào, lập chốt, gom dân cách ly tập trung, cấm chợ truyền thống, chợ dân sinh hoạt động khiến cho hàng hóa khan hiếm và đắc đỏ, người dân khó tiếp cận được nguồn lương thực, thực phẩm.
Tình trạng này đã không ít lần nhắc đến nhưng mấy ngày gần đây, mạng xã hội tại Vệt Nam tràn ngập hình ảnh, video người dân ở một số nơi như Sài Gòn, Bình Dương hoặc ở một số địa phương khác đăng biểu ngữ có nội dung kêu cứu đến các cấp lãnh đạo từ địa phương cho đến Trung ương giúp đỡ lương thực-thực phẩm. “Đói ăn vụng, túng làm càn” hoặc “Đói đầu gối phải bò”, vì đói khổ nên người dân phải tìm mọi cách để chống đói. Nếu không vì đói khổ hẳn người dân không hạ mình xuống để mở lời kêu cứu, nếu không vì đói khổ hẳn người dân ở TP.Thủ Đức không bất chấp lệnh “ai ở đâu ở yên đó” phải đổ ra đường đi tìm kiếm lương thực- thực phẩm, nếu không vì đói khổ người dân ở P.10, Q.8 (Sài Gòn) đã không phải phẫn nộ kéo đến tận nơi tích trữ lương thực-thực phẩm đặt trong khu vực để hoạch hỏi cán bộ ở đây rằng: “ Lương thực-thực phẩm chất đầy vậy sao không phát cho dân, để hư (hỏng) lại đem vứt bỏ trong khi người dân đang đói khổ, không có ăn?”, nếu không vì đói khổ hẳn người dân ở vùng cộng sản một thời Hóc Môn (Sài Gòn) đã không phải kéo đến trụ sở chức năng đòi cứu trợ, nếu không vì đói khổ hẳn người dân trong khu cách ly tập trung Nam Tân Uyên (Bình Dương) đã không phải xô ngã rào chắn, chốt canh để thoát ra ngoài và nếu không vì đói khổ hẳn người dân tại khu cách ly tập trung Lagi (Bình Thuận) không phải bất chấp thoát ra ngoài để rồi sau đó bị lực lượng Công an bắt trở lại, ai không vào sẽ bị lôi kéo, dọa nạt, trấn áp bằng sức mạnh.
Những hình ảnh trên trái hẳn với những phát ngôn từ cửa miệng của số vị lãnh đạo địa phương rằng tuyệt đối không để người dân đói vì thiếu lương thực-thực phẩm, địa phương đã có phương án chuẩn bị đầy đủ.
Rồi mới đây, Thủ tướng CSVN ông Phạm Minh Chính thay ông Vũ Đức Đam làm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch. Hiện ông Chính đang có mặt tại một số tỉnh ở phía Nam để kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 ở đây. Và chính ông Chính cũng có phát ngôn “không để người dân chạy khắp nơi cầu cứu”.
Trước đó, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đã cử hơn 1000 công an và bộ đội từ các tỉnh miền Bắc vào Sài Gòn với mục đích là nhằm hỗ trợ nhà chức trách Sài Gòn dập dịch và vận chuyển lương thực-thực phẩm đến tận nơi cho người dân. Tuy nhiên, với những gì diễn ra ở Sài Gòn trong mấy ngày qua đã cho thấy cách làm này của nhà chức trách chỉ giúp người dân đỡ khổ sở được phần nào chứ không phải là cách giải quyết tốt nhất cho bài toán cung ứng lương thực-thực phẩm cho người dân. Bởi quân đội và Công an không thể làm tốt nhiệm của một người giao hàng, nhiều khu dân cư ở Sài Gòn hiện vẫn đang còn rên xiết đói khổ. Thậm chí ở Q.Bình Tân (Sài Gòn) người dân đăng lên mạng xã hội rằng: “Bình Tân 5 không: Không thấy tổ trưởng, không thấy chú bộ đội, không mua hàng được của Bách Hóa Xanh, không ai ngó ngàng và không còn gì để ăn”.
Và cuối cùng, ngoài tiếng kêu cứu của người dân vì đói khổ dịch bệnh thì cũng có không ít người phát ngôn hết sức vô cảm rằng “Nếu vì đói khổ mà người dân cứ đổ ra đường thì đến bao giờ dịch mới hết, người phải chịu khổ một tí mà làm theo quyết định của chính quyền, cùng chính quyền vợt khó để chống dịch chứ”. Đoán chừng những người có phát ngôn như thế này có thể họ là những người làm việc trong cơ quan hành chính, có thể họ là những người có điều kiện không phải kiếm cái ăn từng bữa. Những người này dù tình hình dịch đang căng thẳng nhưng tiền lương cuối tháng vẫn nhận đủ, những người này có khả năng tích trữ lương thực-thực phẩm trong những ngày địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách. Những người này hoàn toàn không đặt mình vào vị trí của số đông người dân có hoàn cảnh nghèo khó trong xã hội, số đông người dân lo lắng ngày dịch bệnh mình và gia đình sẽ sống ra sao? Dịch bệnh thì ai cũng phải chống nhưng đói khổ cũng phải chống. Bởi dịch bệnh khiến con người chết nhanh hơn, còn đói khổ làm cho con người chết từ từ và khoảng thời gian “từ từ” này là con người phải sống lay lắt qua từng ngày như kiểu sống không bằng chết. Nhà chức trách ở đây là chính quyền địa phương phải nhận lấy trách nhiệm đừng để dân đói khổ, đừng đỗ lỗi nơi dân mà hãy tự nhận lỗi nơi bản thân mình, nói suông và chống chế không phải là cách giải quyết vấn đề yên lòng dân.