Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Chặn đường ống Keystone để bảo vệ môi trường, chính sách Biden đang phản tác dụng?

Bài viết của Tim Murtaugh, cựu giám đốc truyền thông của chiến dịch tái đắc cử năm 2020 của Tổng thống Donald Trump, trên tờ Daily Signal.

Trong quá trình vận động tranh cử, ứng viên tổng thống khi đó là Joe Biden hứa sẽ đặt dấu chấm hết cho đường ống dẫn dầu Keystone XL, tuyến đường ống phụ trách vận chuyển 830.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Alberta, Canada, đến Nebraska, Mỹ – một cam kết tranh cử đã làm phấn khích các nhà hoạt động môi trường trên toàn cầu.

Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi ngay vào ngày đầu tiên nhậm chức, Biden đã ký sắc lệnh thu hồi giấy phép đường ống này, một lần nữa thu hút được tràng pháo tay tán thưởn từ đám đông màu xanh (những nhà hoạt động môi trường).

Nhưng kết quả kiểm tra sơ bộ vấn đề này cũng đã cho thấy hành động của Biden chỉ là tín hiệu mang tính ban ơn, trên thực tế hành động này sẽ không ngăn được dầu chảy vào Hoa Kỳ và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho môi trường hơn chính đường ống Keystone XL.

Chủ đề đường ống dẫn đầu này là một câu chuyện dài. Sau khi Quốc hội từ chối thông qua đạo luật về biến đổi khí hậu vào thời điểm gần cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Barack Obama, các tay vận động hành lang môi trường đã đi tìm kiếm chiến thắng ở một nơi khác. Họ đã tìm được một mục tiêu mới, và nhắm vào dự án các đường ống dẫn đầu Keystone XL đề xuất, được thiết kế với chiều dài khoảng 1.800 dặm với khả năng chuyên chở cát hắc ín, một dự án mang tính hù dọa đối với những nhà môi trường.

Theo sau những lùm xùm công khai dai dẳng đối với đề xuất này, chính quyền Obama cuối cùng đã phải khuất phục trước các nhà hoạt động môi trường và ra quyết định chặn giấy phép hoạt động của đường ống dẫn dầu.

Sau khi Tổng thống Donald Trump đảo ngược quyết định này và bật đèn xanh cho dự án, Biden đã hứa sẽ đảo ngược việc này.

Vấn đề đối với Biden là việc chặn đường ống này sẽ không đạt được mục đích hữu hình gì hơn là thể hiện một sự đúng đắn về mặt đạo đức của ông ấy trước đám đông màu xanh, trong khi rất có thể lại đang gây ra tác hại to lớn hơn đối với môi trường.

Khoảng 70% sản phẩm dầu mỏ ở Hoa Kỳ được vận chuyển bằng đường ống, trong khi vận chuyển bằng xe tải và tàu hỏa kết hợp lại chỉ chiếm vỏn vẹn 7%. Bên cạnh đó, dù rằng nhiều người tưởng rằng hầu hết các tai nạn dầu mỏ sẽ xảy ra với đường ống dẫn dầu, nhưng đám đông đã nhầm.

Mặc dù chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển một phần nhỏ các sản phẩm dầu mỏ, các phương thức bằng đường bộ và đường sắt là nơi tàng trữ phần lớn các rủi ro.

Từ năm 2005 đến năm 2009, vận tải đường đường bộ chiếm trung bình 19,95 tại nạn mỗi tỷ tấn-dặm mỗi năm, trong khi tai nạn vận chuyển dầu mỏ bằng đường sắt xảy ra với tỷ lệ 2,08 tai nạn mỗi năm. Trong khi đó, các đường ống dẫn chất lỏng chỉ tạo ra 0,58 sự cố hàng năm. Nó giống như tỷ lệ tai nạn hàng không so với đường bộ.

Cảnh báo của các nhà bảo vệ môi trường về mối đe dọa rò rỉ, gây ô nhiễm của các đường ống dẫn dầu không đứng vững trước các đánh giá kỹ càng.

Chúng ta sẽ có một thảo luận khác nếu hành động của Biden thực sự ngăn dòng chảy dầu mỏ từ Alberta vào Hoa Kỳ, nhưng điều đó rõ ràng sẽ không xảy ra. Canada phụ thuộc vào lợi ích kinh tế từ cát dầu, như phản ứng tiêu cực của nước này đối với quyết định của Biden đã cho thấy, do đó, dầu thô sẽ tiến vào nước Mỹ thông qua các xe chở dầu và toa xe lửa.

Biden đã buộc dầu phải chạy ra khỏi các đường ống dẫn dầu an toàn và đi vào những con đường bộ và đường sắt nguy hiểm hơn. Nhưng ngay cả khi lượng dầu dẫn bằng đường ống bị chặn đứng hoàn toàn, tác động đến khí hậu toàn cầu sẽ gần như bằng không, khi gây ra một mức thay đổi nhiệt độ chỉ vỏn vẹn bốn phần mười nghìn độ C trong vòng 79 năm tiếp theo.

Với sự chú ý quá mức mà dự án đường ống đặc biệt này đã nhận được, người ta sẽ rất dễ bị đánh lừa khi ngộ nhận rằng đây là một dự án hoành tráng chưa từng được thực hiện ở Bắc Mỹ trước. Đây chắc chắn là một quan điểm lầm lạc.

Có gần 200.000 dặm đường ống dẫn dầu khí lỏng tồn tại tại đất nước này ngày hôm nay, rẽ ngang rẽ dọc chằng chịt khắp nước Mỹ đến mức chẳng kém phức tạp hơn một tấm bản đồ đường cao tốc giữa các tiểu bang của Hoa Kỳ. Việc chỉ chấm dứt được khoảng 1.200 dặm đường ống dẫn dầu hầu như không thể tạo nên một chiến thắng đáng vỗ ngực cho bất kỳ ai.

Trên thực tế, ngôn ngữ mà Biden sử dụng trong sắc lệnh hành pháp của mình đã cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy toàn bộ hành động này không gì khác ngoài một động thái mang tính chính trị. Biden đã viết như thế này trong sắc lệnh của mình:

“Việc phê duyệt đường ống dẫn dầu được đề xuất sẽ làm suy yếu vai trò lãnh đạo khí hậu của Hoa Kỳ bằng cách làm giảm uy tín và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong việc thúc giục các quốc gia khác thực hiện các động thái khí hậu đầy tham vọng.”

Điều này tiết lộ rằng động cơ chính trong việc thu hồi giấy phép là tạo ra vẻ ngoài rằng Mỹ đang làm điều gì đó, bất kể tác động thực tế là ra sao.

Khoảng 11.000 công nhân Mỹ đang làm việc tại các đường ống Keystone XL này chắc chắn sẽ không tán đồng khi Biden làm dáng trước khán giả là các nhà hoạt động môi trường. Khoảng một nghìn người đã lập tức mất việc khi giấy phép bị thu hồi, 10.000 việc làm nữa sẽ biến mất vĩnh viễn và tổng sản phẩm quốc nội sẽ thất thoát khoảng 3,4 tỷ USD.

Trên hết, chính quyền Biden và giới truyền thông đã xúc phạm những người Mỹ chăm chỉ này bằng cách dãn nhán cho những công việc đã mất này là những công việc “tạm thời”.

Hành động này đã phớt lờ thực tế rằng công việc xây dựng về bản chất là tạm thời, nhưng lại là chìa khóa để hỗ trợ việc tuyển dụng việc làm trên quy mô lớn, đặc biệt khi đất nước đang cố gắng thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế do đóng cửa.

Ngoài ra, những người thản nhiên hờ hững trước những việc làm bị tổn thất này lại chính là những người ủng hộ các công việc trong ngành xây dựng được tạo ra từ gói kích cầu của Obama. Công việc “Tạm thời” không phải là từ mà họ đã dùng để mô tả số lượng việc làm được tạo ra từ hồi đó.

“Ông hoàng khí hậu” của Biden, John Kerry, người rao giảng về nguy hại của biến đổi nhà kính trong khi sở hữu máy bay tư nhân, đã xua tan mọi lo ngại mà những người lao động và gia đình của họ đã phải chịu đựng trong một cuộc họp báo vào cuối tháng Giêng vừa qua. Ông đã cho thấy một thái độ ung dung thường thấy ở các nhà hoạt động môi trường khi khuyên nhủ những người lao động bị mất việc tham gia “làm các tấm pin mặt trời” như một công việc thay thế.

Rõ ràng, “làm các tấm pin mặt trời” là cách nói khác của việc “hãy bắt tay vào học lập trình đi”, theo cách nói trịch thượng của giới chóp bu khi nói chuyện với quần chúng lao động phổ thông đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp do các chính sách của họ.

Để đánh giá liệu Biden có đạt được bất cứ thành tựu nào khi cho dừng đường ống Keystone XL hay không phụ thuộc vào câu hỏi nào được đặt ra.

Ông ấy có nhận được sự khen ngợi của các nhà hoạt động môi trường và đã trả ơn họ vì sự ủng hộ trong cuộc bầu cử năm 2020 hay không? Chắc chắn là có.

Ông ấy có làm bất cứ điều gì để mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, cả về môi trường hay kinh tế không? Gần như chắc chắn là không.

Tim Murtaugh là thành viên của Quỹ Di sản. Ông là cựu giám đốc truyền thông của chiến dịch tái đắc cử năm 2020 của Tổng thống Donald Trump.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Hungary đổi tên đường phố thành Hồng Kông, Đạt Lai Lạt Ma để phản đối dự án Trung Quốc

Uông Văn Bân: ‘Úc đã bị bệnh mà còn cho người khác uống thuốc’

Tin Tức Đa Chiều

Đây chính là tổ hợp phòng không đáng gờm của Nga- Ác mộng của mọi chiến đấu cơ

Science

Leave a Comment