Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Byron: 5 lý do vì sao luận tội ông Trump là vi hiến

Phiên tòa luận tội cựu Tổng thống Donald Trump bắt đầu vào thứ Ba (9/2). Gần như tất cả thượng nghị sĩ Cộng hòa tin rằng luận tội một cựu tổng thống là vi hiến, trong khi tất cả thành viên Dân chủ phản bác quan điểm này. Dưới đây phóng viên trưởng chính trị Byron York của Washington Examiner đã liệt kê 5 lý do chứng minh rằng luận tôi cựu TT Trump là vi hiến.

Tổng thống là tổng thống đương nhiệm

Điều II, Mục 4 của Hiến pháp quy định, “Tổng thống, phó tổng thống và tất cả các sĩ quan dân sự của Hoa Kỳ, sẽ bị cách chức khi bị luận tội và kết tội phản quốc, hối lộ, hoặc các tội danh do lợi dụng chức quyền và tội nhẹ khác”.

Khi nói về Tổng thống, những nhà lập pháp nhắm đến đương kim tổng thống Hoa Kỳ, mà hiện tại không phải là ông Trump. Ngoài ra, Điều II sử dụng từ “tổng thống” hơn 10 lần, và trong mỗi lần sử dụng, điều đề cập đến là người hiện đang giữ chức tổng thống.

Luận tội là để loại bỏ vị tổng thống hiện tại

Có thể thấy rõ ràng trong Hiến pháp rằng, những vị cha lập quốc đã tạo ra luận tội như một cơ chế để trục xuất các quan chức hàng đầu khi họ có hành vi sai trái cụ thể. Khi tham khảo Hồ sơ Liên bang và hồ sơ của Công ước Hiến pháp 1787, có thể thấy các nhà lập pháp đã không thảo luận việc sử dụng luận tội như cách để trừng phạt một cựu quan chức.

Các đảng viên Dân chủ lập luận, trong Hiến pháp nói rằng hình phạt cho luận tội “sẽ không vượt quá việc cách chức, không đủ tư cách để nắm và hưởng bất kỳ danh dự, tín nhiệm hoặc lợi ích của chức vụ [công] tại Hoa Kỳ.” Theo họ, điều này nghĩa là Thượng viện có thể thông qua luận tội để cấm ông Trump nắm giữ các chức vụ liên bang trong tương lai. Trên thực tế, không có luận điểm chứng minh “phép suy ra” rằng nhà lập pháp dùng luận tội với cựu tổng thống để ngăn chặn việc ông ra tranh cử trong tương lai.

Không có tiền lệ luận tội cựu tổng thống

Một số đảng viên Dân chủ đã chỉ ra trường hợp một bộ trưởng nội các bị luận tội sau khi từ chức năm 1869 như tiền lệ cho phiên tòa xét xử cựu tổng thống. Ông Byron lập luận rằng, tiền lệ này khá yếu vì sau đó viên chức này được tuyên bố trắng án vì một số thượng nghị sĩ lo ngại về [tính hợp hiến khi] luận tội một cựu quan chức.

Tuy nhiên, Đảng Dân chủ không thể chỉ ra tiền lệ luận tội cựu tổng thống vì điều này chưa từng xảy ra. Trong quá khứ, tổng thống Richard Nixon đã từ chức khi Hạ viện chuẩn bị luận tội ông. Và sau khi tổng thống từ chức; Quốc hội đã từ bỏ nỗ lực luận tội. Thực tế rằng, Hiến pháp cho phép truy tố hình sự một tổng thống sau khi rời nhiệm sở [chứ không phải luận tội]. Tất nhiên, khả năng bị truy tố cũng sẽ áp dụng cho cựu TT Trump.

Luận tội cựu tổng thống không được quy định trong Hiến pháp

Như đã đề cập ở trên, cả nhà lập pháp khi viết Hồ sơ Liên bang và các đại biểu tham dự Hội nghị Lập hiến ở Philadelphia đã thảo luận về luận tội như biện pháp trục xuất các quan chức vì hành vi sai trái. Nhưng họ không thảo luận về vấn đề luận tội và xét xử một cựu quan chức. Các học giả về hiến pháp John Yoo và Robert Delahunty viết: “Các cuộc tranh luận về Công ước Philadelphia 1787… cũng như hồ sơ của các công ước phê chuẩn các bang 1787-1788… đều không chứa bất kỳ phần tranh luận trực tiếp nào về việc liệu có thể áp dụng luận tội đối với các cựu quan chức hay không”.

Các tổ phụ lập quốc bác bỏ luận tội cựu quan chức

Các đảng viên Dân chủ chỉ ra, trước khi có Hiến pháp Hoa Kỳ, một số hiến pháp của tiểu bang cho phép luận tội cựu quan chức. Các hiến pháp của tiểu bang Pennsylvania, Virginia, Delaware và Vermont được thông qua vào các năm 1776-1777 đều quy định cho phép luận tội quan chức sau khi mãn nhiệm. Tuy nhiên, khi Hiến pháp Hoa Kỳ được ký năm 1787, các nhà lập pháp đã không đưa những điều khoản này vào Hiến pháp chung đất nước.

Ông Yoo giải thích rằng những bản hiến pháp ban đầu (trước khi có Hiến pháp chung của Hoa Kỳ) được xem là thảm họa. Tại thời điểm ban hành, tiểu bang Pennsylvania thậm chí không có thống đốc mà chỉ có một ủy ban 12 thành viên được bầu với nhiệm kỳ một năm. Virginia cũng rất tồi tệ và không có gì ngạc nhiên khi các bang này đề xuất một loạt biện pháp [bao gồm cả quy định có thể luận tội cựu quan chức] nhằm bẻ cong hành pháp. Và sau đó, khi soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổ phụ lập quốc đã loại bỏ ý tưởng về luận tội cựu quan chức, cũng như các công cụ khác để bẻ cong hành pháp theo ý chí của nhà lập pháp.

Bây giờ, hãy trở lại lập luận của đảng viên Dân chủ và một số đảng viên Cộng hòa rằng luận tội là hợp hiến.

Tất cả những lập luận ở trên, như tiền lệ năm 1869, một cựu quan chức nội các bị luận tội; hay các bản hiến pháp tiểu bang ủng hộ luận tội cựu quan chức đều không mạnh mẽ.

Nhưng có một lý lẽ thuyết phục hơn đối với trường hợp luận tội cựu TT Trump được cựu thẩm phán liên bang Michael McConnell ủng hộ. Lập luận này đơn giản nói rằng:

  1. Hiến pháp trao cho Hạ viện “quyền lực duy nhất để luận tội”
  2. Hạ viện luận tội ông Trump là hợp pháp, bởi vì ông đang tại chức khi phiên tòa luận tội tại Hạ viện diễn ra vào ngày 13/1
  3. Hiến pháp trao cho Thượng viện “quyền lực duy nhất để xét xử tất cả các cuộc luận tội”
  4. Và do đó Thượng viện có quyền xét xử trường hợp Hạ viện luận tội ông Trump.

Đây là một lập luận tốt. Nhưng câu hỏi là, lập luận này có áp đảo 5 lý do ở trên không? Từ tất cả các điều trên, ông Byron rút ra rằng, dự định của các tổ phụ lập quốc khi viết ra Hiến pháp là sử dụng “luận tội” như cơ chế để Quốc hội trục xuất đương kim tổng thống. Có những bằng chứng lịch sử chứng minh rằng các nhà lập pháp tin rằng truy tố hình sự là biện pháp sử dụng đối với cựu TT chứ không phải luận tội.

Tuy nhiên cụm từ “quyền lực duy nhất” và cụm từ “tổng thống… sẽ bị loại bỏ” đều có vẻ rõ ràng. Theo ông Byron, có lẽ Hiến pháp đã tự mâu thuẫn về điểm này vì các tổ phụ lập quốc không thể dự đoán được, trong tương lai sẽ xuất hiện tình huống Thượng viện muốn luận tội một cựu TT.

Điểm mấu chốt là: Tại sao có người lại ủng hộ Thượng viện luận tội cựu tổng thống? Một điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Hoa Kỳ trong khi không có luận điểm rõ ràng chứng minh Quốc hội có quyền lực thực hiện điều này?

https://www.dkn.tv/

Related posts

Iran bị tấn công, các cơ sở hạt nhân liên tiếp hứng đòn

Phát hiện tướng công an Tô Ân Xô đeo dây nịt (thắt lưng) hơn 5000 USD

Tin Tức Đa Chiều

“Trái tim” của Trái Đất có dấu hiệu sớm “ngừng đập”

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment