Tin tức Đa Chiều
Thế Giới

Bộ Ngoại giao Mỹ treo cờ Black Lives Matter kỷ niệm 1 năm ngày George Floyd thiệt mạng

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã giăng các biểu ngữ Black Lives Matter để kỷ niệm một năm ngày George Floyd thiệt mạng, trong khi Ngoại trưởng Antony Blinken phát động một chiến dịch quan hệ công chúng để lên án nạn phân biệt chủng tộc trong và ngoài nước, theo tờ Washington Examiner.

Ông Blinken viết trên Twitter: “Nhân kỷ niệm ngày George Floyd bị sát hại, chúng ta phải nhớ rằng để có thể trở thành một lực lượng đáng tin cậy cho nhân quyền trên toàn thế giới, chúng ta phải đối mặt với thực tế phân biệt chủng tộc ở quê nhà. Bằng cách giải quyết những thiếu sót của mình một cách công khai và trung thực, chúng ta sống theo các giá trị mà chúng ta đại diện cho toàn thế giới.”

Một số Đại sứ quán Hoa Kỳ tại nước ngoài đã dán biểu ngữ hiển thị biểu tượng Black Lives Matter hoặc quảng bá video tổng hợp các nhận xét từ các quan chức và nhà hoạt động Mỹ.

Tuy vậy, đây không phải là một yêu cầu bắt buộc từ Bộ Ngoại giao cho các Đại sứ quán, mà là một “sự ủy quyền” – theo một văn bản rò rỉ, Washington Examiner đưa tin.

Tin mới:

Bắc Kinh lên án Nghị viện châu Âu vì đã liên kết thoả thuận đầu tư với vấn đề Tân Cương

Canada yêu cầu các trường đại học ngừng hợp tác với Bắc Kinh

Trung Quốc đe dọa Mỹ – Hàn ‘đừng đùa với lửa’ về vấn đề Đài Loan

“Hoa Kỳ tiếp tục lo ngại về những bất công về chủng tộc và sắc tộc đối với người da màu và các cộng đồng bị thiệt thòi khác ở trong nước và nước ngoài,” một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói với tờ Foreign Policy. “Chúng tôi khuyến khích các cơ quan của mình trên khắp thế giới tập trung vào việc loại bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có hệ thống và tác động toàn cầu của nó.”

Mạng lưới toàn cầu Black Lives Matter đã bị nhiều tiếng nói bảo thủ chỉ trích, kể từ khi một người đồng sáng lập của nhóm mô tả đội ngũ lãnh đạo là “những người theo chủ nghĩa Mác” được đào tạo, tổ chức dựa trên những nguyên tắc đó.

“Chúng tôi thực sự có một khung hệ tư tưởng,” đồng sáng lập Mạng lưới toàn cầu BLM Patrisse Cullors cho biết vào năm 2015. “Chúng tôi rất thành thạo về các lý thuyết hệ tư tưởng. Và tôi nghĩ rằng những gì chúng tôi thực sự cố gắng làm là xây dựng một phong trào có thể được sử dụng bởi nhiều người da đen.”

“Nếu ban lãnh đạo nói rằng đó là người theo chủ nghĩa Marx, thì rất có thể họ là như vậy,” Russell Berman của Viện Hoover cho biết vào năm ngoái. “Điều này không có nghĩa là mọi người ủng hộ BLM đều theo chủ nghĩa Mác, nhưng những người theo chủ nghĩa Mác thường sử dụng ‘những kẻ ngốc hữu dụng’. Và một phong trào của chủ nghĩa Mác có thể ít nhiều cấp tiến, vào những thời điểm khác nhau.”

Quan điểm trung tâm của hệ tư tưởng của phong trào Black Live Matter là rằng lực lượng thực thi pháp luật, và xã hội Mỹ nói chung phải gánh tội lỗi về “phân biệt chủng tộc có hệ thống”. Sự phân biệt chủng tộc này phải chịu trách nhiệm cho những hành vi bạo lực cảnh sát chống lại người Mỹ da đen, và sự tồn tại dai dẳng của thượng đẳng da trắng.

Tuy nhiên, những tuyên bố đó của phong trào BLM là trái ngược với bằng chứng cho thấy rằng không có định kiến chủng tộc trong các vụ nổ súng của cảnh sát, cũng như trái ngược với nhiều thập kỷ tiến bộ về quyền dân sự tại Mỹ.

Hơn nữa, khảo sát dân ý gần đây cho thấy rằng sự ủng hộ của công chúng dành cho phong trào BLM đã đang sụp giảm nhanh chóng, trừ quan điểm của những người thuộc Đảng Dân chủ.

Trong khi đó, BLM lại là nhân tố để đối thủ của Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc, lợi dụng để đả kích nền dân chủ Mỹ.

Tin nóng: 

Iran khai thác Bitcoin để lách trừng phạt của Mỹ, sử dụng cả nguồn vốn từ Trung Quốc

Dân đãi vàng Thái Lan điêu đứng vì Trung Quốc ‘bóp nghẹt’ sông Mekong

Related posts

Trung Quốc có vũ khí đáng sợ: Diệt vệ tinh trong một nốt nhạc mà không tạo mảnh vỡ

Tin Tức Đa Chiều

Công chúa nhà Tập lộ danh tính, ‘thủ phạm’ thật sự đã hiện thân?

Một kẻ xông vào Điện Capitol hôm 6/1 được xác định là thành viên BLM

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment