Trong hoàn cảnh như vậy, việc điều chỉnh chiến lược của Quân đội Nga không chỉ là sự lựa chọn bất lực như phương Tây tuyên bố, mà còn là sự khôn ngoan của Moscow.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraine, Quân đội Nga đã tập trung nhiều binh lực trên hướng Kiev; cố gắng tìm kiếm đột phá trên nhiều mặt trận, nhưng “Trận chiến Kiev” thực sự chưa bao giờ xuất hiện.
Bây giờ, Quân đội Nga lại muốn giảm hoạt động quân sự trên hướng Kiev, phải chăng Nga bỏ hướng tiến công chiến lược này?
Đã có thông tin về “tiến bộ đáng kể” trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine vào ngày 29/3. Phần trọng tâm và được quan tâm nhất, là việc các nhà đàm phán Moscow nói rằng, Nga đồng ý giảm đáng kể các hoạt động quân sự gần Kiev và Chernihiv; mặc dù điều này “sẽ không đại diện cho một lệnh ngừng bắn”.
RIA Novosti bình luận rằng, đây dường như là “nhượng bộ lớn đầu tiên”, mà Nga thực hiện kể từ khi Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hơn một tháng trước.
Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine trước đó cũng cho biết, họ đã nhận thấy việc rút quân của Nga tại các khu vực gần Kiev và Chernihiv.
Quân đội Ukraine tuyên bố rằng, việc Nga rút quân “có thể là sự luân chuyển của các đơn vị riêng lẻ”, nhằm đánh lạc hướng giới lãnh đạo Quân đội Ukraine và khiến nước này “hiểu nhầm” ý định triển khai Quân đội của Nga.
Nhưng xét từ tình hình chiến sự trong tháng qua, chiến lược bao vây Kiev ban đầu của Quân đội Nga đã thất bại, hoặc ít nhất là phải chịu một bước lùi lớn.
Diễn biến chiến trường tại Chernihiv trong tháng qua
Ngày 24/2, ngày đầu tiên của cuộc chiến, Chernihiv là một trong những hướng tấn công chủ yếu của Quân đội Nga.
Chernihiv nằm ở phía bắc Ukraine và là thủ phủ của tỉnh Chernihiv, nằm trên trục đường giao thông chính từ Belarus đến Kiev. Khi xung đột bùng nổ, Quân đội Nga đã vượt biên giới từ Belarus, với hy vọng nhanh chóng khai thông con đường chiến lược tới Kiev.
Vào thời điểm đó, truyền thông Mỹ phân tích rằng, đường cao tốc Kiev-Chernihiv 4 làn xe, dài 139 km; nếu thành công, Quân đội Nga có thể đe dọa thủ đô Ukraine trong vòng vài giờ sau khi vượt qua biên giới.
Đến ngày 25/2, Tổng tư lệnh Quân đội Ukraine tuyên bố, Quân đội nước này đã chống trả thành công quân Nga tiến công từ phía bắc, đẩy lùi cuộc đột phá của quân Nga ở khu vực Chernihiv.
Tuyên bố của phía Ukraine đã được phía Nga xác nhận. Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/2 cho biết, quân Nga đã phong tỏa Chernihiv.
Cuộc “phong tỏa” của Quân đội Nga kéo dài hơn một tháng, và đến nay vẫn chưa thể chiếm được thành phố.
Có thể nói, thành phố Chernihiv là “tường thành chắc” đầu tiên mà Quân đội Nga không thể “hạ gục”; là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất bại trong chiến lược tấn công Kiev từ phía bắc của Quân đội Nga.
Ngoài kế hoạch đưa một đội quân lớn trực tiếp đến Kiev qua Chernihiv, các binh đoàn đường không tinh nhuệ của Nga đã tiến hành đổ bộ đường không trực tiếp vào khu vực sân bay Gostomer ở ngoại ô Kiev vào ngày 24/2 và chiếm đóng sân bay này.
Nhưng ngày hôm sau, phía Ukraine thông báo đã giành lại quyền kiểm soát sân bay. Sau đó, giao tranh tiếp tục, sân bay đổi chủ nhiều lần, nhưng ý định của Quân đội Nga không bao giờ thành hiện thực, và không thể sử dụng sân bay để vận chuyển thiết bị hạng nặng, để làm đầu cầu, mở cuộc tấn công vào Kiev.
Nhiều thông tin cho thấy, Quân đội Nga cũng đã tiến hành các chiến dịch đổ bộ đường không ở khu vực Vasilykov, cách thủ đô Kiev khoảng 35 km về phía nam và cũng không thể làm chủ khu vực sân bay này, do thiếu trang bị hạng nặng và nhiều lý do khác.
Tiếp theo, chiến lược chiếm Kiev của Quân đội Nga chủ yếu phát động từ hai hướng, một là đột phá nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở phía tây bắc, nhanh chóng khống chế nhà máy điện hạt nhân, tiến quân đến ngoại ô phía tây Kiev, nhưng gặp phải sự kháng cự trong chiến tranh đô thị.
Sau đó, Quân đội Nga mở một cuộc tấn công từ Sumy ở phía đông bắc, và tập đoàn quân hạng nặng tiến thẳng vào, chiếm các vùng ngoại ô phía đông của Kiev, nhưng nó đã khiến thành phố choáng váng và rơi vào thế giằng co.
Quân đội Nga tấn công theo ít nhất 5 cách, điều này cho thấy chiến lược chiếm Kiev ban đầu của Quân đội Nga là hoàn toàn nghiêm túc, và một hoạt động quân sự quy mô lớn như vậy, chắc chắn không phải là một “động tác nghi binh”, nhằm hỗ trợ chiến đấu trên các mặt trận khác.
Vì sao Nga giảm hoạt động ở Kiev và Chernihiv?
Viện Nghiên cứu Chiến tranh Mỹ kết luận rằng, Quân đội Nga vẫn tiếp tục giữ lợi thế trên các hướng ngoại ô phía đông và phía tây của Kiev. Tuy nhiên, quân Nga có thể đã không đủ lực chiếm Kiev hoặc khống chế thành phố.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ chủ quan nhận định: “Lời đề nghị sẵn sàng đàm phán vì hòa bình của các quan chức Nga, có thể là một nỗ lực nhằm che đậy sự thật rằng, họ đã chấp nhận thất bại trước sự kháng cự của Kiev”.
Chiến lược của Quân đội Nga đối với Kiev là như vậy, điều mà trước đây nhiều nhà phân tích quân sự không thể ngờ tới.
Trong lời điều trần trước Ủy ban quốc phòng Thượng viện Mỹ vào ngày 29/3, Tướng Todd Walters, Tư lệnh tối cao Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ và Các lực lượng Đồng minh NATO ở châu Âu cho biết, có một lỗ hổng “có thể xảy ra” trong việc thu thập thông tin tình báo của Mỹ, dẫn đến việc đánh giá thấp quyết tâm của Nga và khả năng kháng cự của Quân đội Ukraine.
CNN cho biết, khi cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu, tình báo Mỹ ước tính rằng Kiev có thể rơi vào tay Nga trong vòng vài ngày. Nhưng khi cuộc chiến bước sang tháng thứ hai, thực tế cho thấy, Quân đội Nga bị mắc kẹt xung quanh Kiev, bị cầm chân bởi các vấn đề hậu cần, và phía Ukraine có sự kháng cự kiên cường.
Hãng tin Sputnik của Nga ngày 30/3 trích dẫn thông tin của truyền thông Mỹ, điều này dường như giải thích một lý do quan trọng, cho rằng cuộc tiến quân của Nga diễn ra không thuận lợi.
Mặc dù mặt trận bao vây Kiev đã trở thành “bức tường thành” khó xuyên phá, nhưng uy thế trên không vẫn do phía Nga kiểm soát, và xu thế chung của toàn bộ cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn do phía Nga chi phối.
Phía Ukraine có thể tiêu hao Quân đội Nga và đạt được một số thắng lợi nhỏ; nhưng thực tế, họ không đủ lực lượng để có thể tổ chức một cuộc phản công quy mô lớn.
Trong hoàn cảnh như vậy, việc điều chỉnh chiến lược của Quân đội Nga không chỉ là sự lựa chọn bất lực như phương Tây rêu rao, mà còn là sự khôn ngoan của Moscow, giới quan sát nhận định.
Tình hình chiến trường mới nhất cho thấy, Quân đội Nga đã tăng cường hoạt động quân sự ở phía đông và đông bắc, cố gắng thông qua mối liên hệ giữa mặt trận Luhansk và mặt trận Kharkov.
Trước đó, mặt trận Donetsk và nam Crimea đã được mở, trận chiến giành quyền kiểm soát thành phố Mariupol rất ác liệt. Sau khi chiến dịch bao vây Kiev kết thúc, trọng tâm bao vây của Quân đội Nga có thể đã chuyển sang phía nam và phía đông.
Việc tập trung các nguồn lực, sẽ giúp tăng khả năng đạt được mục tiêu hàng đầu của Quân đội Nga, đó là “giải phóng Donbass”.
Và nếu quyền kiểm soát đối với các khu vực phía đông và phía nam của Ukraine được mở rộng, sẽ giúp Nga có thêm ưu thế trong các cuộc đàm phán ngừng bắn trong tương lai.
Nhưng phía Ukraine và Mỹ đứng sau, chắc chắn sẽ không dễ, để Quân đội Nga làm điều họ muốn và như Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố, Quân đội Ukraine đã sẵn sàng đón quân Nga ở Donbass; như vậy cuộc chiến tiếp tục diễn biến khốc liệt.