Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Chuyên gia: Ông Lý Khắc Cường nói ngược ông Tập là vì để bảo vệ bản thân

Việc ông Lý Khắc Cường thường xuyên có “tiếng nói trái chiều” với ông Tập Cận Bình về các vấn đề kinh tế vẫn luôn thu hút sự chú ý của ngoại giới. Nhiều nhà phân tích nhìn nhận rằng ông Lý Khắc Cường thực ra bị “tước quyền”, bản thân ông có rất ít quyền lực, về cơ bản không đủ sức đương đầu với ông Tập, sở dĩ ông dám liều mình nói ngược, trên thực tế là để “giữ mạng”, theo bài viết được đăng trên trang NTDTV.

Ông Lý Khắc Cường “không đồng điệu” với ông Tập Cận Bình gần đây nhất là tại cuộc họp “Lưỡng hội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đầu năm 2021. Trong phần báo cáo công tác của chính phủ, ông Lý đã nhắc đến việc “đảm bảo không xảy ra tình trạng nghèo đói trên quy mô lớn”. Phát biểu này được cho là đã giẫm trúng chỗ đau của ông Tập Cận Bình, khi người đứng đầu ĐCSTQ bị bêu riếu rằng “thực hiện xóa đói giảm nghèo mang tính phong trào”.

Truyền thông nhà nước đã đổi câu phát biểu của ông Lý thành “đảm bảo không xảy ra tình trạng tái nghèo quy mô lớn”. Động thái của truyền thông nhà nước Trung Quốc một lần nữa làm dấy lên đồn đoán “Tập – Lý bất hòa”.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời các nhà phân tích cho biết, từ năm 2015 đến năm 2016, các phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã đăng 3 bài viết trên trang nhất dẫn lời nhân sĩ uy tín bình luận về các chính sách kinh tế của ông Lý Khắc Cường, nhưng “khẳng định thì ít, phủ định thì nhiều” đối với những việc làm của chính phủ. Từ đó làm cho những đồn đoán về mâu thuẫn Tập – Lý thêm gia tăng.

Sau đó, hai ông Tập – Lý thường xuyên có những hành động thể hiện sự chia rẽ trong các vấn đề kinh tế. Ông Tập chủ trương “quốc tiến dân lùi”, tức mở rộng thị phần của kinh tế quốc doanh trong một số lĩnh vực công nghiệp, đi đối với điều này là như sự thu hẹp thị phần của các doanh nghiệp tư nhân, trong khi ông Lý nhấn mạnh “quốc lùi dân tiến”; ông Tập tuyên bố bản thân đã thành công trong cuộc chiến “thoát nghèo toàn diện”, ông Lý lại chỉ ra rằng cả nước hiện có 600 triệu người phải sống với mức thu nhập thấp chỉ với 1.000 Nhân dân tệ (khoảng 3,2 triệu VNĐ) hàng tháng;  ông Tập chủ trương kinh tế tuần hoàn trong nước thì ông Lý lại đặc biệt nhấn mạnh mở rộng thị trường với thế giới bên ngoài; ông Lý ra sức thúc đẩy nền “kinh tế vỉa hè”, nhưng ông Tập lại bắt phải dừng lại vì làm tổn hại hình ảnh quốc gia.

Chuyên gia bình luận thời sự chính trị độc lập Đường Tĩnh Viễn (Tang Jingyuan) cho rằng hai ông Tập – Lý không đồng điệu đạt đến đỉnh điểm khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ – Trung nổ ra. Đối với sự kiện kinh tế, quyết sách kinh tế trọng đại như vậy, ông Lý Khắc Cường với tư cách là thủ tướng, đáng lẽ ông phải là nhân vật quan trọng hàng đầu trong việc đưa ra quyết sách, nhưng ông lại gần như biến mất từ ​​đầu đến cuối, trái lại các quyết sách kinh tế lại do phó thủ tướng Lưu Hạc – đặc sứ của ông Tập, đảm nhận.

Ông Đường cho hay, như mọi người đều biết, Lưu Hạc là thân tín của ông Tập Cận Bình, điều này cho thấy ông Tập là người đưa ra quyết định cuối cùng đối với những quyết sách trọng đại trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Ông Thái Văn Hiên (Cai Wenxuan), một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Chính trị của Viện Nghiên cứu Trung ương Đài Loan, cho rằng Tập – Lý hai người “là ở vị trí khác nhau nói ra những lời khác nhau”. Ông Lý xuất thân là một chuyên gia kinh tế, trong khi ông Tập lại xuất thân là “thế hệ đỏ thứ hai”, một người thì nặng về kinh tế, một người lại thiên về chính trị, đương nhiên sẽ có những nhận thức khác nhau về các vấn đề kinh tế.

Nhưng ông Thái nhìn nhận: “Sự khác biệt này sẽ không dẫn đến việc ông Lý Khắc Cường phát sinh xung đột với ông Tập Cận Bình, bởi quyền lực của Lý nhỏ hơn Tập rất nhiều. Sau khi ông Tập Cận Bình bảo dừng lại, ông ấy (Lý Khắc Cường) cũng chỉ có thể cắn răng từ bỏ”.

Ông Thái nói rằng, sau khi ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo của “Nhóm tái cấu trúc sâu rộng trung ương” và lãnh đạo của “Nhóm dẫn đầu kinh tế”, ông đã nhúng tay vào lĩnh vực kinh tế. Quyền lực của ông Lý Khắc Cường trong Quốc vụ viện trên thực tế đã bị cho ra rìa, và ông Lý không thể đưa ra những phát ngôn “chia rẽ” với ông Tập. Cho dù Tập – Lý hai người “không đồng điệu” với nhau, thì đó chỉ là sự khác biệt về mặt kinh tế và kỹ thuật, trên thực tế, đường lối chính trị tổng thể kỳ thực lại nhất trí với nhau.

Ông Đường Tĩnh Viễn cũng giữ quan điểm tương tự. Ông nói rằng hai ông Tập – Lý về bản chất là giống nhau, và mục tiêu đều là giữ cho ĐCSTQ không sụp đổ, duy trì mạng sống cho chính quyền ĐCSTQ.

Ông phân tích, có hai lý do khiến ông Lý Khắc Cường dám không đồng điệu với ông Tập Cận Bình, một là thâm niên công tác, hai là bối cảnh. Ông Lý Khắc Cường là người được ông Hồ Cẩm Đào tiến cử, còn ông Tập Cận Bình là ứng cử viên do phe cánh của ông Giang Trạch Dân đề bạt, chẳng qua ông Tập Cận Bình đã chiến thắng, còn ông Lý Khắc Cường trở thành nhân vật quyền lực số hai.

Một nguyên nhân khác là trong thời kỳ đầu chống tham nhũng, ông Tập Cận Bình chưa thể ôm trọn đại quyền như bây giờ, và ông ta cần đến sự hỗ trợ của ông Lý Khắc Cường. Vì vậy, ông Tập còn phải khoan nhượng đối với ông Lý Khắc Cường, tuy nhiên, trong giai đoạn sau này, tình thế đã có sự thay đổi.

Dưới sự lãnh đạo của “cốt cán Tập”, tại sao Lý Khắc Cường vẫn có thể đưa ra những phát biểu không đồng điệu với ông Tập? Ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng đây là vì ông Lý Khắc Cường sắp hết nhiệm kỳ, “đến trạm phải xuống xe”, việc ông Lý có “ăn nhịp” hay đắc tội với ông Tập Cận Bình đã không quan trọng nữa, vậy nên mới dám nói lời thật. Ông Lý Khắc Cường bây giờ có mùi vị “chơi trò may rủi”, phần nhiều vẫn là xuất phát từ việc “tự bảo vệ mình”.

Ông Đường nói thêm rằng Lý Khắc Cường dù sao cũng là thủ tướng, nếu cuối cùng nền kinh tế thực sự rối ren, trách nhiệm này trước sau vẫn sẽ do ông gánh vác. Vì vậy, thỉnh thoảng ông đưa ra một giọng điệu khác, trên thực tế phần nhiều để bảo vệ bản thân, nếu có vấn đề về nền kinh tế, thì ông có thể thoái thác bớt trách nhiệm.

Cuối cùng ông nhấn mạnh rằng mặc dù hai ông Tập – Lý không đồng điệu là sự thật khách quan, nhưng dù cho hai người không đồng điệu với nhau như thế nào, miễn là các quyết sách chính trị mà ông Tập đưa ra, ông Lý chưa bao giờ bày tỏ quan điểm trái chiều. Từ đây có thể thấy, ông Lý Khắc Cường trước sau vẫn luôn tuân thủ “ý Đảng” một cách cẩn thận, không dám vượt qua “bãi mìn chính trị” dù chỉ nửa bước.

Related posts

Các nhóm thiên tả, thân ĐCSTQ đã thao túng chính trị Mỹ như thế nào?

Tin Tức Đa Chiều

Số người nhiễm bệnh ở Ấn Độ vượt 20 triệu, chuyên gia nhận định vài tuần tới sẽ rất khủng khiếp

Nghi án các công ty Trung Quốc thu thập dữ liệu gen: Mục đích sâu xa ẩn sau những thỏa thuận tiền tỷ

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment