Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Bình luận: Chiến thuật ‘ăn vạ đòi tiền’ của ĐCSTQ

Tại sao sự cố “bông Tân Cương” lại xảy ra, và mục đích chính của ĐCSTQ trong vụ việc này rốt cuộc là gì? Đó là “ăn vạ, đòi tiền”. Nhà bình luận Triệu Hồi đã có bài phân tích trên trang Epoch Times về vấn đề này.

Ngày 31/3, hãng thời trang H&M đã đưa ra tuyên bố đáp lại vụ việc tẩy chay “bông Tân Cương” đang nóng lên gần đây, nói rằng Trung Quốc là một thị trường quan trọng và H&M sẽ điều chỉnh các nhà cung cấp nguyên liệu của mình. Điều này có nghĩa là “bông Tân Cương” sẽ được sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn không chịu bỏ qua, các kênh truyền thông nhà nước vẫn yêu cầu H&M phải xin lỗi.

Mọi người đều chỉ chú ý về nơi sản xuất của bông Tân Cương, nhưng bông Tân Cương xác thực “không hoàn toàn” là sản phẩm của lao động cưỡng bức, ĐCSTQ sử dụng cái gọi là “không hoàn toàn” này để dối gạt người dân Trung Quốc. Một số ông chủ tư nhân của bông Tân Cương xác thực phải trả lương cao cho những nhân công hái bông, vì loại bông chất lượng cao này vẫn phải dùng đến mắt người mới có thể phân biệt được.

Nhưng còn bông do cảnh sát vũ trang, trung tâm giam giữ và Quân đoàn xây dựng Tân Cương sản xuất thì sao? Họ có sử dụng lao động nô lệ không? Đây là mới là trọng điểm cần phải điều tra, đó là sự thật mà ĐCSTQ đã che giấu cho người dân Trung Quốc.

Chiến thuật ‘ăn vạ’ của ĐCSTQ

Quay trở lại vấn đề thực tế, ĐCSTQ đột nhiên gợi lại bản tuyên bố không sử dụng bông Tân Cương của hãng H&M một năm trước đó, mục đích đằng sau làn sóng tẩy chay đột ngột của nó rốt cuộc là gì? Theo nhà bình luận Triệu Hồi, đó chính là chiêu trò “ăn vạ đòi tiền”!

Ban đầu cụm “ăn vạ đòi tiền” này có nghĩa là có ai đó cố ý lao vào chiếc xe ô tô của bạn, nói rằng bạn đã đâm anh ta, làm anh ta bị thương, bắt bạn phải bồi thường. Với khái niệm tương tự, phương thức giao dịch của ĐCSTQ chính là vận hành theo kiểu ăn vạ này. Quá trình này diễn ra như sau, nếu ĐCSTQ nếu muốn chiếm thị trường hàng may mặc trong nước trong khi người dân hiện nay đều thích mặc hàng hiệu nước ngoài, vậy ĐCSTQ phải làm thế nào. Họ liền nghĩ ngay đến chiến thuật “ăn vạ đòi tiền”, tẩy chay các nhãn hiệu thời trang quốc tế từ chối sử dụng bông Tân Cương.

Vì vậy, ĐCSTQ bắt đầu kích động các chiến dịch chính trị trong nước chống lại các thương hiệu nước ngoài. Đây không chỉ là một chiến dịch chính trị đơn giản, mà đây còn là vấn đề thương mại. ĐCSTQ đã mượn dùng danh nghĩa các thế lực chống Trung Quốc để giành lấy thị trường Trung Quốc từ tay nhãn hiệu nước ngoài, sau đó lợi dụng đội quân 50 xu tẩy chay các thương hiệu nước ngoài ở Trung Quốc. Ai mặc trên người các nhãn hiệu nước ngoài sẽ mắng chửi người đó, như vậy thị trường dành cho nhãn hiệu nước ngoài tự nhiên sẽ giảm thiểu đi, và phần thị trường này tất nhiên sẽ do các thương hiệu trong nước chiếm lĩnh.

Kẻ đứng sau các thương hiệu lớn của Trung Quốc đều là các tập đoàn lợi ích, thương hiệu Lý Ninh của Trung Quốc sau đó đã in bông Tân Cương lên nhãn mác của họ. Sau làn sóng vận động được gọi “yêu nước” này, giá cổ phiếu của Lý Ninh đã tăng gần 10%.

Những người nổi tiếng, các blogger trong nước, hễ ai dám mặc đồ của Nike và các nhãn hiệu quốc tế khác đều sẽ bị cư dân mạng chỉ trích là phần tử chống Trung Quốc. Trong khi đàn áp các thương hiệu nước ngoài, ĐCSTQ cũng phải ổn định thay thế các xưởng sản xuất của họ ở Trung Quốc. Ông Lý Khắc Cường đã đích thân đến thăm các nhà cung cấp nguyên liệu thô của Nike, mục đích chính là để bảo đảm rằng các xưởng sản xuất của Nike không chuyển ra khỏi Trung Quốc.

‘Ăn vạ’ đã có thâm niên

Chiến tranh thương mại ở các nước phương Tây thông thường là tăng thuế quan và hạn chế hạn ngạch thương mại. Cách tiếp cận của ĐCSTQ là kích động chủ nghĩa dân tộc theo kiểu “ăn vạ đòi tiền”, và tìm lý do để phát động vận động yêu nước nhằm đàn áp các thương hiệu nước ngoài. Kiểu “ăn vạ” này của ĐCSTQ không phải chỉ một hai lần.

Tháng 4/2008, ĐCSTQ đã vận động người dân tẩy chay chuỗi Siêu thị Carrefour của Pháp, kết quả chuỗi siêu thị này của Pháp cũng phải bán lại cho Tập đoàn thương mại Tô Ninh.

Năm 2016, ĐCSTQ đã lợi dụng vụ án “Trọng tài Biển Đông” bắt đầu tổ chức lại McDonald’s. Những người Trung Quốc bị tẩy não bởi tư tưởng yêu nước bắt đầu tấn công những người tiêu dùng tại cửa hàng McDonald’s. Tại sao ĐCSTQ lại nhắm vào McDonald’s vào thời điểm đó? Bởi vì McDonald’s đã quyết định tung ra nhượng quyền kinh doanh ở Trung Quốc vào tháng 10/2016. Sau khi bị người Trung Quốc tẩy chay, nhượng quyền kinh doanh này của McDonald’s không bán được với giá cao nữa.

Năm 2017, ĐCSTQ đã dùng chiêu này đối với Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối “của Hàn Quốc. Khi đó, ĐCSTQ đã sử dụng vụ việc này kích động người dân chống lại Hàn Quốc, mục đích là đánh vào điện thoại di động Samsung và siêu thị Lotte của Hàn Quốc. Kết quả là siêu thị Lotte không thể tiếp tục làm ăn ở Trung Quốc được nữa và phải bán cho Tập đoàn thương mại Tô Ninh của Trung Quốc, thị trường điện thoại di động Samsung cũng phải hai tay dâng cho điện thoại di động trong nước.

Năm 2017, 80% nhượng quyền kinh doanh của McDonald’s ở Trung Quốc chỉ bán được với giá 2 tỷ USD. Nếu không có cuộc vận động năm 2016, nó sẽ không chỉ bán ở mức giá này, thậm chí McDonald’s không cần phải bán đi “Lợi điểm bán hàng độc nhất”, chứ chưa nói đến việc đổi tên thành “Golden Arches”.

Vào ngày 1/4, ĐCSTQ đã tưởng niệm sự cố va chạm máy bay Mỹ-Trung năm diễn ra vào 2001, khi đó Giang Trạch Dân đang nắm quyền. Ngày 1/4/2001, khi phi công Vương Vĩ của ĐCSTQ chủ động va vào máy bay Mỹ, buộc máy bay Mỹ phải hạ cánh xuống sân bay Hải Nam, ĐCSTQ đã bất ngờ phát động một chiến dịch chống Mỹ. Thông qua các chiến dịch chính trị, ĐCSTQ không những không bị trừng phạt trong vụ “ăn vạ”, mà còn có được công nghệ chủ chốt của phi cơ Mỹ, thậm chí còn được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Chính quyền Clinton đã dung túng ông Giang Trạch Dân, và ĐCSTQ thấy rằng đó chiến thuật “ăn vạ đòi tiền” này rất hiệu quả.

Xâu chuỗi các sự kiện, có thể thấy chiêu trò “ăn vạ đòi tiền” này chiêu trò “gia truyền” của ĐCSTQ, và ông Giang Trạch Dân chính là “cha đẻ” của chiêu trò này. Vụ việc tẩy chay H&M gần đây chỉ là dùng lại trò cũ theo mà thôi.

‘Ăn vạ’ thúc thủ trước Trump

Theo nhà bình luận Triệu Hồi, thủ đoạn chiến tranh thương mại lưu manh theo kiểu “ăn vạ đòi tiền” này của ĐCSTQ khó có biện pháp để đối phó. Nhưng nó đã bị thúc thủ trước chính quyền Trump. Cựu Tổng thống Trump đã “tiên thủ hạ vi cường”, phát động tấn công trước bằng cách tăng thuế quan trong cuộc chiến thương mại chống lại ĐCSTQ. Cú “ra đòn” này thật sự đã khiến ĐCSTQ bối rối và trở tay không kịp.

Từ đó cho thấy, các nước phương Tây cần phải rút kinh nghiệm, khi đối phó với chiêu trò “ăn vạ đòi tiền” này của ĐCSTQ chỉ có áp dụng cách thức của cựu Tổng thống Donald Trump. Ví dụ, các ngân hàng phương Tây phải đòi trả thuế nhân quyền đối với trái phiếu của ĐCSTQ. Làm được vậy, ĐCSTQ sẽ không dám “ăn vạ” nữa, thay vào đó sẽ biết cúi mình.

Related posts

Truy cứu trách nhiệm dịch bệnh: Tòa án quận của Hoa Kỳ đã gửi trát đòi hầu tòa cho ĐCSTQ

18 người Hồng Kông nhập viện sau khi tiêm vaccine Trung Quốc

Khách sạn nổi Sài Gòn Hotel “hàng khủng” đầu tiên trên thế giới có cái kết không thể tin

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment