Tin tức Đa Chiều
Thế Giới Tiêu Điểm

Ảnh vệ tinh “lật mặt” căn cứ quân sự bí mật của Trung Quốc

Các hoạt động xây dựng tại Căn cứ Hải quân Ream đang làm dấy lên lo ngại về một thỏa thuận bí mật ký năm 2019 cho phép Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự ở Campuchia.

ĐỘNG THÁI CỦA CAMPUCHIA KHIẾN MỸ NGỜ VỰC

Hai tòa nhà mới dường như đã được xây dựng chỉ trong vài tuần tại Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia, nơi mà công tác xây dựng cùng việc phá hủy các tòa nhà do Mỹ tài trợ đã làm dấy lên lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.

Các bức ảnh vệ tinh do hãng Maxar chụp và được công bố bởi Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) cho thấy, công việc giải phóng mặt bằng đã bắt đầu từ ngày 17/4, còn hoạt động xây dựng được tiến hành vào đầu tháng 5 và các tòa nhà đã hoàn thành vào ngày 21/5.

Hai tòa nhà này, đều dài khoảng 115 feet và rộng 20 feet, nằm ngay phía Bắc của các cơ sở xây dựng do Mỹ hỗ trợ nhưng Chính phủ Campuchia đã phá bỏ chúng vào cuối năm ngoái.

Hình ảnh được AMTI công bố cho thấy, Trụ sở Chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia do Mỹ xây dựng đã bị phá bỏ vào tháng 9/2020. Tòa nhà thứ hai dùng làm cơ sở bảo dưỡng xuồng cao tốc bơm hơi cũng đã bị phá bỏ vào tháng 10 sau đó.

Các hoạt động phá dỡ và xây dựng trên đang làm dấy lên lo ngại về một thỏa thuận bí mật được Campuchia và Trung Quốc ký vào năm 2019 cho phép Bắc Kinh đưa quân nhân đồn trú, lưu trữ vũ khí và neo đậu tàu chiến tại Căn cứ hải quân Ream trong nhiều thập kỷ tới đây.

Tuy nhiên, các quan chức cấp cao Campuchia, gồm cả Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần phủ nhận về sự tồn tại của một thỏa thuận như vậy.

Tháng 10/2020, Phó Đô đốc Vann Bunlieng, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Hải quân Campuchia cho biết, một kế hoạch mở rộng căn cứ Ream do Trung Quốc hỗ trợ đang được tiến hành. Các hạng mục cụ thể bao gồm cả nạo vét sâu thêm vùng nước xung quanh căn cứ mà hiện nay chỉ có thể tiếp nhận các tàu nhỏ hơn như tàu tuần tra.

“Chính phủ Trung Quốc giúp chúng tôi xây dựng cảng và cơ sở sửa chữa cho các tàu của chúng tôi”, ông Bunlieng nói với tờ Nikkei Asia đồng thời bác bỏ các thông tin cho rằng Quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng căn cứ này.

Các tòa nhà mới chỉ được hoàn thành vài ngày trước khi Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman đến Campuchia trong chuyến công du cấp cao đầu tiên tới khu vực thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Trong một tuyên bố về chuyến thăm, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết bà Sherman “bày tỏ quan ngại nghiêm trọng” về việc Trung Quốc “hiện diện quân sự và xây dựng các cơ sở tại Căn cứ Hải quân Ream”.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman muốn “làm sáng tỏ” việc phá dỡ hai tòa nhà do Washington tài trợ tại Ream mà phía Campuchia không thông báo hoặc giải thích và nhận thấy rằng “một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia sẽ làm suy giảm chủ quyền của nước này, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực đến quan hệ Mỹ-Campuchia”.

DẤY LÊN LO NGẠI VỀ SỰ HIỆN DIỆN QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC Ở CAMPUCHIA

Trước đây, Mỹ đã hỏi về sự hiện diện của Trung Quốc tại Ream. Ông Hun Sen cho biết vào năm 2018 rằng Phó Tổng thống khi đó là Mike Pence đã gửi cho nhà lãnh đạo Campuchia một bức thư “liên quan đến lo ngại rằng sẽ có một căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Campuchia”.

Trước đây, Mỹ đã từng đề nghị Campuchia giải thích về khả năng hiện diện của Trung Quốc tại Ream. Thủ tướng Hun Sen cho biết, năm 2018 Phó Tổng thống Mỹ khi đó là ông Mike Pence đã gửi cho nhà lãnh đạo Campuchia một bức thư “liên quan đến lo ngại rằng sẽ có một căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Campuchia”.

Tuy nhiên, ông Hun Sen bác bỏ những lo ngại đó với lý do hiến pháp Campuchia cấm sự hiện diện quân sự của nước ngoài. Đến tháng 6/2019, Bộ Quốc phòng Mỹ lại nêu vấn đề này sau khi Campuchia bất ngờ từ chối sự giúp đỡ của Mỹ trong việc sửa chữa các cơ sở tại Ream.

Tin mới:

Chia sẻ trên tờ Business Insider hôm thứ Hai đầu tuần này (7/6), người phát ngôn Lầu Năm Góc John Supple nói rằng Bộ Quốc phòng Mỹ “chắc chắn biết” về công việc đang diễn ra tại Ream và nhắc lại những lo ngại mà bà Sherman đã chuyển tới các quan chức Campuchia.

“Mỹ có những lo ngại nghiêm trọng về sự hiện diện quân sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và việc xây dựng các cơ sở tại Căn cứ Hải quân Ream”, ông Supple bày tỏ. “Chúng tôi đề nghị ban lãnh đạo Campuchia duy trì chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng, vì lợi ích tốt nhất của người dân Campuchia”.

Giới chức Mỹ lo ngại một tiền đồn ở Campuchia sẽ mở ra cơ hội cho Trung Quốc có được “một chu vi hình tam giác” xung quanh Đông Nam Á. Sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Ream cũng có thể giúp Bắc Kinh vươn xa hơn trên các tuyến đường thủy quan trọng nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Các quốc gia khác, gồm cả Mỹ, đều có những khả năng tương tự đó trong khu vực nhưng động thái tiếp cận của Trung Quốc sẽ khiến các nước láng giềng, đặc biệt là Ấn Độ lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.v

Truy nã nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Hàng không Trãi Thiên

Related posts

Vụ ‘người chết vẫn phát sinh chi phí khám bệnh’: Xử phạt nhiều cá nhân, tập thể

Tin Tức Đa Chiều

Tổ chức mai táng 0 Đ vừa bị phạt 10 triệu đồng vì một clip này!

Tin Tức Đa Chiều

TT Biden hủy chính sách cấm tài trợ phá thai

Tin Tức Đa Chiều

Leave a Comment