Vào trung tuần tháng 12 Tòa án hình sự quốc tế (CPI) đã từ chối điều tra tội ác diệt chủng ở Tân Cương. Điều tương tự cũng đang xảy ra tại Mỹ, các vụ kiện gian lận bầu cử đang bị tòa án “ngó lơ”. Tòa án ở cả hai trường hợp nêu trên đều viện các lý do ngoài bằng chứng để thoái thác thụ lý vụ án, tạo điều kiện cho cái ác nhởn nhơ. Tuy nhiên, với quyết tâm và sự bền bỉ, đến một ngày thiện lương sẽ đẩy lùi cái ác, vì đó là quy luật.
Điều trớ trêu là, người Duy Ngô Nhĩ và các sắc dân thiểu số sống ở vùng xa xôi dưới một chính thể chuyên chế gian manh bị đàn áp là điều gần như tất yếu, nhưng người dân Mỹ vốn vinh dự được sống trong môi trường tự do bậc nhất thế giới lại đang ở trong cùng một hoàn cảnh với người Tân Cương thì khiến nhiều người khó hiểu. Nhưng điều này có thể giải thích, mặc dù trong hai hoàn cảnh sống khác nhau, số phận của họ đang bị đe dọa bởi cùng một nhân tố ĐCSTQ, vốn đã tác oai tác quái ở đất nước Trung Quốc và phần còn lại của thế giới suốt hơn 50 năm qua.
Cùng đối mặt với ĐCSTQ
Trong trường hợp của Tân Cương, hôm 14/12, Văn phòng chưởng lý Fatou Bensouda của CPI có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, nói rằng vì các hành vi đàn áp ở Tân Cương xảy ra trong lãnh thổ Trung Quốc, và Bắc Kinh lại không ký kết Quy chế Roma thành lập CPI, nên không thể thụ lý đơn kiện của những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong. Tuy nhiên, năm ngoái, CPI đã bật đèn xanh cho một cuộc điều tra về tội ác chống lại người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar và Bangladesh trong khi Myanmar cũng không phải là thành viên của CPI.