Tin tức Đa Chiều
Việt Nam

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Người tuyên bố 10 ngày khống chế dịch chịu trách nhiệm về phát ngôn

Người phát ngôn Chính phủ Việt Nam Mai Tiến Dũng cho biết, ai công bố 10 ngày không chế dịch Covid-19, thì trách nhiệm của người đó, không phải danh nghĩa Chính phủ.

Trả lời câu hỏi tại cuộc họp báo chiều 2/2 về nhận định sau 10 ngày nước ta có thể dập được dịch, Bộ trưởng Dũng cho rằng nếu đúng dập dịch được trong thời gian đó thì rất mừng. Tuy nhiên, ông khẳng định đây không phải ý kiến của Chính phủ.

“Chính phủ không công bố thông tin 10 ngày dập được dịch, đây là ý kiến cá nhân thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19. Ai công bố thì trách nhiệm của người đó, không phải danh nghĩa Chính phủ”, người đứng đầu Văn phòng Chính phủ nói. theo báo Giao Thông.

Trước đó chiều 29/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng cam kết sẽ dập dịch trong 10 ngày.

“Cách đây 2 ngày, chúng tôi tự hứa là 10 ngày dập dịch. Đến chiều nay là còn 8 ngày, vẫn khẳng định như vậy. Làm sao đến ngày “tiễn ông Công, ông Táo” thì cơ bản việc dập dịch gần ổn. Số ca bệnh có thể tăng thêm nhưng Thủ tướng và người dân yên tâm là chúng ta đang kiểm soát tốt” – Phó thủ tướng khẳng định, theo Tuổi trẻ.

Cũng tại cuộc họp này (2/2), Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhận định, đặc thù của đợt bùng phát dịch lần này là cơ quan chức năng đã nhắm trúng 2 ổ dịch ở Vân Đồn, Quảng Ninh và Chí Linh, Hải Dương.

Trong số 2 ca bệnh đầu phát sinh, Bộ Y tế đã xác định đây là chủng virus mới từ Anh, có khả năng lây lan nhanh. Từ đó, nhận định đưa ra là đợt dịch lần này nhiều khả năng phức tạp và khó đối phó vì lây cả qua không khí chứ không riêng gì việc tiếp xúc gần.

Về vắc xin, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Bộ đã ký nguyên tắc với công ty của Anh, theo đó, trong năm 2021, nhà cung cấp này sẽ đảm bảo 30 triệu liều vắc xin cho Việt Nam. Bộ Y tế đang đàm phán với đối tác để trong quý I có thể bắt đầu tiêm vắc xin. Do số lượng còn hạn chế nên các đối tượng ưu tiên sẽ được xác định như người cao tuổi, người có bệnh nền, người dễ tổn thương.

Tuy nhiên, có khó khăn là hiện tại EU đang hạn chế hoạt động xuất khẩu nên Việt Nam cần đàm phán để thực hiện được việc đưa vắc xin về nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đàm phán thêm với Nga, Trung Quốc để có thêm nguồn vắc xin.

https://www.dkn.tv/

Related posts

Hiệu trưởng tại Hải Phòng vừa bị khởi tố đã lạm thu bao nhiêu?

Tin Tức Đa Chiều

Đình chỉ công tác Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

Ghi nhận 1 ca nhiễm Covid-19 không rõ nguồn lây ở Phú Thọ

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment